KQKD năm 2018 của PHR với doanh thu thuần đạt 1.558 tỷ đồng, giảm 5,8%, trong khi đó LNST tăng mạnh 92,7% đạt 636,9 tỷ đồng. LNST của cổ đông công ty mẹ tăng trưởng 91% đạt 622 tỷ đồng. Với kết quả này, Công ty đã hoàn thành 80,6% kế hoạch doanh thu và 192,5% kế hoạch lợi nhuận.
Dựa trên phương pháp FCFF, ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu PHR là 41,555đ, tương đương P/E dự phóng năm 2019 là 7,1 lần. Trong năm 2018, mảng kinh doanh chính là cao su đạt kết quả không khả quan với cả sản lượng và giá giảm trong khi mảng KCN lại rất thành công.

Năm 2019, lợi nhuận từ cao su dự kiến giảm tiếp do diện tích khai thác giảm với tỷ lệ cây cao su già tăng. Trong khi đó ban lãnh đạo cũng dự đoán giá cao su sẽ vẫn ở mức thấp và quyết định hoãn trồng thêm một số diện tích mới.
Trái lại, thu nhập từ thoái vốn KCN Nam Tân Uyên sẽ rất đáng kể và trở thành nguồn lợi nhuận chính trong năm nay. Lãi từ tiền bồi thường đất cũng đáng kể nhưng chúng tôi cho rằng Công ty sẽ hạch toán nguồn lợi nhuận này từ năm 2020 thay vì 2019.
Doanh thu thuần giảm là do mảng cao su – Doanh thu thuần đạt 1.558 tỷ đồng, giảm 5,8%. Trong đó: Doanh thu từ cao su (chiếm 67% doanh thu thuần) chỉ đạt 1.044 tỷ đồng, giảm 13,3% do sản lượng tiêu thụ và giá bán bình quân giảm. Doanh thu KCN (CTCP KCN Tân Bình) đạt 151,6 tỷ đồng, tăng trưởng 295,8% và đóng góp 10% doanh thu thuần. Doanh thu từ chế biến gỗ (CTCP Cao su Trường Phát) là 325,8 tỷ đồng, giảm 19,1% và đóng góp 21% doanh thu thuần.
Sản lượng mủ cao su tiêu thụ giảm 7,1% còn 31.614 tấn, hoàn thành 96,6% kế hoạch cả năm – Trong năm 2018, PHR đã chế biến 31.436 tấn mủ, giảm 1,9%; trong đó từ cao su tự trồng là 13.110 tấn (giảm 10,3%) và mua ngoài là 19.885 tấn (tăng 14,1%).
Diện tích cao su có thể thu hoạch giảm 16,7% còn 6.978 ha do Công ty chặt 1.200 ha cây cao su già hơn 20 năm tuổi để thanh lý. Kế hoạch của PHR là thanh lý 1.000 ha cây cao su già hàng năm từ 2018-2021.
Giá bán bình quân cao su cũng giảm 18,4% – Giá bán bình quân giảm 18,4% xuống còn 32,97 triệu đồng/tấn. Giá bán bình quân thực tế cao hơn 1,7% so với dự báo của ban lãnh đạo Công ty là 33,53 triệu đồng/tấn.
Hầu hết sản phẩm cao su của PHR được xuất khẩu sang Trung Quốc và nhu cầu của Trung Quốc đã yếu đi gần đây do áp lực từ căng thẳng Trung/Mỹ đối với nền kinh tế Trung Quốc. Và điều này về cơ bản đã khiến giá cao su giảm.
Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm do giá bán bình quân giảm – Lợi nhuận gộp đạt 256 tỷ đồng, giảm 9,8%; theo đó tỷ suất lợi nhuận gộp giảm còn 16,4% từ 17,2% năm 2017. Trong đó, tỷ suất lợi nhuận gộp mảng cao su giảm mạnh từ 17,7% năm 2017 xuống còn 13,8%; chủ yếu do giá bán bình quân giảm 18,4%.
Lợi nhuận tài chính thuần tăng mạnh 5 lần nhờ cổ tức nhận được từ KCN Nam Tân Uyên và lãi suất giảm – Doanh thu HĐ tài chính đạt 163,2 tỷ đồng, tăng 118%, chủ yếu nhờ lượng cổ tức lớn nhận được là 84 tỷ đồng, tăng 421,4%. Đây là cổ tức từ CTCP KCN Nam Tân Uyên (NTC). PHR nắm 32,8% cổ phần NTC.
Năm 2018 là một năm rất thành công của NTC với doanh thu thuần đạt 532,4 tỷ đồng, tăng 364,3% và LNST đạt 469,7 tỷ đồng, tăng trưởng 300%. Ngoài cổ tức được chia, lãi tiền gửi cũng tăng đáng kể, tăng 17,3% lên 54,7 tỷ đồng nhờ lượng tiền và tương đương tiền tăng 50,5% lên 362,4 tỷ đồng.
Đồng thời, chi phí tài chính giảm 22,1% còn 39,4 tỷ đồng do chi phí lãi vay giảm (giảm 42,4% xuống còn 28,2 tỷ đồng).
Lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết cũng tăng mạnh nhờ KQKD khả quan của NTC – LNST từ công ty liên doanh, liên kết đạt 70,1 tỷ đồng, tăng trưởng 164,5%; hoàn toàn từ NTC. Chúng tôi thấy lợi nhuận từ NTC được hạch toán dưới cả hình thức cổ tức được chia và lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết trên báo cáo kết quả kinh doanh. Tổng cộng PHR hạch toán 154,3 tỷ đồng LNTT từ NTC.
Chi phí bán hàng & quản lý tăng nhẹ 1,3% – Chi phí bán hàng & quản lý là 103 tỷ đồng, tăng 1,3% và bằng 6,6% doanh thu thuần (năm 2017 là 6,3%). Chi phí bán hàng tăng 15,8% lên 24,5 tỷ đồng; chi phí quản lý giảm 2,6% xuống còn 78,5 tỷ đồng.
Lợi nhuận khác tăng gấp đôi nhờ lãi từ thanh lý cây cao su – Thu nhập khác tăng 109,3% lên 425 tỷ đồng, chủ yếu từ thanh lý cây cao su. LNTT tăng 84,5% nhờ mảng KCN khả quan trong khi lợi nhuận mảng cao su giảm – LNTT đạt 760 tỷ đồng, tăng trưởng 84,5%; chủ yếu nhờ mảng KCN khả quan.
• LNTT từ mảng cao su đạt 534,7 tỷ đồng, đóng góp 70% LNTT của PHR.
• LNTT từ mảng KCN là 218,1 tỷ đồng, đóng góp 38% LNTT của PHR.
• LNTT từ chế biến gỗ là 6,8 tỷ đồng, đóng góp 1% LNTT của PHR.
Dự báo cho năm 2019, doanh thuần giảm 11,2% so với năm 2018, trong khi đó LNST tăng trưởng 27% với 280 tỷ đồng lợi nhuận không thường xuyên từ thoái vốn tại KCN Nam Tân Uyên. Chúng tôi dự báo doanh thu thuần đạt 1.383,8 tỷ đồng, giảm 11,2% và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 789,6 tỷ đồng, tăng trưởng 27%, theo đó EPS (sau trích quỹ khen thưởng và phúc lợi) là 5.827đ, giảm 1,6%, tương đương P/E dự phóng là 6,1 lần.

Lợi nhuận từ các mảng kinh doanh chính dự báo giảm 17,4% so với năm 2018 – Các mảng kinh doanh chính của công ty gồm cao su, KCN và chế biến gỗ. Chúng tôi dự báo doanh thu thuần từ các mảng kinh doanh chính đạt 1.383,8 tỷ đồng, giảm 11,2% so với năm 2018 và LNTT đạt 627,9 tỷ đồng, giảm 17,4% so với năm 2018, dựa trên những giả định sau:
Sản lượng cao su tiêu thụ đạt 26.000 tấn, giảm 17,8% so với năm 2017 do công ty thanh lý 1.000 ha cây cao su già tại Bình Dương. Giá bán bình quân gần như không đổi, là 33 triệu tấn. Doanh thu từ mảng cao su giảm 40,5% so với năm 2018 xuống 858 tỷ đồng. Doanh thu từ KCN Tân Bình tăng trưởng 10,4% đạt 167,4 tỷ đồng. CTCP Gỗ Trường Phát dự báo đạt 358,3 tỷ đồng, tăng trưởng 10,0%. Tỷ suất lợi nhuận gộp là 17%, theo đó lợi nhuận gộp là 235,7 tỷ đồng, giảm 7,9% so với năm 2018. Lợi nhuận khác dự báo là 366 tỷ đồng, chủ yếu từ thanh lý khoản 1.000 ha cây cao su già.
Giá cao su trong năm 2019 dự báo vẫn ở mức thấp – Giá cao su trong nước đã tăng trở lại 5,7% so với tháng liền trước lên 31,3 triệu đồng/tấn vào đầu tháng 1 năm nay, nhưng vẫn thấp hơn 20% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chúng tôi dự báo giá cao su thế giới sẽ vẫn ở mức trong năm 2019 do nguồn cung dư thừa.
1. Nhu cầu cao su thế giới dự báo là 14,58 triệu tấn trong năm 2019, tương đương tăng 4,2% (năm 2018 tăng 5,2%). 40% nhu cầu là đến từ Trung Quốc với mức tăng trưởng 5,3% trong năm 2018 và dự báo tăng 3,2% trong năm 2019.
2. Trong khi đó nguồn cung cao su thế giới dự báo là 14,84 triệu tấn trong năm 2019, tăng 6,6%, do đó dư cung 0,25 triệu tấn.
3. Giá dầu dự báo vẫn thấp và do đó không hỗ trợ giá cao su.
PHR sẽ thoái vốn khỏi NTC và ghi nhận 280 tỷ đồng lợi nhuận không thường xuyên trong năm nay – PHR dự kiến sẽ thoái 32,8% cổ phần tại KCN Nam Tân Uyên (NTC) cho Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VGR, cổ đông hiện sở hữu 69% cổ phần của PHR và 20,4% cổ phần của NTC) và theo đó ghi nhận khoảng 280 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2019.
Sau khi thoái vốn khỏi NTC, PHR sẽ bán 350 ha đất cho NTC để xây dựng Giai đoạn 2, KCN Nam Tân Uyên – Giai đoạn 2 của KCN Nam Tân Uyên (NTC) có tổng diện tích 350 ha và do PHR đóng góp 100%. Giá đền bù đất dự kiến là 1 tỷ đồng/ha. Dự án KCN Nam Tân Uyên, Giai đoạn 2 đã bị trì hoãn trong năm ngoái do giá bán đất không được cổ đông PHR (gồm cổ đông lớn VGR) phê duyệt.
Công ty cũng sẽ đóng góp thêm 691 ha đất cho KCN Việt Nam Singapo (VSIP 3) – VSIP là một trong những đơn vị lớn nhất về khai thác KCN và KĐT tổng hợp tại Việt Nam. VSIP hiện sở hữu hai KCN tại Bình Dương, gồm VSIP, với tổng diện tích đất là 500 ha, và VSIP 2 với tổng diện tích đất là 2.845 ha.

Vào cuối năm 2016, Chính phủ đã phê duyệt cho VSIP phát triển VSIP 3 tại tỉnh Bình Dương, với tổng diện tích đất là 1.000 ha.Theo phương án trình Chính phủ, PHR sẽ đóng góp 691 ha đất trong tổng số 1.000 ha đất với giá ước tính là 1 tỷ đồng/ha. Đổi lại, PHR sẽ được nhận 691 tỷ đồng và sở hữu 20% cổ phần tại VSIP 3. Tương tự như với Nam Tân Uyên Giai đoạn 3, giá đền bù đất không được cổ động PHR (gồm VGR) phê duyệt.
Dự báo lợi nhuận từ bán đất là 1.041 tỷ đồng và sẽ được phân bổ trong 3 năm từ 2020-2022 – Chúng tôi dự báo lãnh đạo PHR sẽ trình cổ đông hai phương án bán đất nêu trên tại ĐHCĐTN 2019 dự kiến diễn ra vào 26/3. Nếu cổ đông thông qua, PHR sẽ có thể ghi nhận 691 tỷ đồng lợi nhuận từ bán đất cho VSIP 3 và 350 tỷ đồng từ Nam Tân Uyên, sau đó phân bổ lợi nhuận trong 3 năm tới.
KQKD của mảng cao su kém khả quan do diện tích cao su cho thu hoạch giảm đồng thời giá cao su không tăng. Tuy nhiên, lợi nhuận từ thanh lý cây cao su già và từ thoái vốn tại NCT là những động lực tăng trưởng mới giúp bù đắp cho suy giảm lợi nhuận của mảng cao su. Bên cạnh đó là khả năng ghi nhận lợi nhuận đáng kể từ bán đất trong năm nay hoặc năm sau.
(Theo HSC)
————————
NGUYỄN HỮU BÌNH – Quản lý tài khoản chứng khoán
(Hỗ trợ tư vấn đầu tư – mở tài khoản chứng khoán)
Điện thoại: 0983 361 688
Skype: cophieu86.com
Zalo: 0983.361.688
https://www.facebook.com/cophieu86/
Website: www.cophieu86.com
Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.