Techcombank: Giá trị hợp lý của là 38.000đ và việc thoái vốn của HSBC

Techcombank: Giá trị hợp lý của là 38.000đ và việc thoái vốn của HSBC

Lượt xem:1563 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • HSBC có thể sẽ thoái 19,41% cổ phần tại TCB sau 12 năm đầu tư

    Techcombank (TCB – OTC) thông báo trên website của mình rằng Ngân hàng đang xin ý kiến cổ đông thông qua đề xuất mua lại 19,41% cổ phần tại TCB của HSBC. Số cổ phần này tương đương 172,32 triệu cổ phiếu và trị giá 5.169,6 tỷ đồng tính theo giá cổ phiếu hiện tại trên thị trường OTC. Thương vụ thoái vốn này nhiều khả năng sẽ được thực hiện thông qua giao dịch mua lại cổ phần làm cổ phiếu quỹ của TCB. Các thông tin chi tiết như giá bán và thời gian thực hiện sẽ do HĐQT quyết định.

    Techcombank: Giá trị hợp lý của là 38.000đ và việc thoái vốn của HSBC
    HSBC có thể sẽ thoái 19,41% cổ phần tại TCB sau 12 năm đầu tư

    Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu TCB là 38.000đ, theo đó P/B dự phóng là 1,8 lần. Dự báo LNTT năm 2017 của TCB sẽ là 5.040 tỷ đồng (tăng trưởng 26,11%). Đồn đoán về khả năng thoái vốn này đã xuất hiện trên thị trường khi các ngân hàng quốc tế trong thời gian qua đã bán ra cổ phần thiểu số nắm giữ tại các ngân hàng khác khi các đầu tư này trở nên đắt khi phải tính CAR của tập đoàn. Và cũng có những khó khăn phát sinh giữa việc duy trì hoạt động của chính các ngân hàng đó tại thị trường Việt Nam và hỗ trợ chuyên môn cho các ngân hàng mà họ góp vốn.

    Đối với TCB, sau khi đã thành công tái cơ cấu tài sản và trở về hoạt động bình thường, thời điểm này là khá thuận lợi. Dù vậy, động thái mới này sẽ khiến kế hoạch huy động vốn lên thành 14 nghìn tỷ đồng trong năm nay và sau đó là kế hoạch niêm yết trở nên phức tạp hơn. Do Ngân hàng sẽ cần bán cổ phiếu quỹ trước khi phát hành cổ phiếu mới. Mặc dù vậy, về dài hạn đây sẽ là lợi thế cho Ngân hàng khi mở ra cơ hội tìm kiếm một đối tác chiến lược chuyên tâm hơn và ít mâu thuẫn lợi ích hơn.

    HSBC bắt đầu giảm dần vai trò của mình tại TCB từ năm 2012. Bắt đầu đầu tư vào TCB vào năm 2005 và trong giai đoạn đầu đã cử nhiều quản lý cao cấp sang TCB nhằm hỗ trợ chuyển giao kiến thức chuyên môn về quy trình hoạt động. Những quản lý này cũng tham gia sâu vào nhiều hoạt động hàng ngày của TCB. Rõ ràng với thế mạnh về hoạt động trên toàn cầu, HSBC đã đóng góp vào quá trình chuyển đổi TCB từ một ngân hàng nội địa truyền thống trở thành một trong những ngân hàng cổ phần năng động nhất về mảng bán lẻ ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, kể từ năm 2012, vai trò của HSBC dần giảm thiểu, có thể một phần là do những mâu thuẫn có thể tiềm ẩn khi cùng là các ngân hàng hoạt động trong thị trường Việt nam. Do đó, thông báo trên về kế hoạch thoái vốn của HSBC là không bất ngờ.

    Hai cổ đông cổ chức lớn khác là MSN (15% cổ phần) và Eurowindows Group (7,86%). HĐQT và các người liên quan chỉ chính thức nắm 5,82% cổ phần.

    Giá bán và thời gian thực hiện vẫn chưa xác định

    Chủ tịch HĐQT TCB sẽ tiến hành đàm phán giá bán và điều này cho thấy khả năng là phương án mua lại cổ phần làm cổ phiếu quỹ đã được thông qua.

    Giá mua cổ phiếu TCB ban đầu của HSBC là 60.891đ/cp (theo thông cáo báo chí của HSBC)

    Sau đó, TCB đã có một số lần thực hiện chia lợi nhuận thông qua phát hành cổ phiếu thưởng và cổ phiếu trả cổ tức từ 2008-2010 khiến cho giá mua điều chỉnh xuống còn khoảng 26.000đ/cổ phiếu

    Và từ năm 2010 trở đi, TCB đã lựa chọn chiến lược không chia cổ tức bằng cổ phiếu/cổ phiếu thưởng cũng như cổ tức tiền mặt để tăng cường quy mô VCSH.

    Giả định HSBC mong muốn thoái vốn ở mức giá cao hơn một chút so với giá mua ban đầu, do đó tổng giá trị thoái vốn ít nhất là 5.170 tỷ đồng căn cứ theo giá trị trường hiện giờ.

    Và đây sẽ là gánh nặng trong ngắn hạn với TCB cho đến khi tìm được người mua lại số cổ phần này. Đối với một ngân hàng chất lượng như TCB, chúng tôi dự báo có nhiều đối tác tiềm năng cho vị trí này.

    Quá trình thoái vốn phức tạp và sẽ làm trì hoãn kế hoạch tăng vốn trong năm 2017. TCB có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 8.878 tỷ đồng lên khoảng 14.000 tỷ đồng thông qua phát hành quyền mua cho các cổ đông hiện hữu trong năm 2017. Kế hoạch này hiện sẽ phải trì hoãn.

    Tuy nhiên, kế hoạch mua lại cổ phần của HSBC làm cổ phiếu quỹ sẽ trì hoãn mọi thứ. Do TCB không thể một cách hợp pháp phát hành thêm cổ phiếu cho đến khi đã bán ra toàn bộ cổ phiếu quỹ.

    Do đó, TCB phải tìm kiếm đối tác chiến lược hay NĐT tài chính khác để mua lại số cổ phần này trước khi có thể tiếp tục triển khai kế hoạch tăng vốn. Và theo đó tăng thêm một bước nữa vào kế hoạch tăng vốn và niêm yết của Ngân hàng. Mặt khác, khi HSBC không còn là cổ đông, room còn trống cho khối ngoại của TCB là lớn.

    Techcombank: Giá trị hợp lý của là 38.000đ và việc thoái vốn của HSBC
    Chủ tịch HĐQT TCB sẽ tiến hành đàm phán giá bán và khả năng là phương án mua lại cổ phần làm cổ phiếu quỹ

    TCB công bố KQKD Q1/2017 rất tốt với LNTT tăng 127% so với cùng kỳ – đạt 1.324 tỷ đồng và hoàn thành 26,4% kế hoạch cả năm, là 5.000 tỷ đồng (tăng trưởng 25,12%).

    Cho vay khách hàng giảm 3,4% so với đầu năm, là 137,74 nghìn tỷ đồng.

    Huy động khách hàng tăng 2,98% so với đầu năm đạt 178,62 nghìn tỷ đồng.

    Tổng thu nhập lãi thuần tăng nhẹ 8,1% so với cùng kỳ đạt 2.185 tỷ đồng.

    Tỷ lệ NIM giảm 0,59% còn 4,02% so với mức 4,61% trong Q1/2016 mặc dù vậy chỉ giảm 0,12% so với cuối năm 2016, là 4,14%.

    Tổng thu nhập ngoài lãi tăng tốt 28,52% so với cùng kỳ đạt 1.467 tỷ đồng.

    Chi phí hoạt động tăng nhẹ 7,74% so với cùng kỳ đạt 1.058 tỷ đồng trong khi đó chi phí dự phòng giảm đáng kể 20,55% so với cùng kỳ còn 1.270 tỷ đồng. Do đó, LNTT đạt 1.324 tỷ đồng (tăng 127% so với cùng kỳ).

    Tỷ lệ nợ xấu là 1,89% và hệ số LLR là 60,45%. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,58% tại thời điểm cuối năm 2016 lên 1,89% tại thời điểm cuối Q1/2017 còn hệ số LLR giảm nhẹ từ 66,6% xuống còn 60,45% trong cùng kỳ. Dự nợ cho vay của TCB có chất lượng cao sau nhiều năm tích cực xử lý nợ xấu. Trên thực tế TCB đã rất tích cực trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2012-2016. Ngân hàng đã xử lý nợ xấu bằng cách xóa nợ tổng cộng bằng 17,73% dư nợ tại thời điểm năm 2012 trong vòng 5 năm qua (bình quân 5 năm qua hệ thống ngân hàng xử lý nợ xấu bằng cách xóa nợ chỉ khoảng 4,18% dư nợ tại thời điểm năm 2012). Theo đó hệ số LLR giảm nhẹ không phải là vấn đề lớn với TCB. Hiện hệ số CAR của Ngân hàng là 13,12%; nằm trong nhóm các ngân hàng có hệ số CAR cao nhất.

    Techcombank: Giá trị hợp lý của là 38.000đ và việc thoái vốn của HSBC
    Dự báo LNTT cho năm 2017 đạt 5.040 tỷ đồng (tăng trưởng 26,11%); sát với kế hoạch của Ngân hàng.

    Dự báo LNTT cho năm 2017 đạt 5.040 tỷ đồng (tăng trưởng 26,11%); sát với kế hoạch của Ngân hàng. Dự báo của chúng tôi dựa trên những giả định sau:

    (1)  Cho vay khách hàng tăng 17,98% lên 168,28 nghìn tỷ đồng và huy động khách hàng tăng 31% lên 227,21 nghìn tỷ đồng.

    (2)  Thu nhập lãi thuần tăng trưởng 18,39% lên 9.639 tỷ đồng nhờ tổng tài sản sinh lãi tăng 14,33% và tỷ lệ NIM giảm từ 4,14% năm 2016 xuống còn 4,10%.

    (3)  Tổng thu nhập ngoài lãi tăng nhẹ 3,69% lên 3.915 tỷ đồng.

    (4)  Tổng thu nhập hoạt động tăng 15% lên 4.900 tỷ đồng. Theo đó hệ số CIR là 36% (năm 2016 cũng là 36%).

    (5)  Theo đó, lợi nhuận trước trích lập dự phòng tăng ở mức vừa phải là 13,03% lên 8.655 tỷ đồng.

    (6)  Tuy nhiên chi phí trích lập dự phòng giảm 1,26% xuống còn 3.615 tỷ đồng. TCB hiện đang ở giai đoạn cuối của quá trình xử lý nợ xấu với tổng nợ xấu xử lý trong 5 năm qua bằng 17,73% dư nợ tại thời điểm năm 2012. Ngân hàng cũng sẽ trích lập hết cho trái phiếu VAMC trong năm 2018 như đã tuyên bố tại ĐHCĐTN.

    (7)  Chúng tôi dự báo tỷ lệ NPLs cuối năm 2017 là 2,2%

    (8)  Cuối cùng, LNTT đạt 5.040 tỷ đồng (tăng trưởng 26,11%).

    (9)  Hệ số CAR dự kiến là 13,5% tại thời điểm cuối 2017. Chúng tôi kỳ vọng thương vụ thoái vốn của HSBC sẽ hoàn tất trong năm 2017 với cổ phần của HSBC sẽ lại được bán cho một NĐT lớn khác vào cuối năm. Theo đó hệ số CAR sẽ không bị ảnh hưởng. Theo đó, BVPS dự phóng năm 2017 là 21.137đ và EPS là 4.206đ.

    Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý cổ phiếu TCB là 38.000đ; tương đương PB là 1,8 lần dựa trên triển vọng tăng trưởng mạnh nhờ nợ xấu đã được xử lý xong. Ngân hàng có vị thế mạnh ở phân khúc DNNVV và khách hàng cá nhân. TCB là một trong những ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam với chất lượng tài sản đã được cải thiện mạnh trong 5 năm qua nhờ chính sách đẩy mạnh xử lý nợ xấu (giúp giảm lãi dự thu giảm 32,28% từ mức đỉnh của năm 2012). Chúng tôi cảm thấy Ngân hàng gần như đã xử lý hết nợ xấu và đã quay trở lại hoạt động bình thường kể từ đầu năm 2017. Ngân hàng vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược tập trung vào phân khúc DNNVV, khách hàng cá nhân và thị trường vốn. Nếu HSBC hoàn tất thoái vốn trong năm 2017 và khoản đầu tư của HSBC được bán lại cho NĐT khác cũng trong năm 2017, thì chúng tôi ước tính BVPS đạt 21.137đ. Với giá trên thị trường OTC khoảng 30.000đ thì giá cổ phiếu TCB còn có thể tăng thêm 26% nữa trước khi chạm giá trị hợp lý theo ước tính của chúng tôi.

    (HSC)

    —————
    Nguyễn Hoàng Bách – Chuyên viên tư vấn chứng khoán
    Điện thoại / Facebook / zalo: 0936.38.70.86
    facebook.com/cophieu86
    Email: cophieu86@gmail.com
    Website: www.cophieu86.com

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn