Đà tăng trưởng bị gián đoạn nhưng vẫn ở mức tích cực
Tóm tắt đầu tư
Mặc dù kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020 bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng tình hình hoạt động vẫn sát với ước tính của chúng tôi cho năm 2020, trong đó hoạt động kinh doanh cốt lõi thấp hơn kỳ vọng của chúng tôi, nhưng được bù đắp từ sự gia tăng của các hoạt động kinh doanh không cốt lõi. Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm (thường là mùa thấp điểm) hoàn thành 43% ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2020 của chúng tôi do doanh thu từ hoạt động thương mại tăng.
Với nhiều yếu tố như các đại lý Viettel Telecom mới đóng vai trò là điểm bán hàng mới hiện cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của VTP và đại dịch Covid-19 có thể kéo dài hơn dự kiến, chúng tôi điều chỉnh lại ước tính tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2020 và năm 2021 lần lượt ở mức 23% và 45% so với cùng kỳ.
Nâng khuyến nghị lên MUA. Giá mục tiêu 1 năm mới là 157.000 đồng/cp, triển vọng tăng giá là 23%, dựa trên hệ số P/E mục tiêu là 18 lần (từ khuyến nghị KHẢ QUAN và giá mục tiêu là 160.000 đồng/cp như trước đây). Khuyến nghị MUA của chúng tôi chủ yếu dựa trên triển vọng về giá cổ phiếu VTP hiện tại đang phản ánh cơ sở thấp của kết quả kinh doanh cốt lõi trong năm nay, và triển vọng phục hồi kinh doanh cốt lõi mạnh mẽ vào năm tới sẽ là yếu tố hỗ trợ mạnh cho giá cổ phiếu.
Rủi ro giảm giá đối với khuyến nghị của chúng tôi: (1) dịch Covid-19 có thể kéo dài hơn dự kiến và (2) bất kỳ sự gián đoạn nào trong hoạt động của Viettel Telecom có thể dẫn đến sự sụt giảm tác động đến lợi nhuận sau thuế của VTP.
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020 bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, nhưng công ty vẫn hoạt động tương đối khả quan. Kết quả kinh doanh vẫn sát với ước tính của chúng tôi đối với năm 2020, hoàn thành 43% ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2020 của chúng tôi, nhờ vào doanh thu từ hoạt động thương mại.
Do dịch Covid-19, VTP đã ghi nhận mức tăng trưởng chậm hơn nhiều trong hoạt động kinh doanh cốt lõi là dịch vụ logistic và dịch vụ giao nhận, với mức tăng trưởng 17% so với cùng kỳ trong Q1/2020 và 8% so với cùng kỳ trong Q2/2020 – thấp hơn so với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ trong năm 2019. Nhìn chung, tăng trưởng doanh thu cốt lõi của VTP đạt 12% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2020.
Theo quan điểm của chúng tôi, mặc dù tăng trưởng thấp hơn so với năm trước, nhưng mức tăng trưởng doanh thu cốt lõi trong 6 tháng đầu năm 2020 của VTP vẫn khá khả quan. Theo Bộ thông tin và Truyền thông (MIC), trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng doanh thu thị trường bưu chính của Việt Nam chỉ tăng 4% so với cùng kỳ. Theo Tổng cục thống kê (GSO), tổng doanh thu bán lẻ của Việt Nam chỉ tăng 3,4% so với cùng kỳ, so với mức tăng trưởng thông thường trước khi xảy ra dịch bệnh là 12-14% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng này giảm 10,8% so với mức 12% vào năm trước, do VTP phải đưa ra một số biện pháp hỗ trợ cho khách hàng trong Q2/2020.
Trong Q1/2020, VTP đã ký hợp đồng với Viettel Telecom (một công ty con khác của Tập đoàn Viettel) để tiếp nhận gần 300 nghìn điểm bán hàng của Viettel Telecom trên cả nước. VTP có thể sử dụng các điểm bán hàng này của Viettel để triển khai các sản phẩm và dịch vụ cả mình. Điều này giúp doanh thu thương mại tăng mạnh gấp 9 lần lên 3,8 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2020 – đóng góp 43 tỷ đồng vào lợi nhuận gộp của VTP trong nửa đầu 2020. Mảng này chiếm tỷ trọng 11,8% trong lợi nhuận gộp so với mức chỉ có 4% trong năm trước. Nhìn chung, hoạt động bất thường này đã giúp cải thiện tăng trưởng lợi nhuận gộp của VTP, với mức tăng trưởng 12,7% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2020.
VTP đã ghi nhận 250 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và tăng 21% so với cùng kỳ. Kết quả này thấp hơn so với ước tính tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2020 của chúng tôi là +23% so với cùng kỳ, nhưng chúng tôi cho rằng VTP vẫn đang hoạt động đúng tiến độ bởi vì Q2/2020 có thể là quý xấu nhất trong năm nay.
Ước tính
Với nhiều yếu tố như mạng lưới điểm bán hàng mới của Viettel Telecom sẽ là nguồn lực để triển khai và giới thiệu các sản phẩm của VTP cũng như thời gian kéo dài của dịch Covid-19 ở Việt Nam, vì vậy chúng tôi điều chỉnh lại các ước tính để phản ánh những thay đổi này.
Trong năm 2020, chúng tôi điều chỉnh ước tính doanh thu tăng lên 17,5 nghìn tỷ đồng (+125% so với cùng kỳ) và ước tính lợi nhuận sau thuế không thay đổi ở mức 467 tỷ đồng (+23,5% so với cùng kỳ). Cụ thể, mảng giao nhận ước tính chỉ tăng 8% so với cùng kỳ trong năm 2020 do dịch bệnh kéo dài, trong khi doanh thu thương mại có thể tăng gấp 6 lần. Tuy nhiên, kết hợp các yếu tố này với nhau, khiến ước tính lợi nhuận không thay đổi.
Trong năm 2021, Chúng tôi điều chỉnh ước tính doanh thu tăng lên 19,2 nghìn tỷ đồng (+9,3% so với cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế tăng lên 677 tỷ đồng (+45% so với cùng kỳ) từ mức cơ sở thấp vào năm trước. Chúng tôi ước tính thị trường e-commerce sẽ hồi phục với mức tăng trưởng bình thường là 15% so với cùng kỳ trong năm 2021, trong khi doanh thu giao nhận ước tính tăng 17% so với cùng kỳ. Mặt khác, doanh thu thương mại sẽ phục hồi về mức bình thường là +5% so với cùng kỳ.
Quan điểm đầu tư
Chúng tôi nhận thấy 300 nghìn điểm bán hàng trong mạng lưới bán hàng của Viettel Telecom là một sự kiện mang tính hai mặt, cụ thể đây có thể là cơ hội gia tăng doanh thu và giới thiệu sản phẩm của chính công ty cùng với các sản phẩm và dịch vụ thương hiệu Viettel, đồng thời cũng gia tăng đòn bẩy hoạt động của VTP. Tuy nhiên, điều này là khá tích cực đối với hoạt động kinh doanh cốt lõi, vì điều này có thể giúp VTP cắt giảm chi phí do không phải mở cửa hàng riêng. Với mạng lưới lớn hơn nhiều này, VTP có thể có nhiều cơ hội để thu hút khách hàng mới, vì sự nhận diện là rất cần thiết với các kênh e-commerce nhỏ. Đồng thời, VTP có thể tận dụng lượng khách hàng rất lớn của Viettel Telecom thông qua kênh này, nhưng chúng tôi cho rằng điều này có thể mất khá nhiều thời gian để triển khai chiến lược mới.
Chúng tôi giữ nguyên quan điểm VTP có thể được hưởng lợi từ tăng trưởng dài hạn của hoạt động e-commerce tại Việt Nam, mặc dù đà tăng trưởng có thể tạm thời bị gián đoạn do dịch bệnh, một thảm họa mang tính toàn cầu chưa rõ thời gian chấm dứt.
Do giá cổ phiếu giảm gần đây, chúng tôi thay đổi khuyến nghị từ KHẢ QUAN (giá mục tiêu trước đây là 160.000 đồng/cp) lên MUA (giá mục tiêu mới là 157.000 đồng/cp, triển vọng tăng giá là 23%), với hệ số PE mục tiêu 1 năm là 18 lần.
Rủi ro giảm giá đối với khuyến nghị của chúng tôi: (1) dịch Covid-19 có thể kéo dài hơn dự kiến và (2) bất kỳ sự gián đoạn nào trong hoạt động của Viettel Telecom có thể dẫn đến sự sụt giảm tác động đến lợi nhuận sau thuế của VTP.
(Nguồn: SSI)