CTCP Tập đoàn Hoa Sen - Q2/2022: Lợi nhuận giảm 77,4% | Phân tích cổ phiếu - Hợp tác đầu tư

CTCP Tập đoàn Hoa Sen – Q2/2022: Lợi nhuận giảm 77,4%

Lượt xem:3948 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • Sự kiện: Công bố KQKD Q2/2022
    HSG công bố KQKD thất vọng với lợi nhuận thuần giảm 77,4% so với cùng kỳ xuống 234 tỷ đồng trong khi doanh thu thuần tăng 16,7% so với cùng kỳ đạt 12.661 tỷ đồng. Doanh thu vượt dự báo của chúng tôi trong khi lợi nhuận thuần thấp hơn đáng kể so với dự báo của HSC.
    Sản lượng tiêu thụ giảm, tỷ suất lợi nhuận thu hẹp và tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu tăng là những nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của HSG sụt giảm. Trong 6 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận thuần của HSG chỉ đạt 28,7% dự báo cả năm 2022 của HSC (3.037 tỷ đồng) nhưng đạt 57,3% dự báo doanh thu thuần của chúng tôi (51.612 tỷ đồng)

    Cụ thể như sau:
    Các vấn đề về logistics tại các tuyến đường xuất khẩu khiến sản lượng tiêu thụ sụt giảm HSG công bố sản lượng tiêu thụ thành phẩm đạt 470.233 tấn (bao gồm sản phẩm thép và nhựa) trong kỳ, giảm 13,3% so với cùng kỳ. Cụ thể như sau:
    ▪ 354.125 tấn tôn (giảm 20% so với cùng kỳ), với sản lượng xuất khẩu giảm 38% so với cùng kỳ xuống 192.807 tấn, giảm mạnh hơn so với mức tăng 21% so với cùng kỳ của sản lượng tiêu thụ trong nước đạt 161.318 tấn. Sản lượng xuất khẩu của Công ty chịu ảnh hưởng xấu do các vấn đề về logistics tại các tuyến hàng sang Mỹ/châu Âu – mất khoảng 2-3 tháng đề chuyển hàng thành công từ Việt Nam sang những thị trường này.
    ▪ 107.209 tấn ống thép (giảm 9,7% so với cùng kỳ) với sản lượng tiêu thụ trong nước giảm 1,7% so với cùng kỳ xuống 102.760 tỷ đồng và sản lượng xuất khẩu giảm mạnh 69% so với cùng kỳ xuống 4.449 tấn.

    ▪ Do đó, tổng sản lượng xuất khẩu là 197.256 tấn sản phẩm thép (giảm 39% so với cùng kỳ). Mặt khác, sản lượng tiêu thụ trong nước tăng 11% so với cùng kỳ đạt 264.078 tấn. Sản lượng xuất khẩu đóng góp 42,8% tổng sản lượng tiêu thụ trong kỳ, giảm từ mức 57,5% trong Q2/2021, trong khi sản lượng tiêu thụ đóng góp 57,2% (từ 42,3% trong Q2/2021)

    Sản lượng tiêu thụ trong Q2/2022 sụt giảm khiến tổng sản lượng tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm 2022 đi ngang so với cùng kỳ là 1,07 triệu tấn thành phẩm (giảm 0,4% so với cùng kỳ). Trong nửa đầu năm, sản lượng xuất khẩu đóng góp 52% tổng sản lượng tiêu thụ của Tập đoàn (so với 53% trong nửa đầu năm 2021), trong khi sản lượng tiêu thụ trong nước đóng góp 48% (từ 47% trong nửa đầu năm 2021).
    Lưu ý, giá bán bình quân trong Q2/2022 đạt 26,9 triệu đồng/tấn, tăng 34,7% so với cùng kỳ nhưng giảm 3,9% so với quý trước. Do đó, doanh thu thuần Q2/2022 tăng 16,7% so với cùng kỳ đạt 12.661 tỷ đồng, nhờ đó, doanh thu thuần nửa đầu năm 2022 đạt 29.595 tỷ đồng (tăng 48,4% so với cùng kỳ).

    Sản lượng tiêu thụ giảm + tỷ suất lợi nhuận thu hẹp = lợi nhuận sụt giảm
    Tỷ suất lợi nhuận gộp Q2/2022 giảm mạnh 11,3% so với 17,4% trong Q2/2021. Theo đó, lợi nhuận gộp/tấn thép giảm xuống 3 triệu đồng (giảm 12,7% so với cùng kỳ). Mức lợi nhuận gộp/tấn thép trong Q2/2022 sụt giảm có thể do những nguyên nhân sau đây:
    • Giá HRC tồn kho của HSG cao (do giá HRC giảm mạnh từ tháng 11/2021 đến tháng 1/2022).
    • Hiệu suất hoạt động của các nhà máy hiện tại giảm do sản lượng tiêu thụ giảm. Điều này đã thúc đẩy chi phí sản xuất/sản phẩm.
    • Cuối cùng, trong Q2/2022, HSG đã hoàn nhập 32,6 tỷ đồng dự phòng hàng tồn kho ghi nhận trong năm 2021 sau khi giá HRC hồi phục trong tháng 3/2022.

    Ngoài ra, chi phí bán hàng & quản lý tăng 52,8% so với cùng kỳ lên 1.096 tỷ đồng với chi phí bán hàng tăng 43% so với cùng kỳ (lên 927 tỷ đồng) và chi phí quản lý tăng 143% so với cùng kỳ lên 169 tỷ đồng. Tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu theo đó tăng lên 8,7% trong Q2/2022, từ mức 6,6% trong Q2/2021. Nguyên nhân chính như sau:
    • Lương nhân viên tăng 6 lần so với cùng kỳ lên 249 tỷ đồng (từ chỉ 42,6 tỷ đồng trong Q2/2021) và lương cho BLĐ tăng 12 lần so với cùng kỳ lên 63,6 tỷ đồng (từ 5,4 tỷ đồng trong Q1/2021).
    • Chi phí logistics cho các đơn hàng xuất khẩu tăng 13,7% so với cùng kỳ lên 406 tỷ đồng do những vấn đề tại các tuyến xuất khẩu.
    • Chi phí thuê ngoài tăng mạnh gần 4 lần so với cùng kỳ lên 42 tỷ đồng.
    • Chi phí tăng do mở rộng mạng lưới phân phối hệ thống Hoa Sen Home.
    Lỗ tài chính thuần thu hẹp xuống 49,7 tỷ đồng (từ 53,1 tỷ đồng trong Q2/2021) với thu nhập tài chính tăng 18% so với cùng kỳ chủ yếu nhờ lãi từ chênh lệch tỷ giá.

    Triển vọng Q3 khả quan hơn so với Q2/2022
    Chúng tôi hiểu rằng HSG đã ký đủ các đơn hàng xuất khẩu cho tới tháng 7/2022 với cả sản lượng tiêu thụ và giá bán đều tăng. Do đó, chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận thuần sẽ cải thiện so với quý trước. Lưu ý, HSC hiện dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận thuần năm 2022 lần lượt là 51.612 tỷ đồng (tăng trưởng 5,9%) và 3.037 tỷ đồng (giảm 29,6%).

    HSC đang xem xét lại giá mục tiêu, dự báo và khuyến nghị
    Lợi nhuận thuần Q2/2022 thấp hơn đáng kể so với dự báo của chúng tôi, trong khi doanh thu vượt dự báo của HSC. Do đó, chúng tôi đang xem xét lại giá mục tiêu, dự báo và khuyến nghị. HSC hiện khuyến nghị Tăng tỷ trọng với giá mục tiêu là 42.000đ (tiềm năng tăng giá là 48,4%).

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn