DRC có các sản phẩm xuất khẩu chủ lực là lốp Radial, được xuất khẩu sang các thị trường chính là: Brazil (39% giá trị xuất khẩu 7T2019) & Mỹ (15% giá trị xuất khẩu 7T2019).
Tăng trưởng ngành săm lốp VN được dự báo ở mức 8%/năm trong giai đoạn 2018-2020, do tăng trưởng về số lượng xe máy và ô tô tiêu thụ tại VN xu hướng nội địa hóa linh kiện, phụ tùng theo Quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô.

Xét về quy mô sản xuất, các doanh nghiệp FDI vượt trội hơn hẳn: top 3 là Bridgestone (16.7 triệu lốp/năm), Sailun (7.8 triệu lốp/năm), và Kumho (3.3 triệu lốp/năm), với sản phẩm chủ yếu là lốp Radial. Trong khi đó, 3 DN đầu ngành của VN là DRC, CSM, và SRC chỉ đạt tổng công suất là hơn 4 triệu lốp/năm, với sản phẩm chủ yếu là lốp Bias.
Radial hóa đang là xu hướng chính của ngành, với tỷ lệ tiêu thụ lốp Radial tăng lên từ 20% (2014) lên 50-60% (2018). Trong số các DN Việt ngành săm lốp, DRC đứng đầu với công suất ~1.4 triệu lốp/năm, trong đó là 600,000 lốp Radial/năm từ nhà máy Radial mới hoàn thành.
Sản phẩm chính của DRC là lốp Bias và lốp Radial (chiếm 84% tổng doanh thu). Trong những năm gần đây, tỷ lệ đóng góp vào doanh thu của DRC từ lốp Radial ngày càng tăng (từ 17% trong năm 2014 lên đến 48% trong 1H2019).
Về thị trường: tỷ lệ nội địa – xuất khẩu hiện là 60% – 40%, trong đó: Nội địa: sản phẩm tiêu thụ chủ lực vẫn là lốp Bias, được phân phối thông qua hệ thống đại lý phủ khắp cả nước (hơn 100 đại lý cấp 1 & hàng ngàn đại lý cấp 2). Phân khúc chính của mảng nội địa là phân khúc thay thế, chiếm gần 90% doanh thu trong nước.
Xuất khẩu: sản phẩm tiêu thụ chủ lực là lốp Radial, được xuất khẩu sang các thị trường chính là: Brazil (39% giá trị xuất khẩu 7T2019) & Mỹ (15% giá trị xuất khẩu 7T2019).
Hoạt động kinh doanh của DRC được hỗ trợ bởi làn sóng áp thuế chống bán phá giá lên các sản phẩm Trung Quốc giá rẻ. Trên thị trường xuất khẩu, Mỹ đã bắt đầu áp thuế từ T04/2019, trong khi Ấn Độ đã kêu gọi tẩy chay và áp thuế 500% lên mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong nước, từ 01/2019, thuế nhập khẩu săm lốp cho xe tải, xe bus từ Trung Quốc cũng tăng thêm 20-25%.
Một yếu tố ảnh hưởng lớn tới HĐKD của DRC là giá cao su, nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho quá trình sản xuất săm lốp (chiếm ~44% tổng cơ cấu chi phí). Do khả năng định giá bán yếu, nên biến động giá cao su sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới biên lợi nhuận của DRC.
Trong ngắn hạn, tình hình xuất khẩu lốp radical tích cực sẽ là động lực tăng trưởng chính cho DRC: Công suất lốp Radial của DRC tăng lên từ 300,000 lốp/năm lên 600,000 lốp/năm nhờ giai đoạn 2 nhà máy Radial chính thức đi vào hoạt động từ Q4/2018.

Triển vọng tiêu thụ phần công suất tăng thêm khá khả quan do tăng trưởng chính từ thị trường chủ lực là Brazil thâm nhập được vào thị trường mới là Mỹ từ 04/2019 do Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với lốp xe Trung Quốc.
Tỷ suất lợi nhuận gộp được cải thiện do hiệu suất nhà máy radial tăng mạnh giá cao su thấp hơn so với 2018. Trong trung hạn, triển vọng của DRC cũng khả quan nhờ: Nhà máy Radial GĐ2 có thể chạy 120% công suất (~720,000 lốp/năm) nhằm đáp ứng nhu cầu lốp Radial ngày càng tăng.
Năm 2021, tổng chi phí khấu hao của DRC có thể giảm xuống ~100 tỷ do máy móc tại nhà máy Radial GĐ1 sẽ hết khấu hao. Do đó, lợi nhuận của DRC có thể tăng đột biến trong năm 2021. Trong dài hạn, tăng trưởng của DRC chủ yếu sẽ phụ thuộc vào kế hoạch triển khai GĐ3 của nhà máy Radial để tăng công suất. Tuy nhiên, hiện công ty chưa có kế hoạch cụ thể cho dự án này.
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn (gần 70% tài sản ngắn hạn khiến khả năng thanh toán nhanh tương đối thấp (0.38). Tỷ lệ nợ vay/VCSH an toàn. Dự kiến LNST 2019 – 2020 đạt lần lượt 219 tỷ và 249 tỷ, tương đương EPS ~1,676đ và 1,911đ.
(HSC)
—————————
Nguyễn Hoàng Bách – Nhà quản lý tài khoản chứng khoán
(nhận Hợp tác đầu tư – Quản lý tài khoản chứng khoán)
Điện thoại: 0966 597 938
https://www.facebook.com/cophieu86/
Website: www.cophieu86.com
Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.