PVD là doanh nghiệp trong nước duy nhất cung cấp các dịch vụ khoan dầu khí. PVD nắm 64% thị phần mảng dịch vụ khoan, và hơn 80% thị phần dịch vụ kỹ thuật liên quan đến khoan. PVD sở hữu 6 giàn khoan bao gồm 1 giàn khoan trên đất liền, 4 giàn khoan biển cạn và 1 giàn khoan nước sâu.
Ngành dầu khí được chia thành 4 lĩnh vực: Thượng nguồn, trung nguồn, hạ nguồn và dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Càng về phía thượng nguồn doanh nghiệp càng cần vốn đầu tư lớn, và ảnh hưởng của giá dầu đến KQKD của doanh nghiệp càng lớn. PVD cung cấp dịch vụ khoan dầu nên được coi là doanh nghiệp thượng nguồn.

Là doanh nghiệp hoạt động ở thượng nguồn trong ngành dầu khí (với nghiệp vụ chính là khoan thăm dò) nên kết quả kinh doanh của PVD chịu ảnh hưởng lớn từ các biến động của giá dầu và sự ổn định của tình hình địa chính trị khu vực, cũng như các chính sách của công ty mẹ PVN và Nhà Nước.
PVD kinh doanh 3 mảng: Dịch vụ khoan (46% DT, 11% LNG), bán hàng hóa thiết bị khoan (13% DT, 16% LNG) và cung cấp dịch vụ giếng khoan (41% DT, 73% LNG). Cơ cấu này đã có sự thay đổi lớn với trọng tâm nghiêng hẳn về mảng khoan và dịch vụ giếng khoan. Đặc biệt mảng dịch vụ khoan đã không còn lỗ và đạt mức LNG 6 tháng đầu năm 2019 tương đương 21 tỉ đồng (so với lỗ gộp 190 tỉ cùng kỳ năm trước).
Ngoài ra, lợi nhuận từ các công ty liên doanh liên kết cũng ghi nhận tăng trưởng 152.6%, đạt 52 tỉ đồng, chủ yếu do sự tăng trưởng chung của các doanh nghiệp nhà PVN, nhờ vào sự sôi động trở lại của các dự án khai thác thăm dò thượng nguồn.
Đáng chú ý trong 6 tháng đầu năm 2019, PVD ghi nhận khoản hoàn nhập chi phí trả trước cho nhà thầu 66 tỉ đồng. Việc hoàn nhập chi phí trả trước này cùng với sự tiết giảm chi phí trích lập dự phòng nợ xấu giúp cho KQKD của PVD đã có lãi 29 tỉ đồng trước thuế (so với khoản lỗ 327 tỉ cùng kỳ năm trước.
Giá dầu Brent dự báo sẽ ở mức 65 – 70 USD/thùng trong 2019 với các nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC và các mâu thuẫn giữa Mỹ với Iran, Venezuala tiếp tục căng thẳng. Dù dự báo thấp hơn so với 2018 nhưng đây vẫn được coi là mức cao và đủ để duy trì nhu cầu khai thác dầu và nâng giá thuê giàn khoan.
Dự báo trong 6 tháng cuối năm 2019, kết quả kinh doanh của PVD sẽ tiếp tục có những khởi sắc, dựa vào khối lượng công việc hiện có cho các giàn khoan tự nâng. Bốn giàn khoan I, II, III và VI đang được cho các đối tác tại Malaysia thuê với thời hạn tới cuối năm 2019 (với giàn II) và Q1 năm 2020 (với giàn I, III và VI).
Ngoài ra, PVD cũng đang thuê thêm 1 giàn khoan nữa cho nghiệp vụ khoan tại mỏ Sao Vàng – Đại Nguyệt (với thời hạn từ tháng 10/2019 tới tháng 10/2020). Nghiệp vụ khoan với giàn thuê ngoài sẽ đóng góp thêm vào doanh thu từ dịch vụ khoan cho PVD.
Giàn khoan nước sâu TAD PVD V vẫn sẽ chưa có việc trong năm 2020. Điều này sẽ làm hạn chế tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh cốt lõi của PVD, do chi phí nằm bờ của giàn khoan này lên là 11,000 USD/ ngày. PVD vẫn đang tích cực xúc tiến đấu thầu dự án khoan thăm dò sử dụng giàn TAD tại Brunei. Tuy nhiên sớm nhất phải tới Quý 2/2020 trước khi hợp đồng này có thể bắt đầu, và giàn PVD V bắt đầu tạo ra doanh thu trở lại.
Tuy tình hình kinh doanh gặp khó khăn trong những năm vừa rồi, PVD vẫn duy trì sức khỏe tài chính tốt với tỷ lệ nợ vay thấp (2018: 0.28 lần), thanh khoản cao (2018: chỉ số thanh toán ngắn hạn 2.04 lần), CFO dương. Dự phóng LNST của cổ đông cty mẹ của PVD là 98 tỷ, tương đương EPS (sau KTPL) là 232đ/cp.
(Nguồn: HSC)
—————————
Nguyễn Hoàng Bách – Nhà quản lý tài khoản chứng khoán
(nhận Hợp tác đầu tư – Quản lý tài khoản chứng khoán)
Điện thoại: 0966 597 938
https://www.facebook.com/cophieu86/
Website: www.cophieu86.com
Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.