Phân tích cổ phiếu DGW: Ước tính giá trị trong trung hạn là 20.000đ/CP

Phân tích cổ phiếu DGW: Ước tính giá trị trong trung hạn là 20.000đ/CP

Lượt xem:1975 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • Công ty phân phối ĐTDĐ và hàng điện máy Digiworld – DGW, đã công bố KQKD 6 tháng đầu năm với doanh thu đạt 1.552 tỷ đồng (giảm 11,3% so với cùng kỳ). Trong khi đó LNST là 29,0 tỷ đồng (giảm 9,9% so với cùng kỳ). Với kết quả này, công ty đã lần lượt hoàn thành 39,1% và 52,7% kế hoạch doanh thu và LNST cho cả năm nay. Trong các mảng kinh doanh chính, doanh thu từ phân phối thiết bị văn phòng và máy tính xách tay tăng tốt trong khi đó doanh thu từ phân phối điện thoại giảm.

    Giá trị hợp lý của cổ phiếu trong ngắn hạn theo ước tính của chúng tôi là 16.100đ, tương đương PE dự phóng là 11,0 lần. Tuy nhiên, trong trung đến dài hạn chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 20.000đ, tương đương PE dự phóng 2018 là 11,0 lần. Dự báo LNST năm 2017 sẽ không đổi, tuy nhiên sẽ tăng trưởng 24,7% trong năm sau. KQKD 6 tháng đầu năm giảm nhẹ. Sau thời gian khó khăn, chúng tôi cho rằng công ty khởi động thành công quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh để bổ sung thêm nhiều dịch vụ mới. Với giả định doanh thu sẽ cải thiện một chút, thì định giá của cổ phiếu DGW có vẻ đã hấp dẫn hơn.

    Phân tích cổ phiếu DGW: Ước tính giá trị trong trung hạn là 20.000đ/CP
    Doanh thu phân phối ĐTDĐ đạt 261,5 tỷ đồng, giảm khoảng 55,5% so với cùng kỳ

    Doanh thu từ phân phối máy tính xách tay và máy tính tăng khiêm tốn 8,8%. Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu từ phân phối các sản phẩm này chỉ tăng nhẹ. Thị trường máy tính xách tay và máy tính bảng đã bão hòa nên nhu cầu chủ yếu là nhu cầu thay mới chứ không phải là nhu cầu mua lần đầu. Trong khi đó còn có cạnh tranh gián tiếp từ điện thoại thông minh với giá, khả năng tính toán và mức độ tiện dụng cạnh tranh hơn.

    Doanh thu phân phối ĐTDĐ giảm do những thương hiệu điện thoại mới không thể cạnh tranh với những thương hiệu lớn như Samsung hoặc IPhone – Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu từ phân phối ĐTDĐ nhìn chung giảm mạnh.

    – Doanh thu phân phối ĐTDĐ đạt 261,5 tỷ đồng, giảm khoảng 55,5% so với cùng kỳ.

    – DGW phân phối điện thoại từ những thương hiệu ít nổi tiếng hơn như Xiaomi, Wiko, Obi, Intex and Freetel.

    – Nhu cầu đối với các dòng điện thoại này yếu hơn so với những thương hiệu lớn như Samsung, IPhone và HTC.

    – Trong khi đó tỷ suất lợi nhuận gộp đạt khoảng 5,9% giảm so với 4,8% trong cùng kỳ năm ngoái.

    Kể từ đầu năm 2017, DGW đã thay đổi chiến lược phân phối ĐTDĐ bằng cách tập trung vào những thương hiệu sử dụng dịch vụ phát triển thị trường (MES) mà DGW cung cấp để tăng tỷ suất lợi nhuận gộp. Bởi sự thay đổi lớn trong phân phối ĐTDĐ, doanh thu từ phân phối sản phẩm này giảm trong 6 tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng này đã được cải thiện đáng kể.

    – Ước tính tỷ suất lợi nhuận gộp từ phân phối ĐTDĐ đã tăng từ khoảng 4,5% trong Q1 khi DGW thanh lý một phần hàng tồn kho để thay danh sách điện thoại phân phối lên khoảng 7,4% trong Q2.

    – Công ty cũng bắt đầu ghi nhận doanh thu từ dịch vụ phát triển thị trường cho Xiaomi

    – Chúng tôi tin rằng tỷ suất lợi nhuận của mảng này sẽ duy trì ở mức cao, là khoảng 7% trong thời gian tới.

    Phân tích cổ phiếu DGW: Ước tính giá trị trong trung hạn là 20.000đ/CP
    Trong buổi giới thiệu sản phẩm Xiaomi của Công ty phân phối ĐTDĐ và hàng điện máy Digiworld

    Doanh thu phân phối thiết bị văn phòng tăng mạnh 18,4% nhờ công ty phân phối thêm thương hiệu mới – Trong 6 tháng đầu năm, phân phối thiết bị văn phòng là mảng duy nhất đạt tăng trưởng doanh thu tốt.

    Chi phí quản lý và bán hàng tăng do DGW mở rộng hệ thống nhà kho và dịch vụ sau bán hàng. Trong 6tháng đầu năm 2017, chi phí quản lý và bán hàng của DGW là 67,1 tỷ đồng (tương đươn cùng kỳ) trong khi đó tỷ lệ chi phí quản lý và bán hàng/doanh thu cũng tăng lên 4,32% từ mức 3,85% trong 6 tháng đầu năm ngoái. Chi phí quản lý và bán hàng tăng chủ yếu do DGW tăng đầu tư cho hoạt động marketing và đẩy mạnh dịch vụ sau bán hàng.

