CTCP Tập đoàn Lộc Trời sẽ niêm yết 67,16 triệu cổ phiếu trên Upcom với mã chứng khoán là LTG vào ngày 24/7 với giá tham chiếu là 55.000đ/cp. Sử dụng phương pháp định giá so sánh P/E giữa các doanh nghiệp cùng ngành, chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu LTG là 67.611đ/cp, theo đó P/E là 12,1 lần. Chúng tôi sử dụng PE dự phóng tổng hợp của 8 công ty cùng ngành trong khu vực và 3 công ty trong nước. Trong đó, có 7 công ty hoạt động trong mảng thuốc bảo vệ thực vật & giống cây trồng và 4 công ty trong mảng gạo và lương thực.

Tổng hợp từ nhóm các công ty trên P/E dự phóng bình quân ngành là 12,1 lần. Chúng tôi sử dụng mức P/E bình quân ngành này là P/E giá trị hợp lý cho LTG, theo đó giá trị hợp lý của cổ phiếu là 67.611đ/cp. Mặc dù LTG có triển vọng tăng trưởng LNST năm 2017 tốt hơn so với mức trung vị ngành, vẫn có những rủi ro do kết quả lợi nhuận kém khả quan trong những năm trước. Do đó, chúng tôi cho rằng không cần phải áp dụng mức tăng hay giảm lên định giá của LTG so với mức trung vị ngành.
Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu LTG là 67.671đ, theo đó P/E dự phóng là 12,1 lần. Chúng tôi ước tính LNST của cổ đông công ty mẹ 2017 sẽ tăng trưởng 27,6% và 13,6% trong năm 2018. Tập đoàn là nhà cung cấp thuốc bảo vệ thực vật lớn nhất ở Việt nam đồng thời mở rộng đầu tư phát triển chuỗi giá trị gạo. Trong khi mảng thuốc bảo vệ thực vật chủ chốt cho thấy tiềm năng tăng trưởng tương đối, nếu thành công với chuỗi gạo và trái cây, mảng kinh doanh mới này cho thấy cơ hội tăng trưởng rất lớn trong tương lai mặc dù đây cũng là một thử thách lớn với công ty.
CTCP Tập đoàn Lộc Trời – trước đó là CTCP Thuốc bảo vệ thực vật An Giang được thành lập năm 1993 và là doanh nghiệp đầu ngành thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam. Năm 2015, công ty đổi tên thành Lộc Trời. Mô hình kinh doanh cũng có sự thay đổi và công ty đã xây dựng chuỗi giá trị sản xuất gạo theo chiều dọc. Gần đây hơn, công ty cũng mở rộng tương tự sang mảng trái cây và cà phê. LTG đã trải qua một vài năm khó khăn trong quá trình tái cơ cấu các kênh bán hàng, hơn nữa mảng gạo vẫn chưa đóng góp lợi nhuận.
Với tổng số cổ phiếu đang lưu hành hiện là 67.161.150 cổ phiếu và mức giá tham chiếu cho ngày niêm yết, vốn hóa thị trường của LTG sẽ là 3.693 tỷ đồng (164 triệu USD). Nhà nước hiện nắm 24,15% cổ phần. Sở hữu nước ngoài là 44,04%, trong đó Standard Chartered Private Equity (SCPE) nắm 33,4%. Các cổ đông nước ngoài khác bao gồm Mekong Capital, sở hữu 6,07%. Người lao động công ty sở hữu 15,31% cổ phần và cổ đông trong nước khác nắm 16,5%.
Lộc Trời là nhà cung cấp thuốc bảo vệ thực vật lớn nhất tại thị trường Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh chủ chốt hiện tại của tập đoàn bao gồm phân phối và sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, phân hữu cơ và sinh học, giống cây trồng, chế biến và bán gạo. LTG cũng phát triển mảng bao bì. Cụ thể đóng góp doanh thu của mảng kinh doanh chính trên vào cuối năm ngoái như sau: Mảng thuốc bảo vệ thực vật đóng góp 60,9% doanh thu. Mảng gạo đóng góp 28,8%. Giống cây trồng đóng góp 7,3%. Các mảng khác gồm bao bì & xây dựng đóng góp 3,2%. Trong đó, mảng thuốc bảo vệ thực vật và giống cây trồng cho tỷ suất lợi nhuận cao nhất, lần lượt là khoảng 30% và 30-35%. Mảng gạo là mảng kinh doanh khá mới và do đó tỷ suất lợi nhuận vẫn còn khá thấp.

Sản phẩm gạo của Lộc Trời được tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu. Lộc Trời có 5 nhà máy chế biến gạo hiện tại tại An Giang (2 nhà máy), Đồng Tháp (1 nhà máy), Long An (1 nhà máy), Bạc Liêu (1 nhà máy) với tổng công suất là 700.000 tấn gạo cho xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Sản phẩm gạo của công ty phong phú về chủng loại và bao bì.
Mặc dù được đầu tư vốn lớn, mảng gạo hiện vẫn lỗ và gặp nhiều khó khăn trong năm 2016. Doanh thu thuần của mảng gạo năm 2016 giảm 22,9% còn 2.241 tỷ đồng, đóng góp 28,8% doanh thu thuần của tập đoàn. Trong khi đó lợi nhuận gộp giảm mạnh hơn 66% còn 75,8 tỷ đồng, chỉ đóng góp 4,7% tổng lợi nhuận gộp. Trong năm 2015, mảng gạo đóng góp 36,9% doanh thu thuần và 13% lợi nhuận gộp toàn tập đoàn. Như vậy tỷ suất lợi nhuận đã giảm một nửa từ 7,8% xuống 3,4%. Trong khi đó sản lượng tiêu thụ cũng giảm 13,5% xuống 192.000 tấn. Trong đó, sản lượng xuất khẩu là 79.000 tấn (giảm 40%), tương đương 1,64% sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2016, và sản lượng tiêu thụ trong nước là 113.000 tấn (tăng trưởng 43%).
Mở rộng sang mảng gạo, công ty ước tính mức lỗ tối đa có thể chấp nhận được là 120 tỷ đồng/năm, tuy nhiên trong năm 2016 mức lỗ đã vượt quá con số đó lên 220 tỷ đồng. Nguyên nhân là:
– Khó khăn chung đối với ngành gạo Việt Nam trên thị trường xuất khẩu. trong năm 2016 một số gạo Việt Nam không được chấp nhận cho xuất khẩu sang thị trường Mỹ do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức cho phép. Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2016 có 500 container gạo bị trả lại từ Mỹ. Và Lộc Trời có 2.000 – 3.000 tấn gạo bị trả lại. Sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm 26,8% còn 4,8 triệu tấn mặc dù vậy giá xuất khẩu bình quân lại tăng 5,46% lên 449USD/tấn. Theo đó, giá trị xuất khẩu giảm 22,8% là 2,16 triệu USD.
Sản phẩm chính của Lộc Trời là hạt giống lúa, ngô và rau. Hạt giống ngô và rau chủ yếu nhập khẩu từ Syngenta và LTG tự sản xuất một phần nhỏ.

LTG đứng thứ 2 về sản xuất giống cây trồng tại Việt Nam. Công ty giữ thị phần giống hàng hóa là 9,5%; đứng sau NSC với thị phần 11,3%. Tại khu vực ĐBSCL, thị phần lúa giống của công ty là 20% (tính theo giá trị). Công ty chủ yếu phân phối hạt giống thuần. Lúa giống sử dụng tại ĐBSCL 100% là giống thuần, trong khi ở miền Bắc có 20% là giống lai.
Mảng hạt giống cây trồng đạt kết quả không khả quan trong năm 2016 do bị ảnh hưởng mạnh của thời tiết không thuận lợi và giá nông sản giảm. Mảng hạt giống cây trồng cũng đã có một năm khó khăn với doanh thu thuần giảm 17,1% xuống còn 568 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp giảm tiếp 60% xuống còn 78,7 tỷ đồng. Theo đó tỷ suất lợi nhuận gộp giảm xuống còn 13,9% từ mức 28,7% trong năm 2015. Đây là năm thứ 2 doanh thu và lợi nhuận mảng giống cây trồng giảm. Trong năm 2016, công ty tiêu thụ được 30.400 tấn hạt giống lúa (giảm 29,8%) và 1.200 tấn hạt giống ngô (giảm 62,5%).
