Cập nhật cổ phiếu CTG: Kết quả kinh doanh Q2/2020 nổi bật.

Cập nhật cổ phiếu CTG: Kết quả kinh doanh Q2/2020 nổi bật.

Lượt xem:1261 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • Kết quả kinh doanh tốt hơn ước tính

    Vietinbank (CTG) đã công bố kết quả kinh doanh Q2/2020 nổi bật so với các ngân hàng khác. Lợi nhuận trước thuế tăng 106% YoY, đây là mức cao nhất trong số các ngân hàng niêm yết, mặc dù thu nhập lãi giảm đáng kể do cắt giảm lãi suất cho vay. Các động lực chính bao gồm thu nhập ngoài lãi (+27,1% YoY), chi phí hoạt động được quản lý tốt (-9.3% YoY) và chi phí dự phòng giảm (-46.7% YoY). Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu kết hợp tăng 21 bps lên 2,1% trong khi nợ tái cấu trúc ở mức rất thấp (0,9% tổng dư nợ) so với các ngân hàng khác. Chúng tôi điều chỉnh tăng ước tính lợi nhuận trước thuế 2020 lên mức 9,75 nghìn tỷ đồng (-17,2% YoY) từ 9,22 nghìn tỷ đồng nhưng điều chỉnh giảm ước tính LNTT 2021 còn 10,86 nghìn tỷ đồng (+11,3% YoY), để phản ánh triển vọng thoái thu lãi và tăng chi phí dự phòng sau Covid. Chúng tôi duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu với giá mục tiêu 1 năm không đổi là 27.200 đồng/cp, tăng 12% so với giá hiện tại. Yếu tố xúc tác ngắn hạn tiềm năng là thỏa thuận bán bảo hiểm độc quyền hiện đang đàm phán lại.

    Tín dụng phục hồi yếu trong quý 2 nhờ phân khúc khách hàng SME và FDI:

    Sau khi giảm -1,4% YTD trong Q1/2020, tăng trưởng tín dụng phục hồi +1,8% QoQ trong Q2/2020 và +0,3% YTD – thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn hệ thống là 3,54% YTD. Tăng trưởng cho vay chủ yếu nhờ mảng KH doanh nghiệp vừa và nhỏ
    (23,3% tổng dư nợ cho vay, +6,6% YTD) và FDI (5,5% tổng dư nợ cho vay, +10,7% YTD), trong khi mảng bán lẻ và KH doanh nghiệp lớn giảm.

    NIM trong quý 2 tiếp tục giảm mặc dù chi phí vốn giảm: Tương tự như các ngân hàng TMCP quốc doanh khác, tăng trưởng huy động (bao gồm chứng chỉ tiền gửi) (1,6% YTD) vượt tăng trưởng tín dụng, cải thiện thanh khoản chung. Lãi suất tiền gửi vẫn ổn định trong Q1, nhưng giảm đáng kể trong Q2 với mức giảm -60 đến -90 điểm phần trăm so với quý trước trên tất cả các kỳ hạn. Do đó, chi phí vốn bình quân trong Q2/2020 đã giảm -27 bps so với Q4/2019.

    Về mảng cho vay, trong 6T2020, CTG đã tái cơ cấu 8,4 nghìn tỷ đồng nợ vay cho 1.700 khách hàng chịu tác động tiêu cực từ Covid-19 theo Thông tư 01. Khoản này chiếm 0,9% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng, đây là mức rất thấp so với mức bình quân 3,2% của các ngân hàng khác. 93% nợ vay tái cấu trúc thuộc về khách hàng doanh nghiệp lớn và SME, phần lớn trong số đó thuộc ngành xây dựng, khách sạn và giao thông. Đồng thời, 45,2% tổng dư nợ cho vay được hưởng lãi suất ưu đãi, giảm 0,5-2% so với mức trước Covid.

    Do đó, lợi suất cho vay trung bình giảm -46 bps QoQ trong Q2/2020 sau khi giảm -25 bps QoQ trong Q1/2020. CTG cho biết việc cắt giảm lãi suất/ phí khiến ngân hàng thiệt hại 2 nghìn tỷ đồng thu nhập trong nửa đầu năm 2020, và tương đương 9,7% tổng thu nhập hoạt động (TOI). NIM giảm -22 bps QoQ xuống 2,62% trong Q2/2020, so với mức giảm trước đó là -13 bps QoQ trong Q1/2020.

    Thu nhập ngoài lãi là động lực tăng trưởng chính:

    • Thông tư 04 hỗ trợ tăng trưởng thu nhập ròng từ phí: Tăng trưởng doanh thu phí thấp ở mức 0,6% YoY, chủ yếu do giảm nhu cầu dịch vụ ngân hàng trong giai đoạn giãn cách xã hội và ngân hàng giảm phí hỗ trợ khách hàng trong Covid-19. Dịch vụ thanh toán vẫn là nguồn thu phí chính, đóng góp khoảng 45-50% trong khi phí từ bancassurance chỉ chiếm 2-3%.
    • Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối tăng mạnh, tăng +73% YoY trong quý 2 và +31,7% YoY trong 6T2020. Điều này phần lớn là do dòng vốn USD dồi dào và tỷ giá USD biến động mạnh vào đầu quý 2.
    • Lãi ròng từ kinh doanh và đầu tư chứng khoán đạt 524,5 tỷ đồng trong 6T2020, tăng vọt so với mức lỗ – 106,8 tỷ đồng trong 6T2019. Tương tự như các ngân hàng khác, phần lớn lợi nhuận (82%) đã ghi nhận trong quý 1/2020 do lợi suất trái phiếu chính phủ tăng.

    Ưu tiên xử lý trái phiếu VAMC hơn nợ xấu:

    CTG tập trung nguồn lực để xử lý trái phiếu VAMC hơn là xử lý nợ xấu trên bảng cân đối kế toán. Ngân hàng đã mua lại hơn 6 nghìn tỷ đồng trái phiếu VAMC, và trích lập dự phòng 50% phần còn lại ước tính là 6,67 nghìn tỷ đồng trong 6T2020. Giá trị ròng trái phiếu VAMC hiện chiếm 0,35% tổng dư nợ cho vay (năm 2019 là 0,66%).
    Nếu bao gồm trái phiếu VAMC và nợ xấu kể trên, tỷ lệ nợ có vấn đề tăng 21 bps lên 2,1% tổng dư nợ cho vay, gần với mức của BID (2%).

    Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm -46,7% YoY trong quý 2/2020, tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu giảm còn 81%, từ 120% trong năm 2019. Chúng tôi cho rằng chi phí dự phòng có thể tăng đáng kể nếu CTG muốn cải thiện tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu.

    Thoái vốn khỏi các công ty con và thương vụ bancassurance tiềm năng: Vào tháng 6, HĐQT của CTG đã thông qua việc thoái 50% cổ phần tại công ty cho thuê tài chính (VietinBank Leasing). Đến nay, CTG đang trong những bước cuối cùng hoàn thiện thủ tục. Ngoài ra, CTG có kế hoạch giảm vốn tại công ty quản lý quỹ (Vietinbank Capital) và tiếp tục thoái vốn tại công ty chứng khoán (Vietinbank Securities) (HOSE: CTS), điều này sẽ giúp cải thiện bộ đệm vốn của ngân hàng.

    CTG cũng đang hợp tác chặt chẽ với Aviva để đàm phán loại hợp đồng bancassurance với một bên mua khác mà sẽ hợp tác với CTG, cùng với các điều khoản mới. Chúng tôi coi việc đàm phán lại này là yếu tố thuận lợi cho ngân hàng và hỗ trợ cổ phiếu tăng giá.

    Điều chỉnh ước tính lợi nhuận và Quan điểm đầu tư

    Do làn sóng dịch bệnh Covid-19 thứ hai đã quay trở lại Việt Nam vào đầu tháng 7, chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo LNTT nửa cuối năm 2020 của CTG từ khoảng 4,62 nghìn tỷ đồng xuống 2,3 nghìn tỷ đồng (-50,4%). Chúng tôi ước tính NIM trong nửa cuối năm sẽ giảm thêm -20 bps vì tác động của việc giảm và miễn lãi suất sẽ kéo dài trong cả Q3 và Q4 thay vì chỉ trong Q2 của nửa đầu năm; và một số khoản thu nhập lãi ghi nhận trong 6T2020 sẽ được thoái thu do nợ nhóm 2 tăng. Chúng tôi cũng ước tính CTG sẽ đẩy nhanh việc trích lập dự phòng với chi phí dự phòng là 9,26 nghìn tỷ đồng trong nửa cuối năm, + 64,7% YoY, cho cả trái phiếu VAMC và nợ xấu để duy trì tỷ lệ nợ xấu kết hợp ở mức ~ 1,8%.

    Tuy nhiên, kết hợp với KQKD 6T2020 tương đối tốt, chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận trước thuế (LNTT) năm 2020 của ngân hàng lên 9,75 nghìn tỷ đồng (-17,2% YoY) từ 9,22 nghìn tỷ đồng. Cho năm 2021, chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo LNTT xuống 10,86 nghìn tỷ đồng (+ 11,3% YoY), chủ yếu để phản ánh khả năng phải thoái thu lãi và tăng chi phí trích lập dự phòng sau Covid. Chúng tôi cũng giả định rằng CTG sẽ không chia cổ tức bằng tiền mặt vào năm 2020.

    Với mức giá hiện tại 24.300 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu đang giao dịch ở mức PB 2020 và 2021 lần lượt là 1,09x và 1,03x. Chúng tôi duy trì giá mục tiêu 1 năm của CTG ở mức 27.200 đồng/ cổ phiếu, dựa trên PB mục tiêu không đổi là 1,2x và BVPS trung bình của năm 2020 và 2021. Với giá mục tiêu tăng 12% so với giá hiện tại, chúng tôi duy trì đánh giá KHẢ QUAN đối với cổ phiếu.

     

    (Nguồn: SSI)

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn