PMI của Việt Nam giảm xuống 51,6 điểm trong tháng 5 – Nikkei Markit công bố PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 5 giảm xuống 51,6 điểm từ mức 54,1 điểm trong tháng 4.

Chúng tôi thấy PMI của nhiều nền kinh tế châu Á khác cũng có xu hướng giảm tương tự với PMI của Trung Quốc giảm xuống dưới 50. Có vẻ hoạt động xuất khẩu trong khu vực kém. Mức tăng trưởng đơn hàng mới, đơn hàng xuất khẩu mới và sản lượng đều giảm tốc trong tháng 5 so với tháng 4.
Lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất từ đầu năm không hoàn toàn tích cực do biên lợi nhuận bị ảnh hưởng. KQKD của các doanh nghiệp sản xuất trong Q1 không thực sự khả quan trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp sản xuất không thể tăng giá bán khi mà giá đầu vào tăng. Trên thực tế trừ ngành thép, thì khả năng quyết định giá bán của hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kém. Mặt khác, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất niêm yết không xuất khẩu nhiều nên có vẻ nguyên nhân khiến KQKD không khả quan là nhu cầu tăng trưởng chậm lại.
Chúng tôi tiếp tục đánh giá Giảm tỷ trọng đối với ngành sản xuất vì thận trọng trước triển vọng lợi nhuận ngành này. Chúng tôi thận trọng về triển vọng lợi nhuận 6 tháng của ngành sản xuất và đánh giá ngành là Giảm tỷ trọng. Trong hầu hết các trường hợp, giá bán không tăng khi giá đầu vào tăng kể từ nửa đầu năm ngoái; cho thấy tình hình cạnh tranh tăng lên ở các lĩnh vực như nhựa, lốp, ắc quy và đèn chiếu sáng. Điều này là do hàng nhập khẩu Trung Quốc đã cạnh tranh gay gắt với các nhà sản xuất trong nước ở phân khúc giá thấp. Chính phủ đã áp dụng thuế tự vệ nhưng chỉ ở một số ngành như thép. Ngành lắp ráp ô tô tiếp tục chịu hậu quả của việc mở rộng quá nhanh trong những năm gần đây trong khi những thay đổi về thuế cũng sẽ ảnh hưởng đến các nhà lắp ráp trong nước trong tương lai.
Chúng tôi cũng thận trọng về triển vọng của ngành thép – Chúng tôi cũng thận trọng về triển vọng của ngành thép do giá nguyên liệu đầu vào giảm (ngược lại với các ngành khác) sẽ ảnh hưởng đến giá biên lợi nhuận trong Q2. Giá bán và chi phí đầu vào ngành thép biến động sát nhau và là mấu chốt ảnh hưởng đến lợi nhuận ở một thời điểm nhất định dựa trên lượng hàng tồn kho. Chính sách tích cực quản trị hàng tồn kho sẽ giúp nâng cao biên lợi nhuận khi giá đầu vào tăng nhưng sẽ làm giảm biên lợi nhuận khi giá đầu vào giảm.
Một số cổ phiếu ngành sản xuất vẫn có động lực tăng giá riêng – trên thực tế một số cổ phiếu ngành sản xuất vẫn có động lực tăng giá riêng chẳng hạn như nới room (BMP), khả năng M&A (BMP) và những sự kiện đặc biệt (DQC). Một số cổ phiếu như AAA, TCM có triển vọng lợi nhuận tốt trong năm nay nhờ mở rộng công suất và phục hồi mang tính chu kỳ. Nói chung, có thể nói định giá ngành sản xuất vẫn ở mức rất hợp lý nên rủi ro giảm là hạn chế.
—————
Nguyễn Hoàng Bách – Chuyên viên tư vấn chứng khoán
Điện thoại / Facebook / zalo: 0936.38.70.86
Nguyễn Hữu Hoàng – Chuyên viên tư vấn chứng khoán
Điện thoại / Facebook / zalo: 0919636088
Skype: cophieu86
Email: cophieu86@gmail.com
Website: www.cophieu86.com