Techcombank (TCB trên sàn OTC) đã tổ chức ĐHCĐTN, các cổ đông đã tham dự đông đủ và thông qua toàn bộ các tờ trình. LNTT năm 2017 đạt 8.036 tỷ đồng (tăng trưởng 101%) và Ngân hàng tiếp tục đặt kết quả kinh doanh cao cho năm 2018. TCB cũng có kế hoạch điều chỉnh room, bán cổ phiếu quỹ và niêm yết trên Hose trong năm nay.
Cho năm 2018, TCB đặt kế hoạch LNTT tăng trưởng 26,4% đạt 10.161 tỷ đồng dựa trên các giả định:
• Tổng tài sản tăng 17% lên 315.184 tỷ đồng
• Tín dụng tăng 18% lên 213.318 tỷ đồng
• Huy động tăng 40% lên 246.318 tỷ đồng
• Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%
• Chi phí lương thưởng dưới 2.978 tỷ đồng (tăng 14,8%). Trong đó không bao gồm thù lao cho thành viên HĐQT và BKS là 31,89 tỷ đồng (tăng 10%).

TCB dự kiến bán toàn bộ cổ phiếu quỹ và điều chỉnh room. Trong năm 2017, TCB đã thực hiện các quyết sách của cổ đông, bao gồm:
– TCB mua lại tổng cộng 172,35 triệu cổ phiếu quỹ từ HSBC trong tháng 8 ngày 15/8/2017) với giá bình quân là 23.445đ.
– Sau đó, vào tháng 11, TCB hoàn tất phát hành 70 triệu cổ phiếu với giá phát hành là 30.000đ.
– Vào tháng 12, TCB hoàn tất chuyển đổi tổng cộng 2.842,3 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi thành 207,72 triệu cổ phiếu với mức giá chuyển đổi tương đương 13.683đ.
Tại thời điểm năm 2017, tổng lượng cổ phiếu lưu hành là 993,18 triệu cổ phiếu và tổng số cổ phiếu quỹ là 172,35 triệu cổ phiếu (17,35% số lượng cổ phiếu lưu hành). Tại ĐHCĐTN, cổ đông đã thông qua kế hoạch bán cổ phiếu quỹ cho NĐT (trong nước và/hoặc nước ngoài). Và bán cổ phiếu quỹ theo chương trình ESOP. Thông tin cụ thể như sau:
1. Bán cổ phiếu quỹ theo chương trình ESOP:
– Số lượng cổ phiếu quỹ bán là 17,483 triệu cổ phiếu (bằng 1,76% số lượng cổ phiếu lưu hành và bằng 10,14% tổng lượng cổ phiếu quỹ). Phần cổ phiếu ESOP CBCNV không mua hết sẽ được chào bán cho NĐT khác (trong nước và/hoặc nước ngoài).
– Giá chào bán: 10.000đ
– Cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng nhưng thông tin cụ thể không được công bố.
– Thời gian thực hiện: trong Q1 và Q2/2018
2. Cổ phiếu chào bán cho NĐT (trong nước và nước ngoài)
– Tổng lượng cổ phiếu quỹ chào bán là 154,87 triệu cổ phiếu (bằng 15,59% tổng số lượng cổ phiếu lưu hành); và số lượng cổ phiếu chào bán đợt đầu là 93,24 triệu cổ phiếu (bằng 9,39% tổng số lượng cổ phiếu lưu hành)
– Giá chào bán: không thấp hơn 23.455đ
– Cổ phiếu chào bán không bị hạn chế chuyển nhượng
– Thời gian thực hiện: trong Q1 và Q2/2018
3. Điều chỉnh room từ 0% lên 8,54%.
Trong đợt 1 bán cổ phiếu quỹ, TCB chủ yếu hướng đến các NĐT Mỹ và Châu Âu, do đó việc nới room là bắt buộc. Room khối ngoại của cổ phiếu đã được khóa ở mức 0% kể từ ngày 14/9/2017. Cổ đông đã thông qua đề xuất của HĐQT về việc nới room lên 8,54% vốn điều lệ, tương đương 99,54 triệu cổ phiếu. Giả định nếu NĐTNN mua vào toàn bộ 93,24 triệu cổ phiếu chào bán đợt 1 này, sẽ chỉ còn lại 6,3 triệu cổ phiếu cho room khối ngoại sau đó.
Đối với đợt phát hành cổ phiếu thường lần 2 đã được cổ đông thông qua vào năm ngoái (tổng cộng 430 triệu cổ phiếu, tương đương 43,3% tổng số cổ phiếu đang lưu hành), HĐQT đề xuất ngừng thực hiện kế hoạch này.
TCB đạt LNTT 8.036 tỷ đồng (tăng trưởng 101%) trong năm 2017. Chủ yếu nhờ đóng góp tốt từ lãi thuần hoạt động dịch vụ, tăng trưởng mạnh 94,9% trong khi đó thu nhập lãi thuần tăng trưởng khiêm tốn 9,7%. Cụ thể:
Cho vay khách hàng tăng trưởng 12,8% đạt 169.859 tỷ đồng với phần lớn tăng trưởng đạt được trong Q4 (quý 4 tăng 17,1% so với quý liền trước). Nếu tính cả đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, tổng tín dụng đạt 181.002 tỷ đồng (tăng trưởng 15,96%).
Theo kỳ hạn:
– Cho vay ngắn hạn tăng trưởng 76,7%.
– Trong khi đó cho vay trung – dài hạn giảm nhẹ 0,72%.
Do đó, cho vay ngắn hạn hiện chiếm 39,4% tổng cho vay khách hàng so với tỷ trọng năm 2016 là 25,2%.
Theo đối tượng khách hàng:
– Cho vay các DNNN tăng gấp đôi đạt 8.474,6 tỷ đồng (tăng trưởng 108,1%) và chiếm 5,28% tổng dư nợ.
– Cho vay doanh nghiệp tăng trưởng 13,72% đạt 85.508 tỷ đồng, chiếm 53,16% tổng dư nợ. Trong đó, cho vay các DNNVV tăng trưởng 15% và vẫn chiếm 13% tổng dư nợ.
– Cho vay khách hàng cá nhân chỉ tăng 5,08% đạt 64.777 tỷ đồng, và chiếm 40,27% tổng dư nợ, so với tỷ trọng 43,22% năm 2016.
Theo ngành nghề kinh doanh, chúng tôi nhận thấy cho vay hoạt động xây dựng và kinh doanh BĐS giảm đáng kể, lần lượt giảm 16,8% và 15,9% so với năm 2016. Theo đó, cho vay đối với hai ngành nghề này chiếm 16,43% tổng dư nợ, so với tỷ trọng 22,1% trong năm 2016.
Tiền gửi khách hàng giảm 1,43% đạt 170.971 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu tính cả 4.464 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi, tổng tiền gửi khách hàng là 175.434 tỷ đồng (tăng trưởng 1,14%).
– Trong khi tiền gửi từ khách hàng doanh nghiệp giảm 19,03% so với năm 2016.
– Thì tiền gửi từ khách hàng cá nhân tăng 8,28%.
Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn tăng khá, đạt 24,1% so với mức 22,7% trong năm 2016. Vào thời điểm cuối năm 2017, hệ số LDR thuần tăng lên 94% (năm 2016 là 82%).
Tỷ lệ NIM giảm nhẹ 0,09% xuống 4,05% với lợi suất gộp không đổi ở mức 8% trong khi đó chi phí huy động tăng nhẹ 0,15% lên 4,06%. Do đó, thu nhập lãi thuần chỉ tăng 9,7% đạt 8.930,4 tỷ đồng.
Thu nhập ngoài lãi tăng trưởng mạnh 101% đạt 7.413,4 tỷ đồng. Dòng thu nhập ngoài lãi hiện đóng góp 45,4% tổng thu nhập hoạt động của Ngân hàng (năm 2016 đóng góp 31,2%). Đây là tỷ trọng cao nhất trong các ngân hàng lớn nhờ kết quả vượt trội của tất cả dòng thu nhập ngoài lãi, đặc biệt là lãi thuần hoạt động dịch vụ.
– Lãi thuần hoạt động dịch vụ tăng trưởng 95% đạt 3.812 tỷ đồng. Dòng thu nhập này tăng trưởng mạnh một phần nhờ đóng góp của khoản doanh thu phí đại lý (thu nhập không thường xuyên) khi TCB ký hợp đồng bán bảo hiểm độc quyền với Manulife. Nếu không bao gồm khoản này, thu nhập các hoạt động dịch vụ khác tăng trưởng 21%. Các hoạt động dịch vụ chính khác gồm hoa hồng bán bảo hiểm (tăng trưởng 52,2%), dịch vụ thẻ và các dịch vụ khác (tăng trưởng 44%), dịch vụ thanh toán và tiền mặt (tăng trưởng 15,4%).
– Lãi thuần hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 278,6 tỷ đồng (tăng trưởng 16%).
– Lãi thuần mua bán chứng khoán kinh doanh đạt 396,7 tỷ đồng (tăng trưởng 218%).
– Lãi thuần mua bán chứng khoán đầu tư đạt 855,8 tỷ đồng (tăng trưởng 77,7%).
– Thu nhập khác đạt 1.714,9 tỷ đồng (tăng trưởng 93%).
– Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần đạt 355,5 tỷ đồng (năm 2016 chỉ đạt 0,47 tỷ đồng). Phần lớn là lợi nhuận từ bán 25,56 triệu cổ phiếu HVN trong năm 2017.
Theo đó, tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng 46,73% đạt 16.343,8 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí hoạt động chỉ tăng 16,15% lên 4.698,3 tỷ đồng. Hệ số CIR giảm xuống mức rất thấp là 28,7% từ 35,3% trong năm 2016.

Tỷ lệ nợ xấu là 1,61% (năm 2016 là 1,58%). Chi phí dự phòng giảm nhẹ 1,4% xuống 3.609 tỷ đồng, gồm 2.137,5 tỷ đồng (giảm 47,3%) dự phòng cho vay khách hàng, và 1.663,8 tỷ đồng (tăng 129,8%) chi phí dự phòng đối với toàn bộ trái phiếu VAMC.
Hệ số CAR là 12,68% vào thời điểm cuối năm 2017. Tổng số cổ phiếu đang lưu hành là 993,18 triệu cổ phiếu trong khi đó tổng vốn chủ sở hữu là 26.931 tỷ đồng (tăng trưởng 37,5%).
Tỷ lệ ROA năm 2017 đạt 2,55% và ROE đạt 27,7%, là mức cao nhất trong các ngân hàng tại Việt Nam.
EPS 2017 là 7.719đ và BVPS là 27.116đ. Cổ phiếu đang giao dịch trên OTC với giá khoảng 100.000đ/cp, tương đương P/E năm 2017 là 15,98 lần và P/B là 3,69 lần so với mức P/B FY2017 bình quân ngành là 3,04 lần.
Cho năm 2018, dự báo LNTT tăng trưởng 26,4% đạt 10.161 tỷ đồng. Dự báo của chúng tôi dựa trên các giả định sau:
1. Dự báo cho vay khách hàng tăng trưởng 18% đạt 189,8 nghìn tỷ đồng còn huy động khách hàng tăng trưởng 25% đạt 213,7 nghìn tỷ đồng.
2. Chúng tôi dự báo tỷ lệ NIM là 4,15% (năm 2017 là 4,05%). Theo đó thu nhập lãi thuần dự báo tăng trưởng 17,8% đạt 10.521 tỷ đồng.
3. Dự báo tổng thu nhập ngoài lãi tăng trưởng 9,5% đạt 8.115,6 tỷ đồng với giả định thu nhập thường xuyên từ các hoạt động dịch vụ tăng trưởng 30% (không bao gồm khoản phí đại lý phát sinh một lần như trong năm 2017) nhưng bao gồm khoản lợi nhuận khoảng 1.100 tỷ đồng từ bán Techcom Finance (dự kiến sẽ được ghi nhận trong Q1 hoặc Q2 năm nay). Các dòng thu nhập hoạt động dịch vụ khác dự báo tăng trưởng 15%-20%.
4. Chúng tôi dự báo chi phí hoạt động tăng 16% đạt 5.450 tỷ đồng.
5. Và dự báo tổng chi phí dự phòng giảm 16,2% xuống 3.062 tỷ đồng nhờ Ngân hàng đã trích lập hoàn toàn đối với toàn bộ số trái phiếu VAMC đang nắm giữ.
6. Do đó, LNTT dự báo đạt 10.161 tỷ đồng (tăng trưởng 26,4%).
BVPS dự phóng của cổ phiếu phụ thuộc rất nhiều vào giá cổ phiếu trong đợt chào bán cho các NĐT mới. Do đó, khó để chúng tôi ước tính mức BPVS dự phóng sau phát hành đối với cổ phiếu TCB. Giả định Ngân hàng bán cổ phiếu quỹ với giá 100.000đ/cp (là giá cổ phiếu trên thị trường OTC hiện tại), BVPS dự phóng 2018 sẽ là 44.806đ, P/B dự phóng sau phát hành là 2,23 lần, so với P/B dự phóng bình quân ngành là 2,47 lần.
Ngân hàng TCB đạt tăng trưởng tốt trong năm 2017 mặc dù chủ yếu là nhờ đóng góp của lãi thuần hoạt động dịch vụ hơn là tăng trưởng tín dụng. Và cũng có đóng góp từ những khoản lợi nhuận không thường xuyên. Dù vậy triển vọng tăng trưởng tương lai của Ngân hàng vẫn khả quan. Không giống như các ngân hàng khác, các hoạt động dịch vụ của TCB có đóng góp rất lớn.
Trong khi đó tình hình tài chính của Ngân hàng rất lành mạnh nhờ ban lãnh đạo hiện tại đã làm rất tốt công tác xử lý nợ xấu. Và sau khi đã trích lập dự phòng đối với toàn bộ trái phiếu VAMC, Ngân hàng có thể thu hồi tài sản đảm bảo trong vài năm tới và từ đó ghi nhận lợi nhuận không thường xuyên lớn. Trong khi đó lãi thuần hoạt động dịch vụ duy trì tăng trưởng tốt với đóng góp từ hoa hồng bán bảo hiểm và phí từ dịch vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Và chúng tôi cũng lưu ý là tăng trưởng tín dụng của TCB là đã cố định vì không giống như VPB và HDBank, TCB không có công ty tài chính tiêu dùng.
—————————
Nguyễn Hữu Bình – Nhà quản lý tài khoản chứng khoán
(nhận Hợp tác đầu tư – Quản lý tài khoản chứng khoán)
Điện thoại: 0983 361 688
https://www.facebook.com/cophieu86/
Website: www.cophieu86.com
Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.