VPB được chấp thuận tăng thêm 6.300 tỷ đồng vốn thứ cấp bằng cách phát hành riêng lẻ như kỳ vọng. Theo đó, VPB đã được chấp thuận phát hành 164,7 triệu cổ phiếu (bằng 11% tổng số lượng cổ phiếu sau phát hành) để nâng vốn cấp 1 với giá được cho là bằng với đợt bán cổ phần hiện hữu trước đó là 39.000đ. Theo đó Ngân hàng sẽ nâng vốn điều lệ lên 15.706 tỷ đồng từ mức 14.059 tỷ đồng hiện nay (trong đó gồm có 732 tỷ từ cổ phiếu ưu đãi). Nhiều khả năng việc phát hành sẽ được tiến hành trong vài tuần tới.

Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý ngắn hạn của cổ phiếu là 41.600đ, tương đương P/B dự phóng 2017 là 2,40 lần dựa trên dự báo LNTT hợp nhất năm 2017 đạt 6.752 tỷ đồng tăng trưởng 37%) và năm 2018 đạt 8.047 tỷ đồng (tăng trưởng 19,2%). Thông tin phát hành riêng lẻ được công bố đúng như dự kiến và tạo điều kiện để các cổ đông đã bán cổ phần hiện hữu của mình trong đợt phát hành riêng lẻ trước đó mua lại số cổ phần đã bán của mình. Những NĐT khác sẽ quan tâm đến việc room sẽ mở lại tới 41,2 triệu cổ phiếu; theo đó NĐTNN có thể mua vào cổ phiếu VPB. Triển vọng tăng trưởng khá xuất phát từ cả ngân hàng mẹ và công ty tài chính tiêu dùng. Tuy nhiên trong trung và dài hạn chúng tôi vẫn e ngại việc VPB trích lập dự phòng còn thấp cộng với cạnh tranh tăng lên và quy định trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng được thắt chặt; và những đây là những mối lo nhãn tiền.
Room sẽ mở lại tới 41,2 triệu cổ phiếu. Sau thương vụ phát hành nói trên, room sẽ mở lại tới 41,2 triệu cổ phiếu. Tổng số lượng cổ phiếu thường sau khi phát hành là 1.497 triệu cổ phiếu (trước khi phát hành là 1.333 triệu cổ phiếu). Thông tin này có vẻ đã khẳng định cơ cấu của thương vụ phát hành riêng lẻ nâng vốn thêm 280 triệu USD vào tháng 7, cụ thể là:
– Cổ đông hiện hữu bán cổ phần của mình cho người mua với giá thỏa thuận.
– Cổ phiếu VPB niêm yết trên Hose
– VPB sẽ xin phát hành riêng lẻ cổ phiếu mới (đã được chấp thuận gần đây)
– Cổ đông hiện hữu đã bán cổ phần trên đây sẽ mua lại cổ phiếu tương đương trong đợt phát hành riêng lẻ này.
– Theo đó NĐT mới tham gia sẽ tránh bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm theo quy định đối với các đợt phát hành riêng lẻ thông thường.
Hiện tại điều quan trọng nhất là room sẽ mở lại tới 2,75% số lượng cổ phiếu lưu hành, tương đương 41,2 triệu cổ phiếu. Sau lực mua mạnh của NĐTNN trong phiên chào sàn, thì room đã đầy ở mức 25% (5% được dành để phục vụ chuyển đổi khoản vay có thể chuyển đổi của IFC). Trong vài tuần tới. Có vẻ NĐTNN vẫn còn nhu cầu mua cổ phiếu VPB nên có thể kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ tăng khi room mở trở lại.
Dự báo LNTT hợp nhất 2017 của VPB sẽ là 6.752 tỷ đồng (tăng trưởng 37,0%), sát với kế hoạch cả năm của Ngân hàng, là 6.800 tỷ đồng nhờ LNTT hoạt động kinh doanh chủ chốt tại Ngân hàng mẹ tăng trưởng tốt (không bao gồm tất cả lợi nhuận chuyển sang từ FE Credit), đạt 3.189 tỷ đồng so với 2,474 tỷ đồng trong năm 2016 (tăng trưởng 28,90%). Và LNTT của FE Credit dự báo tăng trưởng 18,20% và đạt 2.927 tỷ đồng.

Chúng tôi dự báo LNTT 2017 của Ngân hàng mẹ đạt 4.874 tỷ đồng (tăng trưởng 43,25%). Và LNTT hoạt động kinh doanh chủ chốt tại Ngân hàng mẹ đạt 3.189 tỷ đồng (tăng trưởng 28,90%). Dự báo của chúng tôi dựa trên các giả định sau:
1. Chúng tôi dự báo tăng trưởng cho vay khách hàng là 20% đạt 135,08 nghìn tỷ đồng nhờ tăng trưởng cho vay rất tốt trong 6 tháng đầu (tăng 11,68% so với đầu năm).
2. Và chúng tôi cũng dự báo tăng trưởng tiền gửi khách hàng là 5% đạt 127,87 nghìn tỷ đồng, trong khi đó Ngân hàng cũng đẩy mạnh huy động các chứng chỉ tiền gửi trung hạn, tăng trưởng 45% đạt 41,82 nghìn tỷ đồng.
3. Do đó, hệ số LDR thuần vẫn ở mức cao, là 106%, tuy nhiên tỷ lệ cho vay/(tiền gửi khách hàng +chứng chỉ tiền gửi) chỉ là 80%.
4. Tỷ lệ NIM tăng lên 4,35% so với mức 3,92% trong năm 2016 và 4,32% vào cuối 6 tháng đầu năm 2017. Chúng tôi dự báo tỷ lệ NIM tăng là do Ngân hàng tập trung vào cho vay khách hàng (51% tổng dự nợ là cho vay khách hàng cá nhân). Và 25% các khoản vay của khách hàng cá nhân (gần 13% tổng dư nợ) là không có tài sản đảm bảo.
5. Do đó, thu nhập lãi thuần dự báo tăng trưởng 23,25% đạt 8.741 tỷ đồng.
6. Tổng thu nhập ngoài lãi tăng 50,65% đạt 1.818 tỷ đồng. Trong đó, lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh/đầu tư tăng trưởng mạnh nhất với mức tang 444,24% đạt 500 tỷ đồng. Và nếu chúng tôi cộng cả 1.685 tỷ đồng thu nhập từ góp vốn mua cổ phần chuyển sang từ FE Credit (năm 2016 ghi nhận 928 tỷ đồng), tổng thu nhập ngoài lãi sẽ tăng trưởng 64,06%.
7. Tổng chi phí hoạt động dự báo tăng 30,46% so với năm 2016 lên 4.775 tỷ đồng. Do đó, hệ số CIR sẽ là 39%.
8. Chi phí dự phòng tăng nhẹ 19,89% so với năm 2016 lên 2.595 tỷ đồng. Ngoài 1.051 tỷ đồng chi phí dự phòng trích lập trong 6 tháng đầu năm, chúng tôi dự báo VPB sẽ trích lập thêm 700 tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm cho trái phiếu VAMC, và 844 tỷ đồng dự phòng nợ xấu thông thường để giảm tỷ lệ nợ về dưới 3%.
Chúng tôi dự báo LNTT năm 2017 của FE Credit là 2.972 tỷ đồng (tăng trưởng 18,20%). EPS đạt 4.610đ và BVPS đạt 17.298đ cho năm 2017. Và P/B dự phóng năm 2017 là 2,4 lần.
Cho năm 2018, HSC dự báo LNTT hợp nhất đạt 8.047 tỷ đồng (tăng trưởng 19,2%), nhờ LNTT Ngân hàng mẹ tăng trưởng 22,91% và đạt 5.990 tỷ đồng còn LNTT của FE Credit tăng trưởng 19,06% và đạt 3.485 tỷ đồng. Giả định của chúng tôi như sau:
* Với Ngân hàng mẹ:
1. Chúng tôi dự báo tăng trưởng cho vay khách hàng là 18% và đạt 159,39 nghìn tỷ đồng.
2. Và chúng tôi cũng dự báo tăng trưởng tiền gửi khách hàng là 7% và đạt 136,82 nghìn tỷ đồng, trong khi đó vốn huy động từ phát hành chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu tăng 40% và đạt 58,55 nghìn tỷ đồng.
3. Do đó, hệ số LDR thuần ở mức rất cao là 116%, tuy nhiên tỷ lệ cho vay/(tiền gửi khách hàng +chứng chỉ tiền gửi) chỉ là 80%.
4. Tỷ lệ NIM giảm nhẹ xuống 4,29% từ 4,35% năm 2017.
5. Do đó, thu nhập lãi thuần dự báo tăng trưởng 15,22% và đạt 10.072 tỷ đồng.
6. Tổng thu nhập ngoài lãi gần như giữ nguyên ở 3.562 tỷ đồng. Tuy nhiên tổng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động kinh doanh chính (không tính 2.022 tỷ đồng lợi nhuận từ FE Credit chuyển sang KQKD năm 2017) giảm 15,27% xuống còn 1.540 tỷ đồng do lãi thuần từ hoạt động đầu tư chứng khoán giảm do lợi suất gộp trái phiếu giảm dần.
7. Tổng chi phí hoạt động dự báo tăng nhẹ 11,35% so với năm 2017 lên 5.317 tỷ đồng nhờ ngân hàng áp dụng công nghệ ngân hàng số.
8. Do đó, hệ số CIR vẫn được kiểm soát tốt ở 39%.
9. Dự báo chi phí dự phòng giảm nhẹ 10,35% xuống 2.326 tỷ đồng. Trong đó 1.499 tỷ đồng là trích lập chung và cụ thể còn 827 tỷ đồng là trích lập cho trái phiếu VAMC (bằng 20% giá trị sổ sách của trái phiếu VAMC là 4.156 tỷ đồng).
10. Theo đó, hệ số LLR vẫn ở mức thấp là 55%. Tỷ lệ nợ xấu sau khi xóa nợ là 2,7%.

* Với FE Credit:
1. Chúng tôi dự báo cho vay khách hàng tăng trưởng 28% và đạt 53,42 nghìn tỷ đồng.
2. Và dự báo tăng trưởng chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu phát hành là 32% và đạt 40,52 nghìn tỷ đồng.
3. Chúng tôi dự báo huy động khách hàng và tiền gửi của NHTM tăng 11,5% và đạt 9,44 nghìn tỷ đồng.
4. Tỷ lệ NIM sẽ giảm còn 24,13% do áp lực cạnh tranh gia tăng.
5. Theo đó, chúng tôi dự báo thu nhập lãi thuần tăng trưởng 21,18% và đạt 13.139 tỷ đồng.
6. Tổng thu nhập ngoài lãi tăng trưởng 28,09% và đạt 1.645 tỷ đồng.
7. Chúng tôi dự báo tổng chi phí hoạt động dự báo tăng 26,35% lên 4.213 tỷ đồng và hệ số CIR sẽ là 28,5%.
8. Dự báo chi phí dự phòng tăng 20,82% lên 7.085 tỷ đồng với tỷ lệ nợ xấu là 5% (12,1% cho nợ nóm 2 và 12% để xóa nợ).
9. Chúng tôi cho rằng FE Credit sẽ không trả cổ tức tiền mặt nhưng sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 35% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 0,35 cổ phiếu trả cổ tức) nhằm củng cố hệ số CAR.
Theo đó chúng tôi dự báo EPS đạt 4.100đ và BVPS đạt 20.769đ cho năm 2018. Và P/B dự phóng năm 2018 là 2,0 lần.
Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu VPB là 41.600đ, tương đương P/B dự phóng năm 2017 là 2,40 lần. Ước tính của chúng tôi dựa trên P/B bình quân của Ngân hàng mẹ (P/B dự phóng 1,54 lần) và FE Credit (PB dự phóng là 2,79 lần). VPB có giàn lãnh đạo rất năng động và tầm nhìn táo bạo trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính tiêu dùng đã giúp Ngân hàng rất thành công trong vài năm qua. Trong tương lai, chúng tôi cho rằng tăng trưởng sẽ chậm lại trước những dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh doanh bắt đầu gặp phải một số hạn chế.
Trong khi đó cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính dự kiến sẽ nóng lên với một số đối thủ mới dự kiến sẽ tham gia ngành. Chúng tôi tin rằng VPB là cơ hội đầu tư rất đáng quan tâm với mô hình kinh doanh khác biệt bao gồm một NHTMCP truyền thống và một công ty tài chính tiêu dùng với khẩu vị rủi ro cao. Và chúng tôi tin tưởng rằng VPB sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn các ngân hàng khác trong những năm tới. Tuy nhiên có rủi ro là ngành tài chính tiêu dùng sẽ đạt đỉnh tăng trưởng trong một hoặc hai năm nữa. Chúng tôi cho rằng với tiềm năng tăng trưởng mạnh và bản chất khác biệt trong mô hình kinh doanh của VPB, hoàn toàn hợp lý khi cổ phiếu có định giá cao hơn so với P/B bình quân cổ phiếu các ngân hàng đã niêm yết, là 1,76 lần.
—————————
Nguyễn Hữu Bình – Nhà quản lý tài khoản chứng khoán
Điện thoại: 0983 361 688
https://www.facebook.com/cophieu86/
Website: www.cophieu86.com
Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.