GDP Q2/2020: Tăng trưởng thấp nhất kể từ Q1/2000.

GDP Q2/2020: Tăng trưởng thấp nhất kể từ Q1/2000.

Lượt xem:1348 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • GDP Q2/2020: tăng trưởng thấp nhất kể từ Q1/2000

    ▪ GDP Q2/2020 tăng trưởng 0,36%, là tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ Q1/2000. Những ngành tăng trưởng cao (trên 6%) gồm dịch vụ thông tin và truyền thông; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; và dịch vụ y tế.

    ▪ Những ngành tăng trưởng âm gồm khai khoáng; sản xuất và phân phối điện; vận tải kho bãi; lưu trú và ăn uống; kinh doanh BĐS; và nghệ thuật, vui chơi và giải trí.

    ▪ Áp lực lạm phát quay trở lại trong tháng 6, chủ yếu xuất phát từ nhóm giao thông và thực phẩm.

    ▪ Doanh số bán lẻ trong tháng 6/2020 tiếp tục hồi phục nhưng lượng du khách quốc tế giảm 55,8% trong 6 tháng đầu năm 2020.

    Do dịch Covid-19, tăng trưởng GDPQ2/2020 giảm xuống mức thấp nhất từ Q1/2000

    GDP Q2/2020 tăng 0,36% so với cùng kỳ so với mức tăng 3,68% so với cùng kỳ trong Q1/2020 (điều chỉnh giảm từ công bố ban đầu là 3,82%). Đây là tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ Q1/2000 và thấp hơn dự báo của chúng tôi là tăng trưởng 1,29%. Tuy nhiên số liệu công bố vẫn cao hơn trung vị dự báo từ một cuộc khảo sát các chuyên gia kinh tế do Bloomberg thực hiện là giảm 0,9% so với cùng kỳ.

    Ngành dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, ghi nhận mức tăng trưởng âm 1,76% so với cùng kỳ lần đầu tiên kể từ Q1/2000 khi số liệu GDP theo quý bắt đầu được chúng tôi thu thập. Bên cạnh sự tăng trưởng âm của ngành dịch vụ, kim ngạch thương mại cũng giảm do sự gián đoạn chuỗi cung ứng và nhu cầu thế giới suy giảm. Trong Q2/2020, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt giảm 9% và 9,1% so với cùng kỳ.

    Lạm phát tăng nhẹ do chỉ số giá nhóm giao thông tăng

    CPI tăng 0,66% so với tháng trước do nhóm giao thông tăng 6,05% và nhóm thực phẩm tăng 0,72% so với tháng trước. Chúng tôi cho rằng chỉ số giá nhóm hàng thực phẩm tiếp tục tăng vì nguồn cung thịt lợn tiếp tục thiếu hụt. Chúng tôi duy trì dự báo lạm phát cả năm 2020 là 4%.

    Doanh số bán lẻ hàng hóa dịch vụ chiếm 92,4% GDP danh nghĩa trong 6 tháng đầu năm 2020

    Doanh số bán lẻ hàng hóa dịch vụ tăng 5,6% so với cùng kỳ và tăng 6,2% so với tháng trước, cho thấy nhu cầu đã hồi phục trong 2 tháng liên tiếp. Trong 6 tháng đầu năm doanh số bán lẻ hàng hóa dịch vụ đạt 2,38 triệu tỷ đồng (giảm 0,4% so với cùng kỳ so với mức tăng 12,6% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2019), tương đương 92,4% GDP 6 tháng đầu năm 2020.

    Đường bay quốc tế tạm dừng hoạt động từ ngày 25/3/2020, theo đó lượng du khách quốc tế đã giảm 55,8% so với cùng kỳ trong nửa đầu năm 2020. Vì Việt Nam sẽ không vội vàng mở lại đường bay quốc tế nên có lẽ lượng du khách quốc tế sẽ chưa cải thiện nhiều trước Q4 năm nay.

    GDP tăng trưởng thấp nhất kể từ Q1/2000

    GDP Q2/2020 tăng 0,36% so với cùng kỳ so với mức tăng 3,68% so với cùng kỳ trong Q1/2020 (điều chỉnh giảm từ công bố ban đầu là 3,82%) và 6,73% so với cùng kỳ trong Q2/2019. Đây là tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ Q1/2000 và thấp hơn dự báo của chúng tôi là tăng trưởng 1,29%.

    Theo khu vực: 1) khu vực nông – lâm – ngư nghiệp tăng trưởng 1,72% so với cùng kỳ (Q1/2020 tăng 0,04% so với cùng kỳ và Q2/2019 tăng 2,04% so với cùng kỳ), đánh dấu sự hồi phục đầu tiên sau 5 quý liên tiếp giảm tốc. 2) khu vực công nghiệp – xây dựng giảm tốc còn tăng 1,38% so với cùng kỳ (Q1/2020 tăng 5% so với cùng kỳ và Q2/2019 tăng 9,14% so với cùng kỳ). 3) Khu vực dịch vụ giảm 1,76% so với
    cùng kỳ (Q1/2020 tăng 3,26% so với cùng kỳ và Q2/2019 tăng 6,85% so với cùng kỳ), ghi nhận quý tăng trưởng âm đầu tiên kể từ khi số liệu được công bố từ Q1/2000.

    Nhìn sâu hơn vào cơ cấu các ngành, những ngành tăng trưởng cao (trên 6% so với cùng kỳ) gồm dịch vụ thông tin và truyền thông (tăng 7,52% so với cùng kỳ), hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (tăng 6,87% so với cùng kỳ), dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (tăng 6,32% so với cùng kỳ) và dịch vụ y tế (tăng 10,05% so với cùng kỳ).

    Những ngành tăng trưởng âm gồm khai khoáng (giảm 6,35% so với cùng kỳ so với mức giảm 4,18% so với cùng kỳ trong Q1/2020 và mức tăng 3,23% so với cùng kỳ trong Q2/2019), điện (giảm 1,03% so với cùng kỳ so với mức tăng 7,46% so với cùng kỳ trong Q1/2020 và mức tăng 10,76% so với cùng kỳ trong Q2/2019), vận tải kho bãi (giảm 4,82% so với cùng kỳ so với mức giảm 0,9% so với cùng kỳ trong Q1/2020 và mức tăng 8,16% so với cùng kỳ trong Q2/2019), lưu trú và ăn uống (giảm 28,57% so với cùng kỳ so với mức giảm 11,04% so với cùng kỳ trong Q1/2020 và mức tăng 6,95% so với cùng kỳ trong Q2/2019), kinh doanh BĐS (giảm 3,16% so với cùng kỳ so với mức tăng 2,65% so với cùng kỳ trong Q1/2020 và mức tăng 4,13% so với cùng kỳ trong Q2/2019), nghệ thuật, vui chơi và giải trí (giảm 2,1% so với cùng kỳ so với mức tăng 5,62% so với cùng kỳ trong Q1/2020 và mức tăng 7,4% so với cùng kỳ trong Q2/2019).

    CPI tăng so với tháng trước sau sau 4 tháng liên tiếp giảm

    Trong tháng 6/2020, chỉ số lạm phát tăng tốc lên 3,17% so với cùng kỳ từ mức tăng 2,4% so với cùng kỳ trong tháng 5. So với tháng trước, CPI tháng 5 tăng 0,66% (tháng 5/2020 giảm 0,03%). Đây là mức tăng mạnh nhất của các tháng 6 trong 5 năm qua, theo đó thu hẹp mức giảm của CPI so với tháng 12/2019 còn 0,13%.

    Lạm phát tăng trong tháng 6/2020 là có thể dự đoán trước và chủ yếu do chỉ số giá nhóm hàng giao thông tăng mạnh (tăng 6,05% so với tháng trước sau khi giảm 2,21% so với tháng trước trong tháng 5/2020), phản ánh xu hướng tăng giá xăng bình quân trong nước trong tháng 6 (được điều chỉnh 2 tuần 1 lần).

    Trong khi đó, trong tháng 6, chỉ số giá nhóm lương thực, thực phẩm tiếp tục xu hướng tăng, tăng 0,44% so với tháng trước (tháng 5/2020 tăng 0,34% so với tháng trước), do nhóm hàng lương thực tăng (tăng 0,72% so với tháng trước). Cụ thể giá thịt lợn đã tăng 3,36% so với tháng trước.

    Chúng tôi kỳ vọng chỉ số giá nhóm thực phẩm tiếp tục tăng, chủ yếu do thiếu nguồn cung thịt lợn. Chúng tôi duy trì dự báo lạm phát bình quân 12 tháng là 4% cho năm 2020. Trong tháng 6/2020, lạm phát bình quân 12 tháng là 3,56% trong tháng 6/2020 (tháng 5 là 3,48%).

    Tăng trưởng sản xuất tích cực nhưng tăng trưởng thương mại ảm đạm trong nửa đầu năm 2020

    Trong tháng 6/2020, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,0% so với cùng kỳ (tháng 5/2020 giảm 0,4% so với cùng kỳ) và tăng 2,8% trong nửa đầu năm 2020 so với cùng kỳ (nửa đầu năm 2019 tăng 9,5% so với cùng kỳ); trong tháng 6/2020, cấu phần của chỉ số sản xuất tăng 10,3% so với cùng kỳ (tháng 5/2020 tăng 1,4% so với cùng kỳ) và tăng 4,6% trong nửa đầu năm 2020 so với cùng kỳ (nửa đầu năm 2019
    tăng 10,8% so với cùng kỳ)

    Tháng 6/2020, kim ngạch nhập khẩu giảm 2,0% so với cùng kỳ (tháng 5/2019 tăng 9,4% so với cùng kỳ) và tăng 5,2% so với tháng trước (tháng 4/2020 giảm 27,1% so với tháng trước). Những động lực chính đóng góp vào sự giảm sút là hàng dệt may (giảm 23,6% so với cùng kỳ), giày dép các loại (giảm 11,0% so với cùng kỳ), điện thoại các loại & linh kiện (giảm 15,3% so với cùng kỳ) và hàng thủy sản (giảm 5,2%
    so với cùng kỳ).

    Trong khi đó, trong tháng 6/2020, kim ngạch nhập khẩu tăng 5,3% so với cùng kỳ (tháng 5/2020 giảm 21,2% so với cùng kỳ) và tăng 12,8% so với tháng trước (tháng 5/2020 giảm 1,9% so với tháng trước). Những động lực chính đóng góp vào sự tăng trưởng là điện thoại các loại & linh kiện (tăng 14,6% so với cùng kỳ), máy tính và thiết bị điện tử (tăng 30,8% so với cùng kỳ) và máy móc thiết bị (tăng 7,0% so với
    cùng kỳ).

    Trong nửa đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu giảm 1,1% so với cùng kỳ (nửa đầu năm 2019 tăng 7,2% so với cùng kỳ) trong khi kim ngạch nhập khẩu giảm 3,0% so với cùng kỳ (nửa đầu năm 2019 tăng 8,8% so với cùng kỳ). Những động lực chính khiến kim ngạch xuất khẩu giảm là hàng dệt may (giảm 15,5% so với cùng kỳ), giày dép các loại (giảm 6,8% so với cùng kỳ), rau quả (giảm 11,4% so với cùng kỳ), thủy sản (giảm 8,3% so với cùng kỳ), điện thoại các loại & linh kiện (giảm 8,4% so với cùng kỳ) và sắt thép (giảm 11,8% so với cùng kỳ). Trong khi đó, những động lực chính khiến kim ngạch nhập khẩu giảm là máy móc thiết bị (giảm 4,2% so với cùng kỳ), nguyên phụ liệu dệt may & da giày (giảm 14,2% so với cùng kỳ), vải (giảm 15,3% so với cùng kỳ), ô tô và linh kiện (giảm 33,0% so với cùng kỳ), sắt thép (giảm 16,3% so với cùng kỳ).

    Do kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh hơn kim ngạch nhấp khẩu. Việt Nam ghi nhận thặng dư cán cân thương mại 4,0 tỷ USD trong nửa đầu năm 2020 (nửa đầu năm 2019 thặng dư 1,7 tỷ USD).

    Tăng trưởng FDI âm, nhưng đầu tư công cải thiện

    Trong 6 tháng đầu năm 2020, FDI đăng ký và giải ngân ước tính lần lượt là 15,7 tỷ USD (giảm 15,1% so với cùng kỳ) và 8,7 tỷ USD 8giarm 4,9% so với cùng kỳ). Lĩnh vực sản xuất chiếm 51,1% tổng giá trị FDI đăng ký, lĩnh vực BĐS chiếm 5,4% và lĩnh
    vực sản xuất và phân phối điện khí chiếm 25,2%.

    Nhờ kiểm soát thành công dịch COVID-19 và các biện pháp ngăn chặn đã được nới lỏng, hoạt động xây dựng sử dụng vốn đầu tư công tăng kể từ 5 trên khắp các tỉnh thành phố trên toàn quốc.

    Cụ thể, đầu tư công trong tháng 6/2020 đạt 37,1 nghìn tỷ (tăng 30,6% so với cùng kỳ), lũy kế đầu tư công trong nửa đầu năm 2020 đạt 154,4 nghìn tỷ đồng (tăng 20,2% so với cùng kỳ), hoàn thành với 32,8% mục tiêu của chính phủ. Điều đó cho thấy, để
    hoàn thành mục tiêu năm 2020, chúng ta sẽ thấy tốc độ giải ngân được đẩy mạnh trong nửa cuối năm 2020.

    Doanh số bán lẻ hàng hóa trong tháng 6 tăng so với cùng kỳ và so với tháng trước

    Doanh số bán lẻ hàng hóa đạt 2.380 nghìn tỷ đồng chiếm 92,4% GDP trong nửa đầu năm 2020 (giảm 0,4% so với cùng kỳ và tăng 12,6% so với 6 tháng đầu năm 2019). Doanh số bán lẻ hàng hóa tháng 6/2020 đạt 431,0 nghìn tỷ đồng (tăng 5,6% so với
    cùng kỳ, tháng 5/2020 tăng 1,1% so với cùng kỳ; tăng 6,2% so với tháng trước, tháng 5/2020 tăng 27,7% so với tháng trước). Những số liệu này do chúng tôi tinh toán và cho thấy sự hồi phục của nhu cầu chi tiêu trong nước trong 2 tháng liên tiếp vừa qua.

    Cụ thể, trong tháng 6, doanh số bán lẻ hàng hóa đạt 336,6 nghìn tỷ đồng (tăng 9,7% so với cùng kỳ, tháng 5/2020 tăng 5,7% và 18,8% so với tháng trước). Trong đó, Doanh số dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 46,1 nghìn tỷ đồng (tăng 12,8% so với tháng trước, tháng 5/2020 tăng 89,4% so với tháng trước) và doanh thu từ dịch vụ lữ hành đạt 1,9 nghỉn tỷ đồng (tăng 268,0% so với tháng trước, tháng 5/2020 tăng 903,3% so với tháng trước).

    Với việc không cho phép thực hiện các chuyến bay quốc tế kể từ 25/3/2020, du khách quốc tế tiếp tục giảm mạnh trong tháng 6/2020 với 8,800 khách (giảm 99,3% so với cùng kỳ; chủ yếu khách nước ngoài là chuyên gia quốc tế và kỹ sư với trình
    độ cao).

    Trong tháng 6, Trung Quốc (5,6 nghìn người, giảm 98,4% so với cùng kỳ), Hàn Quốc (1,4 nghìn người, giảm 99,9% so với cùng kỳ), Nhật Bản (76 người, giảm 100% so với cùng kỳ), Mỹ (15 người, giảm 100% so với cùng kỳ) và châu Âu (400 người,
    giảm 99,6% so với cùng kỳ) hầu như đều không có khách du lịch tới Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2020, khách quốc tế đạt 3,74 triệu người (gần như không đổi kể từ tháng 4/2020, giảm 55,8% so với cùng kỳ; nửa đầu năm 2019 tăng 7,5%
    so với cùng kỳ).

    Thủ tướng Việt Nam vừa được Bloomberg trích dẫn rằng” Việt Nam sẽ chưa sớm có ý định mở cửa cho du khách quốc tế và việc đi lại của các chuyên gia nước ngoài, kỹ sư trình độ cao, và nhà đầu tư vào Việt Nam sẽ được giám sát nghiêm ngặt”.

    (Thủ tướng Việt Nam nói Việt Nam không vội mở cửa, 25/6/2020, Bloomberg). Trong năm 2020, chúng tôi dự báo du khách quốc tế sẽ giảm 65% (xem trong báo cáo Đường bay quốc tế: mở lại hay chưa mở lại?, ngày 18/6/2020, HSC).

    (Nguồn HSC)

    GIANG LÂM

    TƯ VẤN – ỦY THÁC – HỢP TÁC ĐẦU TƯ CHUYÊN NGHIỆP.

    Liên hệ: 0911096879.

    Facebook: https://www.facebook.com/cophieu86/

    Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây

     

     

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn