Từ tháng 7/2017, Thị trường Chứng khoán Việt nam sẽ lần đầu tiên xuất hiện các sản phẩm chứng khoán phái sinh. Đây là sản phẩm còn mới mẻ, xa lại với nhiều người. Tại nhiều thị trường phát triển: tỷ lệ > 1 è giao dịch CKPS nhiều hơn thị trường cơ sở. Hàn Quốc: tỷ lệ 5:1 nhờ IT, giao dịch online, chi phí giao dịch thấp, NĐT nhỏ nhiều.

Như vậy, nếu triển khai ở Việt Nam, Chứng khoán phái sinh ( CKPS) đươc kỳ vọng sẽ tăng thêm thanh khoản cho thị trường cũng như thêm nhiều lựa chọn cho nhà đâu tư để bảo vệ tài khoản, giao dịch trong mọi hoàn cảnh thị trường với mức vốn thấp.
Mặc dù trước mắt, TTCKPS chỉ cung cấp sản phẩm dựa trên chỉ số VN30, nhưng trong bài viết dưới đây, chúng tôi hy vọng cung cấp, giúp quý nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về thị trường chứng khoán phái sinh, chủ yếu gồm các mục về:
- Sản phẩm chứng khoán phái sinh ở Việt nam hiện nay.
- Quy trình giao dich.
- Ký quỹ tài khoản.
- Thanh toán.
- Chiến lược trading cơ bản.
I. Sản phẩm – Hợp đồng tương lai chỉ số VN30:
- Sản phẩm: Giao dịch phái sinh dựa theo chỉ số Vn30.
- Mã giao dịch: sẽ do HSX quy định, ví dụ VN301709
- Quy mô 1 HĐ (còn gọi là giá trị danh nghĩa 1 HĐ – nominal value): điểm số VN30 x hệ số nhân (do HSX quy định, v/d 100.000 đồng).
- Tháng đáo hạn: tháng hiện tại, tháng kế tiếp, 2 tháng cuối của 2 quý kế tiếp
- Ngày giao dịch cuối cùng: ngày thứ Năm của tuần thứ 3 trong tháng đáo hạn.
- Ngày thanh toán cuối cùng: ngày kế tiếp sau ngày GD cuối cùng.
- Giới hạn vị thế: 5.000 (do VSD quy định).
- Phương thức thanh toán: tiền việt nam.
- Mức ký quỹ: do VSD quy định (xem phần ký quỹ)
Nội dung mẫu hợp đồng tương lại do SGDCK quy định tối thiểu bao gồm các điều khoản như sau:
- Tên hợp đồng
- Mã giao dịch
- Tài sản cơ sở
- Quy mô hợp đồng
- Hệ số nhân hợp đồng
- Tháng đáo hạn
- Ngày niêm yết
- Thời gian giao dịch
- Đơn vị yết giá
- Biên đô dao động giá
- Giới hạn vị thế
- Phương thức giao dịch
- Ngày giao dịch cuối cùng
- Ngày thanh toán cuối cùng
- Phương thức thanh toán
- Phương pháp xác định giá thanh toán cuối ngày
- Phương pháp xác định giá thanh toán cuối cùng
- Mức ký quỹ
2. Cơ chế giao dịch:
- Thời gian GD: 8g45 -> 14g45 (mở cửa sớm hơn 15p).
- Phương thức GD: khớp lệnh và thỏa thuận
- Đơn vị GD (lô): 1 Hợp Đồng
- Đơn vị yết giá: 0,1 điểm
- Loại lệnh GD: giới hạn LO, thị trường (MTL, MOK, MAK, ATO, ATC)
- Quy mô 1 lệnh: max 5.000 HĐ/lệnh
- Giá tham chiếu (*): giá thanh toán cuối ngày hôm trước
- Biên độ GD: +/-7% giá tham chiếu (CK cơ sở trên HSX +/-10%)
(nếu giá trần/sàn = tham chiếu => +/- 1 đơn vị yết giá)
- Thời gian GD: 8g45 -> 14g45 (mở cửa sớm hơn 15p).
- Phương thức GD: khớp lệnh và thỏa thuận
- Đơn vị GD (lô): 1 HĐ
- Đơn vị yết giá: 0,1 điểm
- Loại lệnh GD: giới hạn LO, thị trường (MTL, MOK, MAK, ATO, ATC).
- Các nội dung khác: tương tự TTCK cơ sở.
- Quy mô đặt lệnh = khối lượng lệnh (lô) * điểm số VN30 * hệ số nhân.
Ví dụ:
- Điểm số VN30: 700 điểm
- Hệ số nhân: 100.000
- Khối lượng lệnh: 10 lô
- Cỡ lệnh = 10 * 700 * 100.000 = 700.000.000 đồng
Do đó : – Giá trị tối thiếu (1 HĐ) là 70 triệu đồng
– Giá trị tối đa (5.000 HĐ) là 350 tỷ đồng.
- Giá tham chiếu: Ngày GD đầu tiên: là Giá lý thuyết do HSX công bố. Ngày GD bình thường: là Giá thanh toán cuối ngày GD liền trước do VSD công bố.
- Nguyên tắc khớp lệnh: giống TTCK cơ sở.
Giá thanh toán: xem phần thanh toán
Biểu đồ về Quy trình giao dịch như sau:

3. Mở tài khoản:
Nhà đầu tư muốn giao dịch chứng khoản phái sinh cần mở Tài khoản Giao dịch và Tài khoản Ký quỹ tại các công ty chứng khoán được cấp phép cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán phái sinh. Có 2 loại công ty chứng khoán đươc cấp phép:
– Công ty Chứng khoán là Thành viên giao dịch ( TVGD) kiêm Thành viên Thanh toán Bù trừ ( TTBT)
– Công ty Chứng khoán là chỉ Thành viên giao dịch.
Từ đây, nếu:
– Trường hợp NĐT chọn giao dịch tại Công ty CK là TVGD kiêm TVBT, có thể sử dụng chính tài khoản giao dịch chứng khoán thường tại chính công ty đó làm tài khoản giao dịch và tài khoản ký quỹ.
– Trường hợp NĐT chọn giao dịch tại Công ty CK là TVGD nhưng chưa kiêm TVBT, TVGD sẽ mở thêm 1 tài khoản ký quỹ tại TVBT được chỉ định, TK ký quỹ này sẽ là tài khoản tổng để NĐT giao dịch.
4. Ký quỹ:
Bằng việc sử dụng đòn bẩy tài chính (margin), Nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ 1/10 số tiền của 1 giao dịch. Tuy nhiên, để tránh không bị phạm vào các trường hợp bị ép giao dịch (call margin) , Nhà đầu tư cần quan tâm đến các khái niệm Ký quỹ sau:
Sơ đồ các dạng thức ký quỹ:

4.1 Ký quỹ ban đầu – Initial margin (IM)
- Ký quỹ ban đầu: là mức tối thiểu NĐT phải nộp vào tài khoản ký quỹ trước khi giao dịch.
- Tỷ lệ ký quỹ ban đầu do Trung tâm Lưu ký (VSD) quy định (xác định định kỳ ngày 1, 10 và 20 hàng tháng) và công bố ít nhất 02 ngày làm việc trước khi áp dụng . Vì các lý do như năng lực vốn, biến động thị trường, Công ty CK có thể đưa ra mức IM cao hơn. Để đảm bảo an toàn tài chính, NĐT nên ký quỹ ở mức cao hơn nữa
- Tỷ lệ IM cố định, nhưng giá trị ký quỹ thì thay đổi liên tục tùy theo giá giao dịch và loại tài sản ký quỹ.
- Được nộp ký quỹ bằng tiền và/hoặc chứng khoán (danh mục chứng khoán cũng sẽ do VSD quy định), trong đó tỷ lệ ký quỹ bằng tiền lớn hơn hoặc bằng mức tối thiểu do VSD quy định.
(tỷ lệ ký quỹ bằng tiền = giá trị tiền /tổng giá trị ký quỹ)
- Giá trị ký quỹ ban đầu = Tỷ lệ IM x số hợp đồng x Giá x hệ số nhân hợp đồng
Với
- Tỷ lệ IM do VSD quy định (xác định định kỳ ngày 1, 10 và 20 hàng tháng)
- Giá:
- (trong giờ GD) là mức giá khớp nên giá trị IM liên tục thay đổi
- (cuối ngày) là giá thanh toán cuối ngày do VSD công bố
Ví dụ:
- NĐT mua 1 HĐTL với mức giá khớp 700.
- Tỷ lệ IM 10%.
- Hệ số nhân 100.000.
Giá trị ký quỹ ban đầu = 10% x 1 x 700 x 100.000 = 7.000.000 đ
- Danh mục chứng khoán được phép ký quỹ
- Trái phiếu Chính phủ.
- Cổ phiếu trong nhóm VN30, HNX30.
- Chọn nhóm gồm 150 mã niêm yết trên HOSE (bao gồm cả VN30) và 100 mã niêm yết trên HNX (bao gồm cả HNX30). Sau đó, sắp xếp theo tiêu chí thanh khoản (Khối lượng giao dịch bình quân phiên trong 12 tháng gần nhất). Tiếp đến, đánh giá trung vị nhóm, tính hệ số R, chọn mã có R. Cuối cùng, chọn mức R tối thiểu do VSD quy định.
Nên lưu ý, việc chọn mã theo tiêu chí thanh khoản có thể dẫn đến nhiều cổ phiếu nôm na là có game hay có lái tạo thanh khoản… được ký quỹ, khiến giảm chất lượng của tài sản ký quỹ, và làm tăng rủi ro vượt ngưỡng cảnh báo. Vì vậy, Nhà đầu tư nên cân nhắc khi lựa chọn danh mục chứng khoán ký quỹ.
- Giá trị tài sản ký quỹ hợp lệ
Giá trị Tài sản ký quỹ hợp lệ là số dư tài khoản ký quỹ bao gồm tiền mặt + giá trị thị trường của chứng khoán (trong danh mục (d/m) được phép ký quỹ) sau khi đã được chiết khấu theo 1 tỷ lệ được VSD quy định trước.
Tỷ lệ chiết khấu:
- 5% đối với TPCP.
- 30% đối với cổ phiếu trong d/m ký quỹ & thuộc VN30 hay HNX30.
- 40% đối với cổ phiếu còn lại trong d/m ký quỹ.
Trường hợp cổ phiếu điều chỉnh giá trong ngày GD không hưởng quyền (XD, XR) thì tỷ lệ chiết khấu cũng được VSD điều chỉnh.
4.2 Ký quỹ biến đổi – Variable margin (VM) –
Để NĐT dễ hình dung, chúng tôi ví VM là Lãi lỗ vị thế
- Lãi lỗ vị thế: nhằm xác định mức lãi hay lỗ đối với các vị thế đã mở trên tài khoản của nhà đầu tư, là cơ sở cho việc thanh toán lãi lỗ vị thế hàng ngày và là yếu tố giúp tính giá trị ký quỹ duy trì yêu cầu (realtime).
- VM chỉ được tính vào giá trị ký quỹ duy trì yêu cầu trong trường hợp vị thế của danh mục đầu tư trên tài khoản nhà đầu tư ở trạng thái lỗ (VM <0).
- VM = Số lượng hợp đồng x hệ số nhân hợp đồng x Chênh lệch giá
- Với Chênh lệch giá.
- Giá thanh toán cuối ngày
– Giá thanh toán cuối ngày (DSP – daily settlement price) được VSD tính toán và công bố theo:
- Giá đóng cửa do Sở GDCK cung cấp (giá khớp trong đợt đóng cửa).
- Nếu không có giá đóng cửa, VSĐ sẽ tính theo phương pháp riêng.

4.3 Ký quỹ duy trì yêu cầu – margin requirement (MR)
Ký quỹ duy trì yêu cầu: là tổng giá trị ký quỹ phải nộp để duy trì các vị thế hiện có trên tài khoản.
Gồm các thành phần sau:
- Ký quỹ ban đầu IM
- Ký quỹ biến đổi VM
MR = IM + VM (giá trị tuyệt đối của mức lỗ) => MR sẽ tăng nếu giá giảm (lỗ vị thế)
Ví dụ:
NĐT có IM là 10.000.000 đ và đang lỗ vị thế (VM) là –100.000 đ
=> MR = 10.000.000 + 100.000 = 10.100.000 đ
Ký quỹ duy trì yêu cầu là yếu tố quan trọng giúp tính Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ nhằm xác định mức độ rủi ro, đảm bảo nghĩa vụ của NĐT (ngưỡng cảnh báo)
Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ = MR/ Giá trị tài sản ký quỹ hợp lệ
Ví dụ: Số dư tài sản ký quỹ 10.000.000 đ tiền mặt.
* Ngày T, NĐT mua 1 HĐTL với giá 700, hệ số nhân 100.000, tỷ lệ IM 10%
- IM = 10% x 1 x 700 x 100.000 = 7.000.000 đ
– Tiền cọc: 7 triệu đồng.
– Giá 700 cũng được VSD công bố là giá thanh toán cuối ngày.
– Đến ngày T+1, giá HĐ tăng lên 710 (+1,4%)
=> IM = 10% x 1 x 710 x 100.000 = 7.100.000 đ
=>VR = 1 x 100.000 x (710 – 700) = +1.000.000 đ
- MR = 7.100.000 đ
- Tỷ lệ sử dụng TS ký quỹ = 71%
* Đến ngày T+2, giá HĐ giảm về 690 (-2,8%)
=> IM = 10% x 1 x 690 x 100.000 = 6.900.000 đ
=>VR = 1 x 100.000 x (690 – 710) = -2.000.000 đ
- MR = 6.900.000 +000.000 = 8.900.000 đ
- tỷ lệ sử dụng TS ký quỹ = 89%
- Ngưỡng cảnh báo
VSD thiết lập 3 ngưỡng cảnh báo dựa trên tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ.
- Mức độ 1: 80% (nghiêm túc rút kinh nghiệm)
- Mức độ 2: 90% (kiểm điểm sâu sắc)
- Mức độ 3: 100% (call) => không cho mở mới vị thế, yêu cầu đóng vị thế hiện có hoặc bổ sung tài sản ký quỹ => giảm về dưới 100%.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn, công ty Ck có thể thiết lập ngưỡng “margin call” cho khách hàng của mình trong phạm vi 90-100%
Với ví dụ trước, tỷ lệ sử dụng TS ký quỹ ở ngày T+2 đã vượt cảnh báo 1 (89%), dù tỷ lệ này ở ngày T+1 là 71%. Tại sao?
Tỷ lệ này tăng, do giá HĐ giảm, khiến VM âm nên MR cộng thêm phần giá trị tuyệt đối của VM.
Nếu tài sản ký quỹ là cổ phiếu, rủi ro tỷ lệ sử dụng TS ký quỹ vượt ngưỡng cảnh báo 1 hoặc 2 sẽ còn cao hơn

Với tỷ lệ sử dụng TS ký quỹ ban đầu 70% (100% TS ký quỹ là tiền mặt) -> tỷ lệ sử dụng TS ký quỹ ngày T+ nào đó vẫn có thể vượt ngưỡng cảnh báo 1 khi giá HĐ giảm ~2%
Trường hợp giá ( ở đây là chỉ số Vn30) luôn tăng :

Khi giá HĐTL luôn tăng (không giảm) thì NĐT vẫn có thể rơi vào tình trạng vượt ngưỡng cảnh báo 1 hoặc 2, thậm chí 3. Vì khi đó giá tăng => IM tăng => MR tăng

Để khắc phục tính trạng này, giải pháp khuyến nghị nhà đầu tư nên ký quỹ 100% tiền mặt: tỷ lệ sử dụng TS ký quỹ ban đầu nên tối đa 70%. Rủi ro vượt ngưỡng cảnh báo 1 là có, nhưng ít khả năng vượt cảnh báo 2.
Ví dụ: NĐT nộp 100.000.000 đ vào TK ký quỹ, tỷ lệ IM 10%, giá chào bán HĐ là 700. Theo đó:
- NĐT nên mua tối đa 10 HĐ, với giá trị IM là 70.000.000 => tỷ lệ sử dụng TS ký quỹ ban đầu = 70%.
- Nếu mua 11 HĐ, giá trị IM = 77.000.000 đ => tỷ lệ sử dụng TS ký quỹ ban đầu = 77% => dễ gặp rủi ro vượt cảnh báo 1, thậm chí cảnh báo 2.
Ký quỹ cả tiền mặt + cổ phiếu: tỷ lệ sử dụng TS ký quỹ ban đầu tối đa 50%, trên mức này sẽ có rủi ro thường xuyên vượt ngưỡng cảnh báo 2 (tỷ trọng cổ phiếu trong TS ký quỹ càng lớn, rủi ro vượt ngưỡng càng cao).
- Rút tài sản ký quỹ & thay thế chứng khoán ký quỹ
5. Thanh toán:
Bao gồm Thanh toán hàng ngày và Thanh toán đáo hạn:
– Thanh toán hàng ngày (thanh toán lãi lỗ vị thế): tính toán mức độ lãi/lỗ (VM) sau khi kết thúc ngày giao dịch.
– Thanh toán đáo hạn (thanh toán thực hiện hợp đồng): giúp xác định nghĩa vụ thanh toán cuối cùng giữa các bên tham gia hợp đồng.
- Thanh toán lãi lỗ vị thế ( T1)
Việc thanh toán lãi lỗ vị thế được thực hiện bằng tiền vào ngày làm việc kế tiếp ngay sau ngày xác định lãi lỗ vị thế.
- Đây là lý do vì sao (1) giá vốn thay đổi hàng ngày
(2) tỷ lệ ký quỹ ban đầu nên <=70% (xem lại phần ký quỹ duy trì)
Xem lại phần Lãi lỗ vị thế (Ký quỹ biến đổi – VM) để biết công thức tính giá trị lãi lỗ vị thế.
- VM >0: nhận lãi => có thể rút bớt tài sản ký quỹ
- VM <0: trích lỗ => có thể phải bổ sung thêm tài sản ký quỹ
- Thanh toán đáo hạn
Việc thanh toán đáo hạn chỉ được thực hiện sau khi hoàn tất việc thanh toán lãi lỗ vị thế trong ngày Giao dịch cuối cùng.
Cụ thể, sau khi kết thúc ngày GD cuối cùng:
- Thanh toán lãi lỗ vị thế dựa trên giá DSP.
- Thanh toán đáo hạn dựa trên giá FSP (final settlement price).
- FSP có thể khác DSP (dù về lý thuyết: FSP = DSP). Tại sao?
Vì FSP là giá trị chỉ số VN30 tại thời điểm đóng cửa.
Còn DSP là giá khớp của hợp đồng trong đợt đóng cửa.
6. Một số lưu ý về Giao dịch:
Khai thác yếu tố đòn bẩy (so sánh với giao dịch ký quỹ – margin) => giao dịch trên HĐTL
Sử dụng cơ chế phòng vệ (hedging) => phối hợp giữa việc giao dịch hàng hóa cơ sở và HĐTL
Không nên đua trần (hoặc ngược lại): mở vị thế mua với giá trần bởi rủi ro vượt ngưỡng cảnh báo vào cuối ngày hoặc ngày hôm sau.
Ví dụ: trong ngày T, NĐT mở vị thế mua 1 HĐ ngay tại mức giá trần 710, tỷ lệ IM 10%, hệ số nhân 100.000.
=> Giá trị ký quỹ ban đầu IM = 1 x 10% x 710 x 100.000 = 7.100.000 đ.
Tuy nhiên đến cuối ngày T, giá thanh toán do VSD công bố chỉ là 700
- Giá trị ký quỹ ban đầu IM = 7.000.000 đ
- NĐT lỗ vị thế (VM) = 1 x 100.000 x (700 – 710) = -1.000.000 đ
- MR = 8.000.000 đ
Giả sử số dư TS ký quỹ là 10.000.000 đ => tỷ lệ sử dụng TS ký quỹ = 80%
=> cảnh báo 1.
* Sử dụng cơ chế phòng vệ (hedging)
Hiểu đơn giản,Hedging là việc mở 1 vị thế mua/bán trên HĐTL ngược lại với 1 GD bán/mua CK.
Nói chung có 4 cách phổ biến nhằm tránh rủi ro khi đầu tư:
- Sử dụng lệnh cắt lỗ (Stoploss).
- Mua trên 1 Tài khoản và bán khống ở 1 tài khoản khác.
- Mua 1 danh mục thay vì mua 1 cp (đa dạng hóa).
Hedging nhằm loại trừ hoàn toàn rủi ro: mở 1 vị thế short/long HĐTL cùng khối lượng và cùng giá với 1 lệnh mua/bán CK cơ sở.
* Ví dụ: NĐT đặt mua 10 cp A giá 100, đồng thời mở vị thế short 10 HĐTL trên cp A giá 100.
– Nếu giá cp A tăng -> chốt lời cp A và thanh toán lỗ vị thế HĐTL -> tổng LN = 0.
– Nếu giá cp A giảm -> cắt lỗ cp A và thanh toán lãi vị thế HĐTL -> tổng LN = 0.
Thực tế còn phát sinh phí giao dịch, thuế TNCN, lãi vay…
Hedging nhằm tìm kiếm lợi nhuận phi rủi ro: Short hedge
Ví dụ: NĐT đặt mua 1 cp A giá 100, kỳ vọng giá lên sau 1 tháng. Giá khớp HĐTL 1 tháng cp A đang là 110 -> NĐT mở vị thế short 1 HĐTL giá 110.
- Sau 1 tháng, nếu giá cp A lên 115.
- NĐT chốt lời cp A: +15
- Tất toán vị thế trên HĐTL, lỗ -5
- Tổng lời/lỗ: +10
- Sau 1 tháng, nếu giá cp A giảm về 90.
=> NĐT cắt lỗ cp A: -10
- Tất toán vị thế trên HĐTL, lời +20
- Tổng lời/lỗ: +10
Thực tế chênh lệch giá cp và giá phái sinh không đủ lớn để trang trải chi phí GD.
Nhà đầu tư muốn tìm hiểu về cách mở tài khoản chứng khoán phái sinh, xin mời xem tại đây.
(Nguồn: Hoàng Thạch Lân)
—————
Nguyễn Hữu Bình – Nhà quản lý chứng khoán chuyên nghiệp
Điện thoại / Facebook / zalo: 0983 361 688
facebook.com/cophieu86
Email: cophieu86@gmail.com
Website: www.cophieu86.com