    Chúng tôi dự báo KQKD 6 tháng cuối năm khả quan hơn. Chúng tôi dự báo trong 6 tháng cuối năm, DGW sẽ đạt KQKD tốt hơn nhờ những yếu tố sau:

    – Sự khởi sắc có tính chất mùa vụ điển hình đối với ngành phân phối do người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm công nghệ và ĐTDĐ trước kỳ nghỉ.

    – Tỷ suất lợi nhuận gộp từ phân phối ĐTDĐ tăng mạnh nhờ đóng góp doanh thu từ cung cấp dịch vụ phát triển thị trường kể từ Q2.

    – DGW đã ký hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo dưỡng toàn diện cho Samsung.

    – Phân phối thực phẩm chức năng, là dòng sản phẩm mới cho tỷ suất lợi nhuận gộp cao và bắt đầu phân phối trong Q3.

    Dự báo LNST của cổ đông công ty mẹ năm 2017 giảm 3,1%. Trong mô hình của mình, chúng tôi dự báo DGW sẽ đạt doanh thu là 3.544 tỷ đồng (giảm 6,7%) và LNST của cổ đông công ty mẹ là 64,6 tỷ đồng (giảm 3,1%).  EPS dự phóng năm 2017 là 1.464đ; P/E dự phóng là 11 lần, là định giá đã ở mức hợp lý theo quan điểm của chúng tôi.

    Dự báo LNST của cổ đông công ty mẹ năm 2018 tăng trưởng 24,7%. Trong mô hình của mình, chúng tôi dự báo DGW sẽ đạt doanh thu là 3.862 tỷ đồng (tăng trưởng 9%) và LNST của cổ đông công ty mẹ là 80,7 tỷ đồng (tăng trưởng 24,7%). EPS dự phóng năm 2018 là 1.826đ; P/E dự phóng là 8,9 lần, là mức hấp dẫn theo quan điểm của chúng tôi.

    DGW chuyển từ phân phối thuần túy sang các dịch vụ giá trị gia tăng và phân phối sản phẩm của chính công ty. DGW đã chuyển mô hình hoạt động từ phân phối sản phẩm điện tử phổ thông sang cung cấp sản phẩm mới và dịch vụ giá trị gia tăng. Trước đây DGW là nhà phân phối bán buôn thuần túy các mặt hàng kỹ thuật: thiết bị văn phòng, laptop, máy tính bảng và ĐTDĐ. DGW mua xỉ với số lượng lớn từ nhà sản xuất và bán cho các cửa hàng. Hoạt động này có biên lợi nhuận mỏng. Và với nhiều chuỗi bán lẻ hiện đại liên tục phát triển như MWG và FPT retail, mô hình trên ngày càng khó tồn tại do quyền quyết định giá đã thuộc về các chuỗi bán lẻ. Đồng thời các chuỗi bán lẻ này cũng mua trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc ép biên lợi nhuận của nhà phân phối bán buôn xuống mức cực thấp. Hiện DGW đã thay đổi chiến lược theo 2 con đường. Cụ thể là:

    – Tăng thêm dịch vụ giá trị gia tăng vào mảng phân phối thông qua: Cung cấp dịch vụ marketing cho các thương hiệu điện thoại chưa phổ biến và cung cấp dịch vụ sau bán hàng như bảo dưỡng cho các nhà sản xuất.

    – Mở rộng mảng phân phối sang các lĩnh vực hấp dẫn hơn như: Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là thực phẩm chức năng và các sản phẩm hàng tiêu dùng khác.

    Phân tích cổ phiếu DGW: Ước tính giá trị trong trung hạn là 20.000đ/CP
    Đóng cửa phiên giao dịch ngày 10/8, cổ phiếu DGW giảm nhẹ về mốc 16.250đ/CP

    Mô hình hoạt động của DGW đã có một sự thay đổi rất quan trọng. Công ty đang chuyển từ phân phối thuần túy sang phân phối sản phẩm của chính công ty. DGW có cổ phần lớn tại một hãng dược phẩm sản xuất thực phẩm chức năng và sẽ phân phối những sản phẩm này từ cuối Q3. Công ty cũng dự kiến mở rộng sang lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh với mô hình tương tự. Tuy nhiên không thể nói chắc 100% rằng những ý tưởng mới này sẽ thành công nhưng công ty đã cho thấy được tầm nhìn và thay đổi mô hình trong vài năm tới.

    Định giá có vẻ đã ở mức hợp lý nếu dựa trên P/E dự phóng năm 2017 và vẫn hấp dẫn nếu dựa trên P/E dự phóng năm 2018. DGW là công ty chuyên về phân phối các sản phẩm công nghệ hiện đang nỗ lực củng cố mô hình kinh doanh thông qua bổ sung các dịch vụ tạo giá trị gia tăng cho mảng phân phối cơ bản đồng thời mở rộng thị phần ở các phân khúc ít cạnh tranh hơn như phân phối thiết bị văn phòng. Chiến lược kép này có thể giúp phục hồi tăng trưởng doanh thu và tăng tỷ suất lợi nhuận gộp sau giai đoạn khó khăn đối với công ty.

    (HCM)

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn