PPC, NT2, VSH hưởng lợi gì từ việc Bộ Công thương tăng giá điện 6,08%

PPC, NT2, VSH hưởng lợi gì từ việc Bộ Công thương tăng giá điện 6,08%

Lượt xem:2873 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • Bộ Công thương công bố giá bán lẻ điện bình quân sẽ tăng 6,08% từ mức giá hiện tại là 1.622đ/kWh lên 1.720đ/kWh. Giá điện mới sẽ được áp dụng từ ngày 1/12/2017.

    Tác động tích cực lên cổ phiếu ngành điện và cổ phiếu ngành này đã tăng mạnh trong những ngày gần đây dẫn đầu là PPC, NT2, VSH và CHP. Tuy nhiên điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân thực tế chỉ tác động nhẹ hoặc không tác động đến doanh thu và lợi nhuận của các công ty phát điện độc lập do các công ty này ký hợp đồng PPA với giá điện cố định, là sản lượng điện cho phần lớn doanh thu và chỉ một phần phụ thuộc vào giá bán điện trên thị trường phát điện cạnh tranh.

    PPC, NT2, VSH hưởng lợi gì từ việc Bộ Công thương tăng giá điện 6,08%?
    Điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện chỉ tác động nhẹ đến doanh thu và lợi nhuận của các công ty phát điện độc lập

    Hiện tại thị trường phát điện cạnh tranh đã hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng trong tháng 10. Dù vậy, giá bán lẻ điện cao hơn cũng củng cố niềm tin rằng EVN có thể sẽ hào phóng hơn khi đàm phán các hợp đồng PPA với các nhà máy điện. Trong khi đó thị trường cũng tập trung sự chú ý vào IPO sắp tới của PV Power, là công ty phát điện độc lập lớn nhất trên thị trường hiện tại và đây sẽ là thương vụ khá hấp dẫn NĐT.

    Giá điện tăng do chi phí tăng. Điều chỉnh tăng giá điện xuất phát từ nguyên nhân rằng giá bán lẻ điện hiện tại đang thấp hơn giá vốn của EVN. Cho cả năm 2016, EVN ước tính giá vốn là 1.665đ/kWh, cao hơn 2,65% so với giá bán lẻ điện hiện tại. Trong đó:

    • Chi phí sản xuất điện là 1.270đ/kWh.

    • Chi phí truyền tải điện là 101đ/kWh.

    • Chi phí phân phối và bán lẻ điện là 287đ/kWh.

    • Chi phí quản lý là 7đ/kWh.

    Chi phí điện tăng do chi phí nguyên liệu tăng;

    • Giá than tăng 5-10% kể từ ngày 1/10/2016.

    • Giá khí cũng tăng 46% so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm 2017.

    Giá điện tăng sẽ tác động CPI tăng tổng cộng 0,6% trong một vài tháng tới. Do đó, giá bán điện tăng thực tế sẽ không đủ bù đắp hoàn toàn cho sự gia tăng của chi phí nguyên liệu. Đợt tăng giá điện này sẽ tác động CPI tăng tổng cộng 0,6%. Trong đó, CPI tăng 0,2% sẽ là tác động trực tiếp từ tháng 1 khi hóa đơn tiền điện được tính theo giá mới cao hơn và phần còn lại là tác động gián tiếp trong những tháng sau đó.

    Đợt tăng giá điện gần đây nhất là vào tháng 3/2015 với mức tăng 7,5%. Việc tăng giá điện thuộc kiểm soát của EVN, Bộ Công thương và Bộ Tài chính. Cụ thể, Quyết định số 24/2017/QD-TTg quy định:

    • Đối với đề xuất tăng giá điện 3-5%, sẽ chỉ cần được EVN phê duyệt.

    • Đối với đề xuất tăng giá điện 5-10%, cần được cả EVN và Bộ Công thương phê duyệt.

    • Đối với đề xuât tăng giá điện trên 10%, cần được EVN, Bộ Công thương, Bộ tài chính và Thủ tướng phê duyệt.

    Các công ty điện đã niêm yết sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp do giá bán điện thường là cố định. Do giá bán điện theo hợp đồng PPA là cố định trong khi đó phần doanh thu tăng thêm từ bán điện trên thị trường phát điện cạnh tranh phụ thuộc vào cung/cầu thị trường. Do đó, giá đầu ra tăng sẽ không ảnh hưởng đến doanh thu. Cụ thể như sau:

    • Giá bán lẻ điện bình quân là giá đầu ra của EVN.

    • Trong khi đó giá mua điện từ các công ty điện là giá đầu vào của EVN.

    • Hơn nữa, EVN hiện vẫn độc quyền mua điện từ các công ty điện thông qua hợp đồng PPA và thị trường phát điện cạnh tranh.

    • Do đó điều chỉnh tăng giá đầu ra của EVN thực tế không tác động trực tiếp đến giá đầu vào của EVN.

    Kỳ hạn bình quân của một hợp đồng PPA cho một công ty phát điện độc lập đã niêm yết (hợp đồng bán điện giữa EVN và các nhà máy điện) là từ 10 – 20 năm. Thông thường, kỳ hạn hợp đồng sẽ theo sát vòng đời kinh tế của các thiết bị sản xuất điện tại các nhà máy. Do đó, hợp đồng sẽ không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong giá bán lẻ điện.

    Dù trên thị trường phát điện cạnh tranh, EVN cũng phân bổ sản lượng điện mua từ các nhà máy dựa trên giá đấu thầu theo chi phí thay đổi. Các nhà máy điện thường bán 10-20% sản lượng điện trên thị trường phát điện cạnh tranh. Và việc lựa chọn mua điện trên thị trường phát điện cạnh tranh của EVN cũng không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong giá bán lẻ điện.

    Tuy nhiên, khi các hợp đồng PPA đáo hạn và được đàm phán, giá bán lẻ điện tăng cho phép EVN linh hoạt và hào phóng hơn khi đàm phán giá hợp đồng PPA với các nhà máy điện mới. Trong số các công ty phát điện độc lập đã niêm yết hiện tại, kỳ hạn các hợp đồng PPA như sau:

    • PPC – đến năm 2019 đối với nhà máy Phả Lại 1 và đến năm 2031 đối với nhà máy Phả Lại 2.

    • NT2 – đến năm 2021.

    • PV Power – thời gian đáo hạn cụ thể như sau:

    – Nhơn Trạch 1 – đến năm 2018.

    – Cà Mau 1&2 – đến năm 2028.

    – Vũng Áng – đến năm 2025.

    – Nậm Cát – đến năm 2022.

    – Hủa Na – đến năm 2023.

    – Đăk Đrinh – đến năm 2024.

    Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 – NT2:

    Hiện NT2 điều hành một nhà máy điện chạy bằng khí với công suất 750 MW

    Cho cả năm 2017, dự báo doanh thu thuần sẽ giảm 13% và LNST giảm 29%. Chúng tôi dự báo doanh thu thuần đạt 6.972 tỷ đồng (giảm 13%) và LNST đạt 774 tỷ động (giảm 29%). Chúng tôi lưu ý rằng trong năm 2016, NT2 đã ghi nhận 1.935 tỷ đồng hồi tố đối trong cả doanh thu và giá vốn hàng cho chênh lệch giá khí trong giai đoạn 2012-2015. Nếu không bao gồm khoản hồi tố này, doanh thu thuần sẽ tăng trưởng 15%.

    PPC, NT2, VSH hưởng lợi gì từ việc Bộ Công thương tăng giá điện 6,08%?
    Dự báo doanh thu thuần của NT2 đạt 6.972 tỷ đồng (giảm 13%) và LNST đạt 774 tỷ động (giảm 29%)

    Các giả định của chúng tôi gồm:

    • Sản lượng điện đạt 4.889 triệu kWh (giảm 6%) trong đó sản lượng điện bán theo hợp đồng PPA là 4.335 triệu kWh (không đổi so với năm 2016) và sản lượng điện bán trên thị trường phát điện cạnh tranh là 572 triệu kWh (giảm 36%)

    • Giá bán bình quân là 1.417đ/kWh, tăng 22,4% nhờ tỷ trọng sản lượng điện tiêu thụ theo hợp đồng PPA lớn hơn

    • Lợi nhuận gộp đạt 1.338 tỷ đồng (giảm 1%) trong khi đó tỷ suất lợi nhuận gộp giảm từ 22,3% xuống 19,3% do giá khí tăng 42%.

    • Lỗ tài chính thuần sẽ tăng 187% lên 419 tỷ đồng. Trong đó, lỗ tỷ giá thuần là 301 tỷ đồng so với mức lãi thuần 32 tỷ đồng trong năm 2016. Chúng tôi giả định đồng Euro tăng giá 11% so với đồng VND trong khi đó đồng USD cũng tăng 1% so với đồng VND.

    • Chúng tôi dự báo EPS dự phóng 2017 là 2.661đ, tương đương P/E dự phóng là 12,36 lần.

    Cho cả năm 2018, dự báo LNST tăng trưởng 27%. Chúng tôi dự báo doanh thu thuần đạt 7.720 tỷ đồng (tăng trưởng 11%) và LNST đạt 982 tỷ đồng (tăng trưởng 27%). Các giả định chính của chúng tôi gồm:

    • Sản lượng điện đạt 5.400 triệu kWh (tăng 10%) trong đó sản lượng điện bán theo hợp đồng PPA là 4.335 triệu kWh (không đổi so với năm 2017) và sản lượng điện bán trên thị trường phát điện cạnh tranh là 1.605 triệu kWh (tăng 86%). Không còn tình trạng thiếu hụt điện do quá trình đại tu trong Q3/2017.

    • Giá bán bình quân là 1.430đ/kWh (tăng 1%) nhờ giá PPA tăng 5%.

    • Lợi nhuận gộp dự báo đạt 1.314 tỷ đồng (giảm 2%) trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp giảm từ 19,3% xuống 17% do chúng tôi giả định giá khí sẽ tăng 5% lên 6,07USD/MMBTU.

    • Lỗ tài chính thuần dự báo là 163 tỷ đồng (giảm 2%). Chúng tôi giả định đồng Euro và USD đều tăng 2% so với đồng VND.

    • Dự báo EPS dự phóng 2018 là 3.379đ, tương đương P/E dự phóng là 9,73 lần.

    Ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 33.000đ/cp, tương đương P/E dự phóng 2018 là 9,8 lần. Dự báo triển vọng tương lai tích cực nhờ thị trường phát điện cạnh tranh tạm ngừng hoạt động và không phải thực hiện đại tu trong năm 2018. Cho năm sau, chúng tôi dự báo lợi nhuận sẽ phục hồi mạnh và tăng trưởng 27%. Hơn nữa, việc PV Power sẽ tiến hành IPO vào tháng 12 tới nhiều khả năng sẽ tạo sự thu hút lớn từ NĐT đối với ngành điện.

    CTCP Nhiệt điện Phả Lại – PPC:

    PPC vận hành 2 nhà máy nhiệt điện chạy than gồm Phả Lại 1 (sở hữu 4 turbine với công suất 110 MW mỗi turbine) và Phả Lai 2 (sở hữu 2 turbine với công suất 300 MW mỗi turbine)

    Cho cả năm 2017, dự báo doanh thu thuần tăng trưởng 13% và LNST tăng trưởng 62%. Dự báo doanh thu thuần năm 2017 đạt 6.774 tỷ đồng (tăng trưởng 13%) và LNST đạt 884 tỷ đồng (tăng trưởng 62%).

    PPC, NT2, VSH hưởng lợi gì từ việc Bộ Công thương tăng giá điện 6,08%?
    Dự báo doanh thu thuần của PPC năm 2017 đạt 6.774 tỷ đồng (tăng trưởng 13%) và LNST đạt 884 tỷ đồng

    Các giả định chính của chúng tôi bao gồm:

    – Chúng tôi giả định sản lượng điện tiêu thụ của PPC trong năm 2017 sẽ tăng 7% đạt 5.056 triệu kWh. Trong đó, PL1 sản xuất 1.704 triệu kWH (tăng trưởng 16%) và PL2 sản xuất 3.352 triệu kWh (tăng trưởng 3%). Giả định của chúng tôi tương đương kế hoạch của công ty.

    – Ước tính giá bán bình quân là 1.303đ/kWh, tăng 6% so với năm 2016. Ước tính của chúng tôi dựa trên.

    – Tỷ trọng sản lượng điện tiêu thụ trên thị trường phát điện cạnh tranh có giá thấp giảm mạnh, giảm từ 39% trong năm 2016 xuống 9%. Giá bán điện theo hợp đồng PPA đối với PL1 sẽ được áp dụng cho cả năm.

    – Chúng tôi dự báo giá bán điện trên thị trường phát điện cạnh tranh sẽ lần lượt thấp hơn 12% và 1% so với giá bán điện theo hợp đồng PPA của PL1 và PL2.

    – Lợi nhuận gộp là 926 tỷ đồng, tăng trưởng 87% nhờ tỷ suất lợi nhuận gộp phục hồi từ 8,3% lên 13,6% nhờ giá bán bình quân tăng.

    – Lợi nhuận tài chính thuần sẽ tăng 58% và đạt 252 tỷ đồng.

    – LNTT đạt 1.055 tỷ đồng (tăng trưởng 73%) và nếu không tính lỗ tỷ giá và hoàn nhập tài chính, thì LNTT từ hoạt động kinh doanh chính là 1.086 tỷ đồng (tăng trưởng 49%).

    – Do năm 2016 là năm cuối PPC được hưởng ưu đãi giảm thuế 50%, nên thuế suất thuế TNDN của PPC sẽ tăng từ 10% lên 16,2%.

    – Theo đó, LNST đạt 884 tỷ đồng (tăng trưởng 62%); EPS đạt 2.566đ; P/E dự phóng đạt 7,79 lần. Nếu không tính lỗ tỷ giá và hoàn nhập dự phòng trích lập cho QTP, thì EPS là 2.679đ; P/E dự phóng là 8,92 lần.

    Cho cả năm 2018, dự báo doanh thu thuần tăng trưởng 2% và LNST giảm 10%. Dự báo doanh thu thuần năm 2017 đạt 6.887 tỷ đồng (tăng trưởng 2%) và LNST đạt 797 tỷ đồng (giảm 10%). Các giả định chính của chúng tôi bao gồm:

    – Chúng tôi giả định sản lượng điện tiêu thụ của PPC trong năm 2018 sẽ giữ nguyên tại 5.040 triệu kWh. Trong đó;

    – PL1 sản xuất 1.800 triệu kWH (tăng trưởng 6%).

    – PL2 sản xuất 3.240 triệu kWh (giảm 3%).

    – Ước tính giá bán bình quân là 1.328đ/kWh, tăng 2% so với năm 2017.

    – Lợi nhuận gộp là 856 tỷ đồng, giảm 8% do tỷ suất lợi nhuận gộp giảm từ 13,7% xuống 12,4%.

    – Lợi nhuận tài chính thuần sẽ tăng 6% và đạt 266 tỷ đồng.

    – LNTT đạt 997 tỷ đồng (giảm 6%) và nếu không tính lỗ tỷ giá và hoàn nhập tài chính, thì LNTT từ hoạt động kinh doanh chính là 962 tỷ đồng (giảm 11%).

    LNST đạt 797 tỷ đồng (giảm 10%); EPS đạt 2.311đ; P/E dự phóng đạt 8,65 lần. Nếu không tính lỗ tỷ giá thì EPS là 2.230đ; P/E dự phóng là 10,76 lần.

    Ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu PPC là 22.000đ, tương đương P/E dự phóng năm 2018 là 9,8 lần. Hiện P/E của cổ phiếu PPC thấp hơn P/E ngành trong khi chúng tôi dự báo năm sau lợi nhuận sẽ giảm khoảng 10%. Việc tạm ngưng hoạt động thị trường phát điện cạnh tranh có lẽ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến PPC. Việc trả khoản nợ lớn bằng đồng Yên giúp PPC trở thành công ty phát điện thuần túy hơn thay vì bị phụ thuộc nhiều vào tỷ giá JPY/VND. Trong khi đó IPO của PV Power nhiều khả năng cũng sẽ thu hút sự chú ý của NĐT đối với ngành. PPC là cổ phiếu đáng để xem xét đầu tư với định giá tốt và tỷ lệ giá/cổ tức trên 10%.

    —————————
    Nguyễn Hữu Bình 
    – Nhà quản lý tài khoản chứng khoán
    (nhận Hợp tác đầu tư – Quản lý tài khoản chứng khoán)
    Điện thoại: 0983 361 688
    https://www.facebook.com/cophieu86/
    Website: www.cophieu86.com
    Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn