Cập nhật ngành khu công nghiệp
• FDI – nhà đầu tư chính vào khu công nghiệp đã có những tín hiệu khởi sắc, tổng vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm 4 tháng đầu năm đạt 9,8 tỷ USD, tăng 32% YoY. Dịch Covid-19 mở ra 1 bước ngoặt mới, với mục đích giảm thiểu sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng làm gia tăng cấp bách nhu cầu đa dạng hóa danh mục sản xuất, tránh sự phục thuộc quá nhiều vào một quốc gia, sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia khác sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó các doanh nghiệp lớn như Pegatron, Amazon và Home Depot bắt đầu có hoạt động tuyển dụng và tìm kiếm chuỗi cung ứng, cho thấy Việt Nam là 1 trong những điểm đến trong quá trình dịch chuyển, bên cạnh các quốc gia tiềm năng khác trong khu vực như Indonesia, Thailand hay Malaysia.
• So sánh với Indonesia, nước cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam trong việc thu hút FDI, Việt Nam có lợi thế ở gần Trung Quốc nên khoảng cách vận chuyển thuận lợi hơn. Thể chế chính trị củaViệt Nam rất hỗ trợ doanh nghiệp, có nhiều ưu đãi cho các dự án FDI lớn (quy định ưu đãi thay đổi theo từng trường hợp). Đồng thời Việt Nam cũng tham gia rất nhiều các FTAs như EVFTA hay CPTPP mà Indonesia không tham gia. Về vĩ mô, gần đây VND rất ổn định so sánh với biến động của IDR.
• Trong Q1/2020, theo dữ liệu Collier International, so sánh tỷ lệ lấp đầy và giá thuê các KCN ở các nước Đông Nam Á, cho thấy Việt Nam khá hấp dẫn với mức giá thuê trung bình thấp hơn 45% – 50% so với các nước Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Theo báo cáo của Jetro năm 2019, chi phí lao động của Việt Nam cũng thấp hơn so với Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
• Đẩy mạnh đầu tư công kỳ vọng tăng mạnh trong năm 2020 với kế hoạch 20 tỷ USD bên cạnh giá trị chưa giải ngân còn lại của năm 2010 là 9,5 tỷ USD. Tổng cộng quy mô giải ngân dự kiến trong 2020 rất lớn 30 tỷ USD (+2.2x so với số giải ngân thực tế 2019). Đặc biệt các dự án cao tốc Bắc Nam, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, giúp kết nối hạ tầng, logistic của các khu công nghiệp ở các tỉnh vệ tinh Bà Rịa Vũng Tàu, Phan Thiết vào các trung tâm TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương. Từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh thu hút vốn FDI so với các quốc gia khác trong khu vực.
• Theo Vụ Quản lý khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến Q1/2020 Việt Nam có 335 KCN được thành lập (tăng 5 KCN so với cuối năm 2019), trong đó có 260 KCN với tổng diện tích đất 68.700 ha đã đi vào hoạt động và 75 KCN đang xây dựng với tổng diện tích 29.200 ha. Tỷ lệ lấp đầy đạt 75% – tăng 0,7% so với cuối năm 2019.
• Theo báo cáo JLL, từ tháng 2/2020 khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, việc hạn chế di chuyển giữa các khu vực đã khiến các giao dịch bị đình trệ do các nhà đầu tư không thể trực tiếp thực địa và làm việc với chủ đầu tư KCN. Tuy nhiên, các giao dịch thành công được thực hiện trước dịch, giúp tỷ lệ lấp đầy khu vực Miền Bắc tăng 200 bps đạt 75%. Giá thuê các KCN phía Bắc cũng tăng 6,5% YoY đạt 99 USD/m2/chu kỳ thuê. Các KCN miền Nam có tỷ lệ lấp đầy đạt 82% và giá thuê đạt 101 USD/m2/chu kỳ thuê.
Cổ phiếu yêu thích: SZC, PHR
SZC: SZC ghi nhận doanh thu Q1/2020 đạt 120 tỷ đồng (+2.5x YoY), trong đó doanh thu cho thuê đất tại KCN Châu Đức đạt 103 tỷ đồng (+2,4x YoY), doanh thu phí đường bộ tại BOT 768 đạt 15,4 tỷ đồng (+0.1% YoY). Biên lợi nhuận gộp tiếp tục ghi nhận ở mức cao đạt 53,3%. Đồng thời, SZC ghi nhận cổ tức từ CTCP Sonadezi Long Bình 1,6 tỷ đồng, giúp doanh thu tài chính tăng 61.9% YoY. Dự báo năm 2020, doanh thu đạt 365 tỷ đồng (+11% YoY), trong đó doanh thu cho thuê đất KCN đạt 284 tỷ đồng với diện tích thuê 50 ha và giá thuê 50 USD/m2/chu kỳ thuê, doanh thu phí BOT đạt 68 tỷ đồng (+3% yoy). LNST dự kiến đạt 137 tỷ đồng (+2,5% YoY). EPS dự ước năm 2020 đạt 1.374 đồng/CP tương đương P/E đạt 13.61x.
Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu SZC với các luận điểm đầu tư như (1) Diện tích đất sẵn sàng cho thuê lớn với hơn 750 ha; (2) Chi phí vốn đầu tư thấp với chi phí đền bù và làm hạ tầng khoảng 17 USD/m2 giúp duy trì biên lợi nhuận gộp ở mức cao 50%; (3) Dòng tiền ổn định từ hoạt động thu phí BOT 768 với tăng trưởng lưu lượng trung bình đạt 3%/ năm; (4) Phần lớn diện tích đất công nghiệp đã được đền bù giải tỏa với tổng chi phí 1.100 tỷ đồng. Dựa theo phương pháp NPV kết hợp P/E, mức giá mục tiêu SZC là 24.100 đồng/CP.
PHR: PHR ghi nhận doanh thu Q1/2020 đạt 221 tỷ đồng (-24% YoY). Công ty cũng ghi nhận 156 tỷ đồng từ thu tiền đền bù từ NTC, giúp LNST đạt 211 tỷ đồng (+88% YoY). Dự báo năm 2020, doanh thu đạt 1.712 tỷ đồng (+4% YoY) và LNST đạt 1.102 tỷ đồng (+126% YoY). Trong đó, dự báo doanh thu từ cao su thiên nhiên đạt 1.277 tỷ đồng (+17% YoY), với sản lượng cao su dự kiến đạt 39,5 nghìn tấn (+21% YoY, nhờ sản lượng tiêu thụ cao hơn từ Campuchia khi PHR đã ký thỏa thuận đặt hàng trước với Kumho Tire); Diện tích thuê mới từ KCN Tân Bình đạt 10 ha với giá thuê 85 USD/m2/chu kỳ thuê, doanh thu ước đạt 245 tỷ đồng (-38% YoY); Thu nhập từ bồi thường đất từ NTC ước đạt 863 tỷ đồng (Diện tích đền bù 345 ha và giá 2,5 tỷ/ha).
Chúng tôi đánh giá hoạt động của PHR không còn đơn thuần là doanh nghiệp sản xuất cao su tự nhiên khi lợi nhuận từ hoạt động này chỉ còn chiếm 5-6% trong năm 2020. Kỳ vọng vào lợi nhuận chuyển nhượng đất cho NTC trong năm 2020 giúp LNST của PHR tăng trưởng mạnh, cùng với tỷ lệ cổ tức cao 8.9% là những điểm nhấn đầu tư vào PHR. Do đó, chúng tôi khuyến nghị Khả quan đối với cổ phiếu PHR: mua vào khi giá giảm với giá mục tiêu 50.000 đồng/CP.
I. Những thuận lợi của Ngành khu công nghiệp trong 2020-2021
1. FDI – nhà đầu tư chính vào KCN, phục hồi trở lại trong T4/2020
FDI – nhà đầu tư chính vào khu công nghiệp đã có những tín hiệu khởi sắc, tổng vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm 4 tháng đầu năm đạt 9,8 tỷ USD, tăng 32% YoY. Bên cạnh đó, trong 4 tháng 2020, FDI vào các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tăng mạnh 244% YoY, Long An tăng 65% YoY, Bình Phước tăng 60% YoY, Quảng Ninh tăng 44% YoY. Ngược lại, các “trung tâm” công nghiệp lớn có mức sụt giảm do Covid 19 làm hạn chế các hoạt động thực địa và làm việc với các chủ đầu tư KCN, TP HCM ghi nhận mức giảm 45% YoY, Đồng Nai giảm 67% YoY, Bình Dương giảm 49% YoY, Hà Nội giảm 78% YoY, Bắc Ninh giảm 67% YoY, Hải Dương giảm 81% YoY.
Dịch Covid-19 mở ra 1 bước ngoặt mới, với mục đích giảm thiểu sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng làm gia tăng cấp bách nhu cầu đa dạng hóa danh mục sản xuất, tránh sự phục thuộc quá nhiều vào một quốc gia, sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia khác sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó các doanh nghiệp lớn như Pegatron, Amazon và Home Depot bắt đầu có hoạt động tuyển dụng và tìm kiếm chuỗi cung ứng, cho thấy Việt Nam là 1 trong những điểm đến trong quá trình dịch chuyển, bên cạnh các quốc gia tiềm năng khác trong khu vực như Indonesia, Thailand hay Malaysia.
2. Sức cạnh tranh của Việt Nam về khả năng thu hút làn sóng FDI mới
So sánh với Indonesia, nước cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam trong việc thu hút FDI, Việt Nam có lợi thế ở gần Trung Quốc nên khoảng cách vận chuyển thuận lợi hơn. Thể chế chính trị củaViệt Nam rất hỗ trợ doanh nghiệp, có nhiều ưu đãi cho các dự án FDI lớn (quy định ưu đãi thay đổi theo từng trường hợp). Đồng thời Việt Nam cũng tham gia rất nhiều các FTAs như EVFTA hay CPTPP mà Indonesia không tham gia. Về vĩ mô, gần đây VND rất ổn định so sánh với biến động của IDR. Trong Q1/2020, theo dữ liệu Collier International, so sánh tỷ lệ lấp đầy và giá thuê các KCN ở các nước Đông Nam Á, cho thấy Việt Nam khá hấp dẫn với mức giá thuê trung bình thấp hơn 45% – 50% so với các nước Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Theo báo cáo của Jetro năm 2019, chi phí lao động của Việt Nam cũng thấp hơn so với Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
Về giá điện, theo EVN, so sánh giá điện năm 2019 của Việt Nam so với các nước trong khu vực được thống kê cho thấy, giá điện của Việt Nam đạt mức 80% so với giá điện của Indonesia; 42,1% so với giá điện của Philippine và 66,7% so với giá điện của Campuchia.
3. Đẩy mạnh đầu tư công giúp gia tăng kết nối và logistic
Trong năm 2020 với kế hoạch 20 tỷ USD bên cạnh giá trị chưa giải ngân còn lại của năm 2019 là 9,5 tỷ USD, tổng cộng quy mô giải ngân dự kiến trong 2020 rất lớn 30 tỷ USD (+2.2x so với số giải ngân thực tế 2019). Đặc biệt các dự án cao tốc Bắc Nam, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, giúp kết nối hạ tầng, logistic của các khu công nghiệp ở các tỉnh vệ tinh Bà Rịa Vũng Tàu, Phan Thiết vào các trung tâm TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương. Từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh thu hút vốn FDI so với các quốc gia khác trong khu vực.
4. Số lượng và diện tích cho thuê của các KCN vẫn tiếp tục tăng nhẹ trong Q1/2020
Theo Vụ Quản lý khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến Q1/2020 Việt Nam có 335 KCN được thành lập (tăng 5 KCN so với cuối năm 2019), trong đó có 260 KCN với tổng diện tích đất 68.700 ha đã đi vào hoạt động và 75 KCN đang xây dựng với tổng diện tích 29.200 ha. Tỷ lệ lấp đầy đạt 75% – tăng 0,7% so với cuối năm 2019.
Theo JLL, từ tháng 2/2020 khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, việc hạn chế di chuyển giữa các khu vực đã khiến các giao dịch bị đình trệ do các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, không thể trực tiếp thực địa và làm việc với chủ đầu tư KCN. Tuy nhiên, nhờ vào các giao dịch thành công được thực hiện trươc dịch, tỷ lệ lấp đầy khu vực Miền Bắc tăng thêm 2% đạt 75%. Giá thuê các KCN phía Bắc đạt 99 USD/m2/chu kỳ thuê (+6,5% YoY). Bên cạnh đó, trong Q4/2019, các KCN miền Nam có tỷ lệ lấp đầy đạt 82%, giá thuê các KCN miền Nam đạt 101 USD/m2/chu kỳ thuê (+12,2% YoY).
II. Cập nhật các KCN niêm yết
Trong các doanh nghiệp niêm yết thuộc ngành Khu công nghiệp, chúng tôi tạm chia thành 3 nhóm:
(1) Các doanh nghiệp KCN còn quỹ đất cho thuê bao gồm: SZC, IDC, KBC, VGC, VGR, IDV, TID, ITA, SZB;
(2) Các khu công nghiệp đã lấp đầy, không còn diện tích sẵn sàng cho thuê, không có dự án mới bao gồm: MH3, BAX, TIP, SZL, D2D;
(3) Các khu công nghiệp đang có dự án mở rộng chuẩn bị cho thuê trong năm 2020 như LHG, NTC, HPI, SIP.
Đối với các doanh nghiệp còn quỹ đất cho thuê: kỳ vọng sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sẽ giúp các doanh nghiệp này nhanh chóng gia tăng diện tích đất cho thuê:
• Cụ thể, trong năm 2020, SZC tiếp tục cho thuê tại KCN Châu Đức với diện tích đất thương phẩm sẵn sàng cho thuê 750 ha;
• IDC tập trung cho thuê KCN Hựu Thạnh, Phú Mỹ II và Phú Mỹ II mở rộng với lợi thuế diện tích đất đền bù liền thửa đủ với diện tích thuê dự kiến 70 ha (+8% YoY);
• KBC tập trung vào KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh (đang hoàn thành thủ tục pháp lý), Tân Phú Trung và Quang Châu;
• VGC chủ yếu cho thuê các KCN mới như Đồng Văn IV, Phú Hà;
• VGR tiếp tục cho thuê KCN Cộng Hòa với diện tích cho thuê dự kiến 2020 đạt 25 ha (+26,9% YoY);
• IDV tăng cường cho thuê KCN Châu Sơn;
• TID chủ yếu tăng diện tích thuê ở các khu công nghiệp thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu như Đất Đỏ và Bàu Xéo, đồng thời hoàn thành đền bù giải tỏa tại KCN Đức Hòa III Long An;
• ITA hoàn thiện hạ tầng cho thuê tại KCN Tân Đức mở rộng.
• BCM tập trung vào KCN Bàu Bàng mở rộng;
• SZB tập trung khai thác KCN Xuân Lộc.
Các KCN đã lấp đầy, không còn diện tích cho thuê như MH3, BAX, TIP, SZL, D2D ghi nhận doanh thu đều và có lượng tiền mặt lớn, chi trả cổ tức cao.
Các doanh nghiệp đang có có dự án mở rộng chuẩn bị cho thuê trong năm 2020 như LHG, HPI, SIP đang khó khăn trong việc đền bù giải toả diện tích cho thuê liền thửa tại KCN Long Hậu 3, Hiệp Phước mở rộng và KCN Lê Minh Xuân III; NTC đã nhận đất từ PHR, dự kiến xây dựng và cho thuê vào Q4/2020 với diện tích 50ha.
Trong Q1/2020, tổng doanh thu các KCN niêm yết đạt 7.804 tỷ đồng (+0,9% YoY) và LNST đạt 1.100 tỷ đồng (-19,5% YoY). Trong đó, các doanh nghiệp tăng trưởng mạnh như SZC nhờ tăng diện tích thuê, D2D tiếp tục ghi nhận lợi nhuận từ bán KDC Lộc An, MH3, NTC, SNZ ghi nhận thu nhập từ tiền gởi và cổ tức từ công ty liên doanh, liên kết. Ngược lại, SIP, BCM, BAX, IDC giảm lợi nhuận, TID ghi nhận khoản lỗ 61 tỷ tư kinh doanh cà phê.
Chúng tôi nhận thấy, kế hoạch kinh doanh năm 2020 của các DN KCN đều khá thận trọng, do 2 nguyên nhân chính (1) Quan ngại tiếp xúc, xúc tiến đầu tư từ các nhà đầu tư FDI sẽ chậm lại do ảnh hưởng dịch bệnh; (2) Diện tích thuê mới tại các KCN có hạ tầng tốt không còn nhiều do thủ tục pháp lý cấp phép chậm và khó khăn trong công tác đền bù giải tỏa.
III. Cổ phiếu yêu thích
1. SZC – CTCP Sonadezi Châu Đức
Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu SZC với mức giá kỳ vọng là 24.100 đồng/CP, với vị thế quỹ đất sẵn sàng cho thuê lớn đồng thời chi phí đền bù thấp do phần lớn đã được thực hiện đền bù hơn 10 năm trước giúp biên lợi nhuận duy trì ở mức cao. Đồng thời, hoạt động thu phí BOT đem lại dòng tiền ổn định.
• Diện tích còn lại sẵn sàng cho thuê lớn. Tong năm 2019 SZC đã ký 7 hợp đồng với tổng diện tích thuê đạt 55 ha.Diện tích cho thuê lũy kế đến cuối năm 2019 đạt 436 ha đất khu công nghiệp. Diện tích còn lại sẵn sàng cho thuê lên đến 750 ha, trong đó đã được đền bù giải tỏa toàn bộ. Chúng tôi cho rằng với diện tích sẵn sàng lớn và phần lớn là “đất sạch” sẽ là lợi thế của SZC có được những khách hàng mới nhanh chóng so với các doanh nghiệp ở Bình Dương và Đồng Nai hiện không còn nhiều đất để cho thuê và chưa có sẵn hạ tầng.
• Chi phí đền bù giải tỏa thấp, giúp biên lợi nhuận ròng từ hoạt động thuê KCN duy trì mức cao trên 50%. Theo tính toán của chúng tôi, chi phí bồi thường giải tỏa tại KCN Châu Đức là 87.000 đồng/m2. Đồng thời, chi phí làm hạ tầng khoảng 200.000 đồng/m2. Giá cho thuê tại thời điểm hiện tại 50 USD/m2/chu kỳ thuê. Chúng tôi cho rằng với việc giá đất thuê đang có xu hướng tăng tích cực sẽ giúp biên lợi nhuận gộp của SZC duy trì ở mức cao 53%. Dự báo trong năm 2020, tổng diện tích thuê mới đạt 50 ha.
• Dòng tiền ổn định từ BOT 768. SZC bắt đầu thu phí BOT 768 vào năm 2015. Thời gian thu phí trong vòng 35 năm. Doanh thu từ BOT khá ổn định ở mức 65 tỷ/ năm. Biên lợi nhuận ròng đạt 58%. Chúng tôi cho rằng, hoạt động BOT khá ổn định với lưu lượng xe tăng trung bình 3-4%/ năm. IRR của dự án đạt 11%.
Dự báo doanh thu 2020 đạt 365 tỷ đồng (+11% YoY), trong đó doanh thu cho thuê đất KCN đạt 284 tỷ đồng với diện tích thuê 50 ha và giá thuê 50 USD/m2/chu kỳ thuê, doanh thu phí BOT đạt 68 tỷ đồng (+3% yoy). Lợi nhuận gộp tiếp tục duy trì mức cao 51%. SZC nhận cổ tức 25% từ CTCP Sonadezi Long Bình (SZC sở hữu 4,2%), doanh thu tài chính đạt 26 tỷ đồng. LNST dự kiến đạt 137 tỷ đồng (+2,5%
YoY). EPS dự ước năm 2020 đạt 1.374 đồng/CP tương đương P/E đạt 13.61x – thấp hơn mức trung bình 14.6x các doanh nghiệp có cùng diện tích đất hơn 1.000 ha. Cổ tức tiền mặt 1.000 đồng/CP tương đương tỷ lệ cổ tức đạt 5%.
Rủi ro. (1) Dự án sân Golf không hiệu quả; (2) Thay đổi chính sách liên quan đến đầu tư khu công nghiệp.
2. PHR – CTCP Cao su Phước Hòa
Chúng tôi đánh giá hoạt động của PHR không còn đơn thuần là doanh nghiệp sản xuất cao su tự nhiên khi lợi nhuận từ hoạt động này chỉ còn chiếm 5-6% trong năm 2020. Kỳ vọng vào lợi nhuận chuyển nhượng đất cho NTC trong năm 2020 giúp LNST của PHR tăng trưởng mạnh 126% YoY, cùng với tỷ lệ cổ tức cao 8.9% là những điểm nhấn đầu tư vào PHR. Do đó, chúng tôi khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu PHR với giá mục tiêu 50.000 đồng/CP.
• Lợi nhuận bất thường từ chuyển nhượng đất cho NTC. Vào tháng 2/2020, PHR thông báo rằng UBND Bình Dương đã ký tất cả các tài liệu cần thiết cho phép PHR ghi nhận thu nhập đền bù đất từ dự án Nam Tân Uyên 3 (345 ha). Chúng tôi ước tính thu nhập bồi thường đất là 863 tỷ đồng (345 ha với mức bồi thường đất là 2,5 tỷ đồng/ ha). Do đó, việc ghi nhận thu nhập bồi thường đất là yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng cho năm 2020.
• Cô tức bằng tiền mặt 4.000 đồng/CP. Tỷ lệ cổ tức đạt mức 8.9% – hấp dẫn đối với các nhà đầu tư cổ tức. Năm 2020, dự kiến doanh thu đạt 1.712 tỷ đồng (+4% YoY) và LNST đạt 1.102 tỷ đồng (+126% YoY). Trong đó, sản lượng tiêu thụ cao su đạt 39,5 nghìn tấn (+ 21% YoY nhờ sản lượng cao hơn từ Campuchia) với mức giá 32,34 triệu đồng / tấn (-3% YoY), doanh thu sản xuất cao su là 1,277 tỷ đồng (+ 17% YoY). KCN Tân Bình dự kiến cho thuê 10 ha với giá thuê 85 USD/m2/chu kỳ thuê, dự kiến doanh thu đạt 245 tỷ đồng (-35% YoY). Trong năm 2020, PHR dự kiến thanh lý 700 ha cao su với doanh thu dự kiến 120 tỷ đồng (-35% YoY).
Doanh thu chuyển nhượng bất động sản đạt 863 tỷ đồng.
Rủi ro. (1) Covid 19 có thể làm chậm nguồn vốn FDI, ảnh hưởng đến hoạt động cho thuê đất của NTC (PHR sở hữu 32,85%); (2) Thủ tục chuyển nhượng VSIP chậm trễ.
(Nguồn SSI)
GIANG LÂM
TƯ VẤN – ỦY THÁC – HỢP TÁC ĐẦU TƯ CHUYÊN NGHIỆP.
Liên hệ: 0911096879.
Facebook: https://www.facebook.com/cophieu86/
Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây