VSC đã công bố KQKD 9 tháng đầu năm 2018 chưa soát xét với doanh thu thuần đạt 1.244 tỷ đồng (tăng 29,8% so với cùng kỳ), LNTT đạt 288 tỷ đồng (tăng 33% so với cùng kỳ) và LNST đạt 261 tỷ đồng (tăng 37,1% so với cùng kỳ). Theo đó công ty đã hoàn thành được 92,1% kế hoạch doanh thu và 102,5% kế hoạch LNTT đề ra cho cả năm.
Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu VSC đạt 50.000đ; tương đương P/E là 8,8 lần. Dự báo LNST tăng trưởng 36,1% trong năm nay và tăng trưởng 9,1% trong năm sau.Chúng tôi cũng cho rằng tiềm năng tăng trưởng dài hạn của các công ty khai thác cảng biển là rất lớn dựa trên niềm tin rằng dòng thương mại sẽ tiếp tục tăng trưởng trung bình 17%/năm trong 3 năm tới với một phần là nhờ dòng vốn FDI (dự báo sẽ tăng trưởng trung bình 14%/năm trong cùng kỳ). Ảnh hưởng từ tranh chấp thương mại hiện tại giữa Trung Quốc và Mỹ đến dòng thương mại của Việt Nam là chủ đề còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, tranh chấp này kéo dài sẽ là yếu tố tích cực đến Việt Nam với khả năng di dời công suất sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. VSC hiện là doanh nghiệp cảng biển tăng trưởng nhanh nhất tại khu vực Hải Phòng và chúng tôi kỳ vọng đà tăng trưởng này sẽ được tiếp tục được duy trì. Trong trung dài hạn, chúng tôi dự báo triển vọng tăng trưởng của VSC ở mức khá khi cảng của công ty hoạt động hết công suất.
Trong 9 tháng đầu năm 2018, VSC đã tiếp nhận xử lý 735.979 TEU hàng hóa, tăng 31,2% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận gộp giảm nhẹ do phí dịch vụ cảng bình quân giảm – Lợi nhuận gộp đạt 374 tỷ đồng (tăng 23,7% so với cùng kỳ) trong 9 tháng đầu năm 2018 trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp giảm nhẹ từ 31,6% trong 9 tháng đầu năm 2017 xuống 30,1% trong cùng kỳ năm nay. Công ty không công bố chi tiết ở đây. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng khả năng lớn nhất là do phí dịch vụ cảng bình quân giảm do lượng container đông lạnh giảm. Chúng tôi lưu ý rằng phí dịch vụ đối với container đông lạnh cao hơn 30-40% so với container thường.
Chi phí lãi vay giảm giúp giảm lỗ tài chính thuần – Lỗ tài chính thuần trong 9 tháng đầu năm 2018 là 22 tỷ đồng (giảm 30,6% so với cùng kỳ). Nhờ chi phí lãi vay giảm 23,6% so với cùng kỳ xuống 28 tỷ đồng do nợ bình quân giảm 30,7% so với cùng kỳ.
Tóm lại, LNTT đạt 288 tỷ đồng (tăng 33% so với cùng kỳ). Chúng tôi thấy đóng góp của cảng Xanh Vip (được miễn thuế TNDN cho đến năm 2019) vào lợi nhuận tăng, nên thuế suất thuế TNDN của VSC giảm từ 12,1% xuống còn 9,3%. Theo đó LNST đạt 261 tỷ đồng (tăng 37,1% so với cùng kỳ).
Cho năm 2018,chúng tôi dự báo doanh thu thuần đạt 1.725 tỷ đồng (tăng trưởng 32,4%) và LNST đạt 359 tỷ đồng (tăng trưởng 36,2%) . Các giả định chính của chúng tôi gồm:
• Lượng hàng tiếp nhận xử lý tăng 24,7% lên 1 triệu teu gồm 350.000 teu tại cảng Xanh (tăng 22,8%) và 650.000 teu tại cảng Xanh Vip (tăng 54,4%). Hơn nữa, chúng tôi giả định lượng hàng tiếp nhận xử lý tại PTSC mà VSC thuê lại là 118.000 TEU (tăng 22,9%).
• Phí dịch vụ cảng bình quân giảm 3,0% do công suất cảng trong khu vực Hải Phòng tăng dần theo kế hoạch kéo theo áp lực giảm phí dịch vụ.
• Lợi nhuận gộp tăng 27,8% lên 521 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm từ 31,3% xuống 30,2% do phí dịch vụ cảng bình quân giảm.
• Tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý không đổi, là 5,8%.
• Lỗ tài chính thuần giảm còn 27 tỷ đồng (giảm 32,4%) nhờ công ty trả bớt nợ.
• Chúng tôi giả định lợi nhuận từ công ty liên kết tăng đạt 6 tỷ đồng (tăng trưởng 7%) nhờ cả hai công ty liên kết đều cho KQKD tốt trong năm nay.
Tóm lại, LNTT tăng trưởng 34,2% đạt 400 tỷ đồng. LNST sẽ tăng trưởng 30,4% đạt 359 tỷ đồng nhờ cảng Xanh Vip vẫn được miễn thuế TNDN. Theo đó EPS đạt 5.742đ; P/E dự phóng là 6,88 lần.
Cho năm 2019,chúng tôi dự báo doanh thu thuần đạt 1.859 tỷ đồng (tăng trưởng 7,8%) và LNST đạt 392 tỷ đồng (tăng trưởng 9,1%). Các giả định chính của chúng tôi gồm:
• Lượng hàng tiếp nhận xử lý tăng 9,7% lên 1,09 triệu TEU gồm 350.000 TEU tại cảng Xanh (giữ nguyên) và 747.500 TEU tại cảng Xanh Vip (tăng 15%). Hơn nữa, chúng tôi giả định lượng hàng tiếp nhận xử lý tại PTSC mà VSC thuê lại là 130.000 TEU (tăng 10%).
• Phí dịch vụ cảng bình quân giữ nguyên do đã ở mức sàn theo quy định của Chính phủ và VSC sẽ hoạt động hết công suất thiết kế
• Lợi nhuận gộp tăng 5,2% lên 548 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm từ 30,2% xuống 29,5%.
• Tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý không đổi, là 5,8%.
• Lỗ tài chính thuần giảm còn 18 tỷ đồng (giảm 31,4%). Tóm lại, LNTT tăng trưởng 7% đạt 428 tỷ đồng.
LNST sẽ tăng trưởng 9,1% đạt 392 tỷ đồng. Theo đó EPS đạt 6.102đ; P/E dự phóng là 6,47 lần.

Tại ĐHCĐTN năm 2017, công ty đã thông qua kế hoạch bán 5-10% cổ phần (tương đương 3,1625 – 6,3250 triệu cổ phiếu) của CTCP Cảng Xanh Vip (VGR – Upcom) cho Evergreen là cổ đông lớn thứ 2 của CTCP Cảng Xanh Vip. VSC đã quyết định thực hiện bán 5% cổ phần này thông qua giao dịch thảo thuận. Giá bán sẽ dựa trên giá thị trường của cổ phiếu VGR. Sau giao dịch này, tỷ lệ sở hữu của VSC tại VGR sẽ giảm từ 74,3% xuống còn 69,3%. Trong khi đó tỷ lệ sở hữu của Evergreen sẽ tăng tương ứng từ 21,7% lên 26,7%. Evergreen đóng góp khoảng 65% tổng lượng hàng xử lý tiếp nhận của cảng Vip Green.
Quyết định điều chỉnh giá sàn dịch vụ cảng biển chỉ ảnh hưởng một chút đến hoạt động kinh doanh của VSC – Bộ GTVT đã công bố dự thảo thông tư điều chỉnh khung giá dịch vụ cảng biển Tuy nhiên, ảnh hưởng không nhiều đến các doanh nghiệp cảng biển tại Hải Phòng do tình trạng thừa cung từ lâu và ngày càng lớn tại khu vực này – Trước ngày 1/7/2017, giá dịch vụ xếp dỡ hàng hóa tại khu vực Hải Phòng về cơ bản không có văn bản điều chỉnh và bình quân vào chưa đến 30 USD với hàng container 20’ (trên TEU). Sau khi áp dụng quy định giá sàn dịch vụ, giá dịch vụ bốc dỡ hàng hóa tăng lên mức giá sàn là 30 USD/TEU. Tuy nhiên để bù đắp cho khách hàng trong điều kiện doanh nghiệp cảng biển thường cung cấp dịch vụ trọn gói cho các doanh nghiệp vận tải (gồm xếp dỡ hàng hóa, lưu kho và dịch vụ khác), nên doanh nghiệp cảng biển đơn giản chỉ cần giảm giá dịch vụ lưu kho bãi (không nằm trong sự kiểm soát của chính phủ). Do vậy giá dịch vụ trọn gói bình quân giảm khoảng 5-8% so với cùng kỳ trong năm 2017 và giảm tiếp 3-5% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2018.
Và trong bối cảnh này, những điều chỉnh nhỏ về phí dịch vụ cho xếp dỡ hàng hóa quốc tế và trong nước sẽ không có nhiều ảnh hưởng đến phí dịch vụ chung. Các doanh nghiệp cảng biển sẽ giảm các chi phí khác để đền bù cho các công ty vận chuyển. Do đó,dự báo phí dịch vụ hàng hóa cảng biển chung ở khu vực ở sẽ giảm 3-5% trong năm 2018 và giảm tiếp 2-3% trong năm 2019.
Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của VSC là 50.000đ, tương đương P/E là 8,8 lần. Chúng tôi dự báo công ty sẽ duy trì tăng trưởng khá trong những năm tới khi hoạt động ở công suất tối đa. Mặc dù công suất cảng ở Hải Phòng tiếp tục gia tăng thì về dài hạn chúng tôi dự báo nhu cầu đối với các dịch vụ cảng biển sẽ gia tăng với tốc độ nhanh hơn nhờ hàng hóa được vận chuyển sang các nền kinh tế quan trọng như Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản từ Việt Nam tăng nhờ FDI tăng. Và đây là xu thế tất yếu không bị ảnh hưởng của TPP hay chính sách thương mại của Mỹ. Trên thực tế sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ có thể còn đẩy mạnh vốn FDI rót vào Việt Nam do các nhà sản xuất khu vực Bắc Á có thể sẽ tìm cách giảm tiếp đầu tư tại Trung Quốc. Do vậy, đây có thể thậm chí là động lực thay vì là trở lực cho kinh tế Việt Nam.
—————————
Vũ Hồng Phương – Quản lý tài khoản chứng khoán
(Hỗ trợ tư vấn đầu tư – mở tài khoản chứng khoán)
Điện thoại: 0935.315.686
Tư vấn chuyên sâu trên Skype: cophieu86.com
https://www.facebook.com/cophieu86/
Website: www.cophieu86.com
Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.