Sacombank – STB có kế hoạch hủy niêm yết trên HOSE để chuyển sang sàn HNX và thay đổi mã chứng khoán. Nếu hủy niêm yết trên Hose thành công, STB sẽ bị loại khỏi giỏ chỉ số FTSE Vietnam và VN30, từ đó dẫn đến áp lực bán ngắn hạn ở cổ phiếu này.
Vài ngày trước, Sacombank đã công bố quyết định của HĐQT xin ý kiến cổ đông về việc (1) thay mã chứng khoán từ STB thành SCM và (2) hủy niêm yết trên HoSE để chuyển sang sàn HNX. Thời gian lấy ý kiến sẽ từ ngày 23/10 đến 22/11 với ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông lấy ý kiến là ngày 18/10. Nếu việc này được thông qua, ngân hàng sẽ: Hủy đăng ký mã chứng khoán STB tại TTLK; Hủy niêm yết mã STB trên Hose; Đăng ký mã chứng khoán SCM tại TTLK và Niêm yết trên HNX với mã chứng khoán SCM.

Mục đích chính của STB là thay đổi mã chứng khoán. Mục đích chính của STB ở đây là thay đổi mã chứng khoán nhưng để làm điều này Ngân hàng cần đồng thời chuyển sàn. Và động lực đằng sau ý định thay đổi mã chứng khoán có vẻ như đến từ Tân Chủ tịch STB ông Dương Công Minh. Cho đến nay thị trường đã có phản ứng tiêu cực trước thông tin này và giá cổ phiếu STB đã giảm gần sàn khi tin này mới được công bố.
Hiện giờ về mặt phân tích kỹ thuật, giá cổ phiếu STB có vẻ đang gần phá vỡ hỗ trợ ngắn hạn sau khi tăng trước đó. Vấn đề chính ở đây là Ngân hàng không đưa ra lời giải thích thỏa đáng cho quyết định này. Vì với khả năng sáp nhập 2 sàn trong vài năm tới, thì việc chuyển sàn có vẻ như không hề cần thiết. Việc thay đổi mã chứng khoán có thể được nhìn nhận như là một nỗ lực trong việc tái định hình thương hiệu nhưng Ngân hàng đã không có lời giải thích thật sự cụ thể cho việc này.
Áp lực bán từ khối ngoại do STB bị loại khỏi nhiều giỏ chỉ số. Việc hủy niêm yết trên Hose và chuyển sang niêm yết trên HNX về mặt lý thuyết được coi là một bước lùi về tính minh bạch và tính thanh khoản. Nhiều quỹ đầu tư nước ngoài lớn lựa chọn hoặc ưa chuộng cổ phiếu niêm yết trên HoSE hơn. Ngoài ra, việc loại STB khỏi 2 giỏ chỉ số chủ chốt sẽ dẫn đến áp lực bán từ khối ngoại. Cụ thể:
– Hiện nay FTSE Vietnam có khoảng 14 triệu cổ phiếu STB trong danh mục (đóng góp 2,94% NAV tại thời điểm ngày 6/10/2017). Nếu STB hủy niêm yết trên HoSE thì cổ phiếu này sẽ bị loại khỏi giỏ chỉ số FTSE trong lần review tới vào tháng 12.
– Đồng thời STB cũng sẽ bị loại khỏi giỏ chỉ số VN30, từ đó các quỹ chỉ số dựa trên VN30 có thể cũng sẽ bán ra cổ phiếu STB.
Chưa có tiền lệ về việc thay đổi mã chứng khoán mà không thành lập một pháp nhân mới. TTLK quy định mã chứng khoán do TTLK cấp sẽ giữ nguyên trừ trường hợp tổ chức niêm yết hủy đăng ký tại TTLK. Và có 3 trường hợp xảy ra khi tổ chức niêm yết hủy đăng ký tại TTLK:
– Hết hạn lưu hành chứng khoán.
– Chứng khoán không đáp ứng yêu cầu dành cho một công ty đại chúng và được yêu cầu hủy đăng ký.
– Tổ chức niêm yết không phải là công ty đại chúng và đề nghị hủy đăng ký tự nguyện.
STB không thuộc vào bất kỳ trường hợp nào trên đây. Dù vậy, thay đổi mã chứng khoán không phải là quá trình đơn giản. Và chúng tôi không rõ quy định của Trung tâm lưu ý sẽ áp dụng như thế nào trong trường hợp của Sacombank.
Rõ ràng việc thay đổi mã chứng khoán trong trường hợp của Sacombank không đơn giản và chúng tôi hiện chưa rõ TTLK sẽ áp dụng các quy định cụ thể nào đối với tường hợp của Sacombank. Chúng tôi cho rằng Sacombank chỉ muốn thay đổi mã chứng khoán và việc phải hủy niêm yết trên HoSE là sự kiện phát sinh ngoài ý muốn.
Có lẽ do HoSE và HNX có khả năng sẽ sáp nhập trong vài năm tới nên Sacombank chấp nhận những ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn. Nhưng cũng có thể giả định là trong khi NĐT thiểu số lo sợ giá cổ phiếu sẽ biến động bất lợi trước áp lực bán của các quỹ ngoại, thì tân Chủ tịch của Sacombank có thể lại nhìn nhận đây là một cơ hội để gia tăng tỷ lệ sở hữu và ảnh hưởng của mình tại Ngân hàng.

Dự báo lợi nhuận năm 2017 gần như bằng không. Chúng tôi giả định Ngân hàng sẽ cố gắng tránh ghi nhận lỗ trong vài năm tới trong khi tập trung xử lý các tài sản có vấn đề liên quan đến PNB. Chúng tôi dự báo LNTT năm 2017 đạt 4,23 tỷ đồng (giảm 97,28%) do thiếu thông tin về định giá tài sản đảm bảo và thời gian xử lý cụ thể. Giả định của chúng tôi là:
(1) Tín dụng tăng trưởng 8% và đạt 215,58 nghìn tỷ đồng. Huy động khách hàng tăng trưởng 4% và đạt 303,31 nghìn tỷ đồng.
(2) Theo đó hệ số LDR thuần sẽ đạt 70% (năm 2016 là 68%).
(3) Tỷ lệ NIM tiếp tục giảm từ 2,17% xuống chỉ còn 1,86% do phải thoái một lượng lớn lãi dự thu. STB có 21.575 tỷ đồng lãi dự thu tại thời điểm cuối năm 2016.
(4) Thu nhập lãi thuần sẽ tăng trưởng 20% lên 5.138 tỷ đồng.
(5) Chúng tôi dự báo tổng thu nhập ngoài lãi sẽ tăng trưởng 7,67% và đạt 2.701 tỷ đồng.
(6) Chi phí hoạt động sẽ tăng nhẹ 9,08% lên 6.194 tỷ đồng.
(7) Chi phí dự phòng tăng 135,92% lên 1.642 tỷ đồng.
Theo đó chúng tôi dự báo LNTT sẽ gần như bằng 0, là 4,23 tỷ đồng. STB sẽ cố gắng ghi nhận lãi và chúng tôi cho rằng nội dung khá thông thoáng của Quyết định xử lý nợ cấu sẽ tạo điều kiện để Ngân hàng làm được như vậy.
Cho năm 218, chúng tôi dự báo LNTT chỉ đạt 10,21 tỷ đồng do không có thông tin chắc chắn về việc thu hồi nợ xấu.
Quá trình tái cấu trúc STB sẽ được tiến hành theo phương án cụ thể. Đề án tái cấu trúc chính thức được NHNN phê duyệt theo Công văn số 426/NHNN-TTGSNH.Tym và Quyết định số 34/QD-NHNN.Tym. Quá trình tái cơ cấu sẽ kéo dài trong 8 năm đến năm 2025 và cụ thể như sau:
(1) Thoái lãi dự thu – Sacombank được phép phân bổ thoái dần lãi dự thu trong thời hạn tối đa 10 năm.
(2) Dự phòng cho vay theo năng lực – STB được phép trích lập và phân bổ dự phòng rủi ro tín dụng theo năng lực tài chính theo Đề án tái cơ cấu.
(3) Dự phòng trái phiếu VAMC theo năng lực – Đề án cho phép STB trích lập dự phòng đối với trái phiếu VAMC theo năng lực tài chính trong thời gian thực hiện đề án tái cơ cấu.
(4) Tài sản đảm bảo – Đề án cho phép STB bán nợ xấu và/hoặc tài sản đảm bảo cho các tổ chức hoặc cá nhân theo giá thị trường. Trong trường hợp giá bán nợ xấu/tài sản đảm bảo thấp hơn giá trị sổ sách ban đầu và do đó phát sinh lỗ, STB có thể phân bổ phần lỗ này trên BCTC theo năng lực tài chính nhưng không quá 5 năm từ ngày thanh lý.
Tổng giá trị tài sản được tái cơ cấu là khoảng 85,97 nghìn tỷ tại thời điểm cuối năm 2016, so với 87,66 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã lưu ý trong báo cáo trước đó rằng “tổn thất thực tế” của STB sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị thị trường của tài sản đảm bảo kèm theo nợ xấu. Do đó, trong đề án tái cơ cấu của STB, các mục tiêu tài chính sẽ phụ thuộc vào giả định về thu hồi tài sản đảm bảo hơn là giả định về trích lập dự phòng như trong trường hợp tái cơ cấu ACB.

“Tổn thất thực tế” sẽ phụ thuộc vào giá trị thu hồi tài sản. Tổn thất thực tế tại STB do đó cũng là kết quả của giá trị thị trường các tài sản đảm bảo kèm theo nợ xấu tại thời điểm thanh lý. Và tiến độ thực hiện các thủ tục thu hồi tài sản đó. Chúng tôi hiện còn thiếu thông tin về khía cạnh này. Tuy nhiên, theo truyền thông cũng đã có những tín hiệu tích cực. Và theo Chủ tịch mới của STB – ông Dương Công Minh:
– STB đã xử lý 6.000 tỷ đồng nợ xấu trong 9 tháng đầu năm.
– Và có kế hoạch xử lý 14.000 tỷ đồng nợ xấu trong Q4.
– Theo đó tổng nợ xấu đã xử lý trong năm 2017 sẽ là 20.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, chúng tôi thiếu thông tin cụ thể về các loại nợ xấu đã xử lý. Những băn khoăn liên quan đến phương pháp xử lý nợ xấu gồm:
– Liệu Ngân hàng đã hoàn thành tất cả các thủ tục pháp lý để thu hồi toàn bộ tài sản đảm bảo để thanh lý.
– Hay bán cho VAMC theo giá thị trường.
– Hay đơn giản là thu hồi lại khoản nợ từ người vay.
Mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề để làm sạch bảng cân đối, vẫn có những yếu tố tích cực về dài hạn. Do những vấn đề gặp phải trong vài năm qua, NĐT có thể dễ dàng nhìn nhận khá tiêu cực về STB. Tuy nhiên, mặc dù gánh nặng nợ xấu, STB vẫn là đối thủ đáng gờm trong các NHTMCP. Với những lợi thế cạnh tranh chính như sau:
1. STB là NHTMCP ngoài quốc doanh lớn nhất Việt Nam với tổng dư nợ 219 nghìn tỷ đồng (tăng 9,81% so với đầu năm) tính đến cuối tháng 6/2017.
2. Quy mô cho vay DNNVV và cá nhân lớn nhất trong số các NHCPTM (cụ thể 52,33% đối với cho vay cá nhân và 45,40% đối với cho vay doanh nghiệp tư nhân). Thế mạnh chính của Ngân hàng cho cho vay các doanh nghiệp có quy mô trung bình.
3. Tỷ lệ NIM dao động ở mức cao, là 4,5-5% trong nhiều năm trước sáp nhập với mạng lưới huy động lớn. Mặc dù vậy tỷ lệ này đã giảm xuống 1,45% vào cuối tháng 6/2017 do thoái lãi dự thu đối với các tài sản có vấn đề của PNB.
4. Bộ phận quản lý vốn & thị trường vốn mạnh nhất trong các NHCPTM. Và có thể cạnh tranh trực tiếp với VCB về dòng ngoại tệ, sản phẩm và lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ. Trong 6 tháng đầu năm, lãi thuần hoạt động dịch vụ của Ngân hàng chiếm 0,20% tổng tài sản và lãi thuần HĐ kinh doanh ngoại hối chiếm 0,13% tổng tài sản (tỷ lệ tương đương của VCB là 0,15% và 0,13%).
5. Cơ sở hạ tầng cho core banking & thẻ rất phát triển. Ngân hàng đi đầu trong triển khai core banking trên toàn hệ thống ngân hàng và vẫn luôn nỗ lực cải thiện các giải pháp công nghệ.
6. Nhân sự quản lý trung và cao cấp nhìn chung có chất lượng cao hơn mức bình quân ngân hàng. Vấn đề phát sinh trong những năm trước là do cổ đông chính của Ngân hàng và không phải là hậu quả của Ban Điều hành.
7. Hệ thống sản phẩm cho khách hàng được cũng được nhìn nhận tích cực, nhờ vậy dòng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng thu nhập cao nhất.
8. Cuối cùng, danh tiếng của ngân hàng chủ chốt (không tính PNB) tốt.
Mặc dù Ngân hàng đã cho thấy những tín hiệu tích cực trong xử lý nợ xấu trong những tháng gần đây, chúng tôi vẫn cần thêm thời gian để xem xét các số liệu tài chính trước khi xem xét điều chỉnh đánh giá đối với Ngân hàng. Với giá trị “các tài sản có vấn đề” rất lớn là 86 nghìn tỷ đồng theo ước tính cùa chúng tôi, thực sự rất khó để STB xử lý nợ xấu của mình hoàn toàn thông quá quy trình dự phòng và xử lý tương tự ở các ngân hàng khác như ACB.
Xử lý nợ xấu ở STB sẽ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào việc thanh lý tài sản đảm bảo. Do các hoạt động kinh doanh hiện tại của STB không thể tạo ra đủ thu nhập để trích lập dự phòng một lượng nợ xấu lớn như vậy. Do đó, nhu cầu từ thị trường nợ thứ cấp và định giá các tài sản đảm bảo trên thị trường thứ cấp là những yếu tố rất quan trọng. Và do quá trình xử lý nợ xấu của Ngân hàng mới đang bắt đầu, chúng tôi không có đủ thông tin cụ thể. Thời gian sẽ cho biết câu trả lời chính xác.
—————————
Nguyễn Hữu Bình – Nhà quản lý tài khoản chứng khoán
(nhận Hợp tác đầu tư – Quản lý tài khoản chứng khoán)
Điện thoại: 0983 361 688
https://www.facebook.com/cophieu86/
Website: www.cophieu86.com
Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.