TCM: KQKD 6 tháng với LNST đạt 118 tỷ đồng - tăng 136% so với cùng kỳ

TCM: KQKD 6 tháng với LNST đạt 118 tỷ đồng – tăng 136% so với cùng kỳ

Lượt xem:2066 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • Công ty Cổ phần Dệt may, Đầu tư, Thương mại Thành Công – TCM đã công bố KQKD 6 tháng chưa kiểm toán với doanh thu thuần tăng 2% so với cùng kỳ và LNST phục hồi, tăng mạnh 151% so với cùng kỳ. Tính cho cả năm 2017, dự báo doanh thu tăng trưởng 13% và LNST tăng trưởng 86%. Trong 6 tháng đầu năm, mảng sợi và vải cho doanh thu tốt trong khi đó tỷ suất lợi nhuận gộp cũng tăng mạnh nhờ tỷ lệ sử dụng công suất của nhà máy Vĩnh Long tăng. Chúng tôi nhận thấy một số yếu tố hỗ trợ giá cụ thể như sau: Công suất sản xuất của nhà máy may Vĩnh Long tăng 15% so với cùng kỳ và cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp. Tái cơ cấu mảng sợi kinh doanh không hiệu quả (giảm 60% công suất của mảng này) cũng giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp trong năm nay. Một lô đất khác (tại Long An) sẽ được bán và ước tính thu về mức lãi thuần khoảng 23 tỷ đồng trong năm nay. Room cho NĐTNN sẽ được mở trở lại vào tháng 8 này sau khi đã đầy kể từ tháng 9/2011.

    TCM: KQKD 6 tháng với LNST đạt 118 tỷ đồng - tăng 136% so với cùng kỳ
    TCM công bố KQKD 6 tháng với doanh thu thuần tăng 2% và LNST phục hồi, tăng mạnh 151% so với cùng kỳ

    TCM đã công bố KQKD 6 tháng chưa kiểm toán với doanh thu thuần đạt 1.548 tỷ đồng (tăng 2% so với cùng kỳ) và LNST đạt 118 tỷ đồng (tăng 136% so với cùng kỳ). Với kết quả này, TCM đã hoàn thành 48% kế hoạch doanh thu và 66% kế hoạch LNST. Năm 2017, TCM đặt kế hoạch doanh thu thuần là 3.243 tỷ đồng (tăng trưởng 6%) và LNST đạt 178 tỷ đồng (tăng trưởng 55%).

    Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng nhờ công suất hoạt động của nhà máy Vĩnh Long tăng. TCM báo đạt lợi nhuận gộp 253 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tăng 37% trong khi đó tỷ suất lợi nhuận gộp cũng tăng từ 12,2% lên 16,4%. Các yếu tố thúc đẩy lợi nhuận là:

    Chi phí quản lý chung giảm 14% so với cùng kỳ còn 155 tỷ đồng trong khi đó chi phí nhân công cũng giảm 4% xuống 286 tỷ đồng nhờ TCM đóng cửa một nhà máy sợi polyester. Vào giữa năm 2016, TCM vận hành 4 nhà máy sợi với tổng công suất là 21.000 tấn/năm. Vào tháng 12/2016, công ty đã đóng cửa một nhà máy sợi polyester với công suất 6.500 tỷ tấn/năm và trong năm 2017, công ty có kế hoạch chuyển nhượng một nhà máy sợi khác với công suất là 6.000 tấn/năm để thu hẹp quy mô của mảng kinh doanh kém lợi nhuận này.

    Nhờ công suất hoạt động tăng 15%, lỗ thuần của nhà máy may Vĩnh Long giảm 26% còn 29 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty không cung cấp nhiều thông tin cụ thể ở đây.

    Lỗ tài chính thuần giảm. Trong 6 tháng đầu năm, TCM đã ghi nhận mức lỗ tài chính thuần 18 tỷ đồng (tăng 130% so với cùng kỳ). Một số yếu tố tác động ở đây là: Chi phí lãi vay tăng 27% so với cùng kỳ lên 23 tỷ đồng do tăng vay nợ. Lãi thuần chênh lệch tỷ giá giảm 83% với cùng kỳ còn 1 tỷ đồng.

    Thu nhập khác tăng mạnh nhờ lơi nhuận từ chuyển nhượng quyền thuê đất KCN Xuyên Á. Trong 6 tháng đầu năm 2017, TCM đã ghi nhận 34 tỷ đồng lợi nhuận khác so với mức lỗ thuần 0,5 tỷ đồng trong cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 4 năm nay, TCM đã bán một lô đất 10 ha tại KCN Xuyên Á, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An với giá 62 tỷ đồng và thu về 33 tỷ đồng lợi nhuận. Theo đó, LNTT đạt 142 tỷ đồng (tăng 151% so với cùng kỳ) và LNST đạt 118 tỷ đồng (tăng 136% so với cùng kỳ).

    Kế hoạch nới room lên 70% trong Q3/2017. Sau khi được cổ đông thông qua đề xuất nới room tại ĐHĐCĐTN 2016, TCM đã thay đổi phạm vi đăng ký kinh doanh để đáp ứng các điều kiện cho nới room. TCM hiện đang đề xuất UBCK cho phép nới room từ 49% lên 70%. Công ty kỳ vọng sẽ nhận được chấp thuận của UBCK trong tháng 8 tới. Chúng tôi cũng lưu ý rằng kể từ tháng 9/2011, room cho NĐTNN của cổ phiếu đã đầy. Do đó, chúng tôi dự báo thông tin nới room sẽ hỗ trợ đáng kể cho giá cổ phiếu trong ngắn hạn.

    TCM: KQKD 6 tháng với LNST đạt 118 tỷ đồng - tăng 136% so với cùng kỳ
    Mảng may mặc trong năm 2016 đóng góp 70% tổng doanh thu và 86% lợi nhuận gộp cho công ty

    Có lẽ công ty sẽ hạch toán thêm lợi nhuận không thường xuyên nhờ bán tiếp một lô đất tại Long An trong nửa cuối năm 2017. TCM đang đàm phán để bán 1 lô đất 7 ha tại KCN Đức Hòa – huyện Đức Hòa – tỉnh Long An; trong đó gồm cả nhà máy sợi số 3 được xây dựng trên khu đất này. Về giá trị chuyển nhượng, chúng tôi lấy giá bán đất tại KCN Xuyên Á làm giá tham khảo vì có cùng vị trí tại huyện Đức Hòa (KCN Đức Hòa cách KCN Xuyên Á 12 km). Theo đó, chúng tôi ước tính giá trị chuyển nhượng lô đất thứ 2 là khoảng 44 tỷ đồng và TCM có thể hạch toán 23 tỷ đồng lãi từ thương vụ này.

    Tính cho cả năm 2017, HSC dự báo doanh thu tăng trưởng 13% và LNST tăng trưởng 86%. Chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo LNST thêm 27% vì trong dự báo trước đây chưa bao gồm lãi từ bán đất tại KCN Xuyên Á và KCN Đức Hòa, đồng thời giữ nguyên dự báo doanh thu thuần. Chúng tôi dự báo doanh thu thuần đạt 3.482 tỷ đồng (tăng trưởng 13%) và LNST đạt 214 tỷ đồng (tăng trưởng 86%). Giả định chính của chúng tôi như sau:

    Doanh thu sản phẩm may đạt 2.424 tỷ đồng (tăng trưởng 23%) nhờ sản lượng tiêu thụ tăng 15% và giá bán bình quân tăng 7%.

    Doanh thu mảng sợi giảm 27% xuống còn 574 tỷ do sản lượng tiêu thụ giảm 30% do TCM đóng cửa 1 nhà máy sợi polyester vào cuối năm 2016. Và giá bán trung bình tăng 4%.

    Doanh thu từ vải đạt 316 tỷ đồng (tăng trưởng 25%) nhờ sản lượng tiêu thụ tăng 25% trong khi giá bán bình quân giữ nguyên.

    Doanh thu khác đạt 170 tỷ đồng, tăng 3%.

    Lợi nhuận gộp tăng 21% lên 506 tỷ đồng trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp tăng từ 13,6% lên 14,5%.

    Lỗ tài chính thuần giảm 5% xuống 40 tỷ đồng.

    Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 13% lên 273 tỷ đồng với tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu giữ nguyên ở mức 7,8%.

    Lợi nhuận khác đạt 55 tỷ đồng trong khi năm ngoái công ty ghi nhận lỗ khác là 6 tỷ đồng. Trong đó bán đất tại KCN Xuyên Á đóng góp 33 tỷ đồng còn bán đất tại KCN Đức Hòa đóng góp 23 tỷ đồng.

    Có lẽ công ty sẽ hạch toán thêm lợi nhuận không thường xuyên nhờ bán tiếp một lô đất tại Long An trong nửa cuối năm 2017. TCM đang đàm phán để bán 1 lô đất 7 ha tại KCN Đức Hòa – huyện Đức Hòa – tỉnh Long An; trong đó gồm cả nhà máy sợi số 3 được xây dựng trên khu đất này. Về giá trị chuyển nhượng, chúng tôi lấy giá bán đất tại KCN Xuyên Á làm giá tham khảo vì có cùng vị trí tại huyện Đức Hòa (KCN Đức Hòa cách KCN Xuyên Á 12 km). Theo đó, chúng tôi ước tính giá trị chuyển nhượng lô đất thứ 2 là khoảng 44 tỷ đồng và TCM có thể hạch toán 23 tỷ đồng lãi từ thương vụ này.

    Theo đó LNTT đạt 251 tỷ đồng (tăng trưởng 89%). Và do thuế suất thuế TNDN bình quân tăng từ 13,7% lên 15,0%, LNST đạt 214 tỷ đồng (tăng trưởng 86%), EPS đạt 3.671đ, P/E dự phóng năm 2017 là 7,7 lần. TCM có 3 mảng kinh doanh chính bao gồm may mặc, sợi và vải:

    Có lẽ công ty sẽ hạch toán thêm lợi nhuận không thường xuyên nhờ bán tiếp một lô đất tại Long An trong nửa cuối năm 2017. TCM đang đàm phán để bán 1 lô đất 7 ha tại KCN Đức Hòa – huyện Đức Hòa – tỉnh Long An; trong đó gồm cả nhà máy sợi số 3 được xây dựng trên khu đất này. Về giá trị chuyển nhượng, chúng tôi lấy giá bán đất tại KCN Xuyên Á làm giá tham khảo vì có cùng vị trí tại huyện Đức Hòa (KCN Đức Hòa cách KCN Xuyên Á 12 km). Theo đó, chúng tôi ước tính giá trị chuyển nhượng lô đất thứ 2 là khoảng 44 tỷ đồng và TCM có thể hạch toán 23 tỷ đồng lãi từ thương vụ này.
    Mảng sợi đóng góp 16% doanh thu nhưng không đóng góp lợi nhuận cho TCM.

    – Mảng may mặc trong năm 2016 đóng góp 70% tổng doanh thu và 86% lợi nhuận gộp. Tiềm năng tăng trưởng tốt. Công ty vận hành 3 nhà máy may với tổng công suất 27.600 triệu sản phẩm mỗi năm. Hiện tại, hàng may mặc của TCM xuất khẩu sang Mỹ (35%), Nhật Bản (30%), Hàn Quốc (30%) và Châu Âu (5%). Dự báo đơn hàng từ Châu Âu sẽ tăng lên nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EU-FTA) có hiệu lực từ năm 2018. Trong khi đó đơn hàng từ Mỹ cũng sẽ tăng trở lại khi tăng trưởng kinh tế Mỹ phục hồi.

    – Mảng sợi đóng góp 16% doanh thu nhưng không đóng góp lợi nhuận. TCM có 4 nhà máy dệt sợi với tổng công suất 21.000 tấn/năm. Tuy nhiên vào tháng 12/2016, công ty đóng cửa 1 nhà máy dệt với công suất 6.500 tấn/năm. Đồng thời trong năm 2017, công ty dự kiến bán 1 nhà máy dệt sợi với công suất 6.000 tấn/năm do hiệu quả hoạt động kém. Mảng sợi đã ghi nhận lỗ khoảng 16 tỷ đồng trong năm 2016. TCM có kế hoạch giảm 60% công suất sợi trong tương lai.

    – Mảng vải đóng góp 9% doanh thu và 10% lợi nhuận gộp. Triển vọng tăng trưởng tốt. Công ty có 1 nhà máy dệt vải với công suất 10.000 m3/năm và 1 nhà máy dệt kim với công suất 8.000 tấn/năm. Chúng tôi dự báo mảng vải sẽ tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu gia tăng từ Nhật Bản, thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với vải của TCM. Đàm phán Hiệp định “TPP trừ 1” sẽ là yếu tố hỗ trợ dài hạn cho mảng này.

    Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu TCM là 34.000đ, tương đương P/E dự phóng năm 2017 là 9,26 lần. Hiện giá cổ phiếu có nhiều động lực tăng giá gồm: Thứ nhất là công suất nhà máy may Vĩnh Long tăng giúp nâng cao tỷ suất lợi nhuận gộp. Thứ 2 là khả năng hạch toán lãi không thường xuyên từ bán đất tại Long An. Thứ ba là công ty sẽ được nới room trong quý này.

    (HSC)

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn