Theo nhiều nguồn tin truyền thông hôm qua, Warburg Pincus cho biết Quỹ đầu tư này sẽ đầu tư hơn 370 triệu USD vào Techcombank – TCB. Đây là thương vụ đầu tư cổ phần tư nhân có quy mô lớn nhất tại Việt Nam tính đến hiện tại. Khoản đầu tư này sẽ được thực hiện thông qua hai pháp nhân độc lập được Warburg Pincus quản lý và theo đó nâng tổng vốn cam kết đầu tư của Warburg Pincus tại Việt Nam lên trên 1 tỷ USD.
Techcombank đã có kế hoạch bán cổ phiếu quỹ và nới room khối ngoại. Tại ĐHCĐTN tổ chức vào ngày 3/3/2018, cổ đông Ngân hàng đã thông qua kế hoạch bán toàn bộ cổ phiếu quỹ cho nhà đầu tư trong nước và hoặc nước ngoài và thông qua chương trình ESOP và sau đó thực hiện IPO để niêm yết cổ phiếu trên HOSE trong năm nay.

TCB cũng đăng tải trên website của Ngân hàng một số thông báo chính thức về đợt 1 chào bán cổ phiếu và chương trình ESOP. Cụ thể như sau:
• Số lượng cổ phiếu chào bán cho NĐT trong nước và/hoặc nước ngoài trong đợt 1 là 93.242.458 cổ phiếu (tương đương 9,39% tổng số cổ phiếu đang lưu hành); và số cổ phiếu này sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng.
• Số lượng cổ phiếu chào bán theo chương trình ESOP sẽ là 14.699.730 cổ phần (tương đương 1,48% tổng số cổ phiếu đang lưu hành); và số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng, tuy nhiên thông tin cụ thể chưa được Ngân hàng công bố.
• Thời gian cho cả hai đợt chào bán này là từ 21/3/2018 đến 19/4/2018.
Không có nhiều thông tin về Warburg Pincus. Về phía Warburg Pincus Quỹ này đã khẳng định sẽ đầu tư 370 triệu USD vào TCB. Mặt khác, TCB cũng cho biết khoản đầu tư từ Warburg Pincus là một phần trong kế hoạch tăng vốn của Ngân hàng mà cổ đông đã thông qua tại ĐHCĐTN. Tuy nhiên, đây là toàn bộ thông tin được biết đến hiện tại và còn nhiều chi tiết khác chưa được công bố.
Do đó chúng tôi cho rằng nhiều khả năng khoản đầu tư này là để mua vào cổ phiếu quỹ chào bán đợt 1. Định giá có vẻ khá hợp lý – Một khả năng đặt ra là TCB bán toàn bộ hoặc phần lớn trong số 93,24 triệu cổ phiếu (tương đương 9,39% tổng số cổ phiếu đang lưu hành) trong đợt 1 bán cổ phiếu quỹ cho Warburg. Nếu giả định này là đúng, giá bán có thể là khoảng 90.000đ/cp, gấp 3,84 lần giá trị mua vào cổ phiếu quỹ (TCB mua lại cổ phiếu từ HSBC với giá bình quân là 23.455đ/cp) và tương đương với P/B năm 2017 là 3,32 lần hay P/B dự phóng năm 2018 là 2,07 lần (giả định giá bán đối với toàn bộ 150 triệu cổ phiếu sẽ là 90.000đ/cp).
Cho năm 2018, dự báo LNTT tăng trưởng 26,4% đạt 10.161 tỷ đồng. Dự báo của chúng tôi dựa trên các giả định sau:
1. Dự báo cho vay khách hàng tăng trưởng 18% đạt 189,8 nghìn tỷ đồng còn huy động khách hàng tăng trưởng 25% đạt 213,7 nghìn tỷ đồng.
2. Chúng tôi dự báo tỷ lệ NIM là 4,15% (năm 2017 là 4,05%). Theo đó thu nhập lãi thuần dự báo tăng trưởng 17,8% đạt 10.521 tỷ đồng.
3. Dự báo tổng thu nhập ngoài lãi tăng trưởng 9,5% đạt 8.115,6 tỷ đồng với giả định thu nhập thường xuyên từ các hoạt động dịch vụ tăng trưởng 30% (không bao gồm khoản phí đại lý phát sinh một lần như trong năm 2017) nhưng bao gồm khoản lợi nhuận khoảng 1.100 tỷ đồng từ bán Techcom Finance (dự kiến sẽ được ghi nhận trong Q1 hoặc Q2 năm nay). Các dòng thu nhập hoạt động dịch vụ khác dự báo tăng trưởng 15%-20%.
4. Chúng tôi dự báo chi phí hoạt động tăng 16% đạt 5.450 tỷ đồng.
5. Và dự báo tổng chi phí dự phòng giảm 16,2% xuống 3.062 tỷ đồng nhờ Ngân hàng đã trích lập hoàn toàn đối với toàn bộ số trái phiếu VAMC đang nắm giữ.
6. Do đó, LNTT dự báo đạt 10.161 tỷ đồng (tăng trưởng 26,4%).
BVPS dự phóng của cổ phiếu phụ thuộc rất nhiều vào giá cổ phiếu trong đợt chào bán cho các NĐT mới. Do đó, khó để chúng tôi ước tính mức BPVS dự phóng sau phát hành đối với cổ phiếu TCB.

Giả định Ngân hàng bán cổ phiếu quỹ với giá 100.000đ/cp (là giá cổ phiếu trên thị trường OTC hiện tại), BVPS dự phóng 2018 sẽ là 44.806đ, P/B dự phóng sau phát hành là 2,23 lần, so với P/B dự phóng bình quân ngành là 2,47 lần.
Ngân hàng đạt tăng trưởng tốt trong năm 2017 mặc dù chủ yếu là nhờ đóng góp của lãi thuần hoạt động dịch vụ hơn là tăng trưởng tín dụng. Và cũng có đóng góp từ những khoản lợi nhuận không thường xuyên. Dù vậy triển vọng tăng trưởng tương lai của Ngân hàng vẫn khả quan. Không giống như các ngân hàng khác, các hoạt động dịch vụ của TCB có đóng góp rất lớn. Trong khi đó tình hình tài chính của Ngân hàng rất lành mạnh nhờ ban lãnh đạo hiện tại đã làm rất tốt công tác xử lý nợ xấu.
Sau khi đã trích lập dự phòng đối với toàn bộ trái phiếu VAMC, Ngân hàng có thể thu hồi tài sản đảm bảo trong vài năm tới và từ đó ghi nhận lợi nhuận không thường xuyên lớn. Trong khi đó lãi thuần hoạt động dịch vụ duy trì tăng trưởng tốt với đóng góp từ hoa hồng bán bảo hiểm và phí từ dịch vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Và chúng tôi cũng lưu ý là tăng trưởng tín dụng của TCB là đã cố định vì không giống như VPB và HDBank, TCB không có công ty tài chính tiêu dùng.
—————————
Nguyễn Hữu Bình – Nhà quản lý tài khoản chứng khoán
(nhận Hợp tác đầu tư – Quản lý tài khoản chứng khoán)
Điện thoại: 0983 361 688
Tư vấn chuyên sâu trên Skype: cophieu86.com
https://www.facebook.com/cophieu86/
Website: www.cophieu86.com
Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.