Mảng bao bì tăng trưởng nhanh. Mảng này được thành lập nhằm hỗ trợ các mảng kinh doanh khác. Hiện nhà máy bao bì có tổng diện tích 34.000m2; sản xuất bao bì carton và bao bì vải nhựa PP. Doanh thu tăng với tốc độ gộp bình quân năm là 34,5% trong giai đoạn 2011-2016.
Liên doanh với Thaco trong dự sản xuất gạo với vốn đầu tư ước tính 7.800 tỷ đồng. để sản xuất gạo tại Thái Bình áp dụng cơ giới hóa. Trong dự án này, Thaco sẽ chịu trách nhiệm bỏ vốn đầu tư và máy móc còn LTG chịu trách nhiệm về vùng trồng, quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Cung cấp thuốc bảo vệ thực vật và giải pháp kỹ thuật cho Vineco và HNG. Trong lĩnh vực canh tác rau và trái cây, LTG tự tin có 20 năm kinh nghiệm cung cấp thuốc bảo vệ thực vật và đội ngũ kỹ sư của công ty có thể tạo ra giá trị và cung cấp giải pháp cho các doanh nghiệp khác chẳng hạn như Vineco và HNG.

Mục tiêu đề ra đến năm 2021 có vẻ khá tham vọng. Công ty đặt mục tiêu đạt mức vốn hóa thị trường 1 tỷ đô vào năm 2021, tương đương gấp 6 lần hiện tại. Với LNST đạt 65 triệu USD (tăng gấp 3,2 lần so với hiện tại). Công ty cũng dự kiến chuyển sàn sang HSX vào năm 2021.
Tại ĐHCĐTN diến ra vào tháng 4 năm nay, Lộc Trời đã đề ra kế hoạch kinh doanh ở mức hợp lý cho năm 2017 như sau:
– Doanh thu thuần tăng trưởng 6,5% và đạt 8.287 tỷ đồng.
– LNTT tăng trưởng 28,7% và đạt 597 tỷ đồng.
– LNST tăng trưởng 31,8% và đạt 460 tỷ đồng.
– EPS tăng 33,9% lên 5.822đ.
LTG ước doanh thu thuần 6 tháng tăng trưởng 14,42% lên 4.052 tỷ đồng (hoàn thành 48,9% kế hoạch cả năm) và LNST tăng trưởng 3,81% lên 173 tỷ đồng. Cho năm 2017, chúng tôi dự báo doanh thu thuần đạt 8.073 tỷ đồng (tăng trưởng 3,7%) và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 442 tỷ đồng (tăng trưởng 27,6%). Chúng tôi dự báo LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 442 tỷ đồng (tăng trưởng 27,6%) và tỷ suất LNST là 5,5%. Theo đó EPS đạt 5.597đ.
Cho năm 2018, chúng tôi dự báo doanh thu thuần đạt 8.930 tỷ đồng (tăng trưởng 10,6%) và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 500,2 tỷ đồng (tăng trưởng 13,1%). Dự báo LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 500,2 tỷ đồng (tăng trưởng 13,1%) và tỷ suất LNST là 5,6%. Theo đó EPS đạt 6.330đ.
Chúng tôi đưa ra đánh giá lần đầu đối với cổ phiếu LTG là Khả quan. Ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu LTG là 67.671đ; tương đương P/E dự phóng là 12,1 lần. Cao hơn 23% so với mức giá tham chiếu vào ngày chào sàn là 55.000 LTG có lợi thế lớn nhờ lịch sử lâu đời trong ngành thuốc bảo vệ thực vật và mối quan hệ gần gũi với một mạng lưới canh tác rộng lớn.
(HSC)