Phân tích cổ phiếu ACV: Ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 97.500đ/cp

Phân tích cổ phiếu ACV: Ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 97.500đ/cp

Lượt xem:3279 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • KQKD năm 2018 của ACV chưa kiểm toán năm 2018 với doanh thu thuần đạt 16.088 tỷ đồng (tăng trưởng 16,3%) và LNTT đạt 7.628 tỷ đồng (tăng trưởng 42,8%). Theo đó công ty đã hoàn thành được 100,4% kế hoạch doanh thu (là 16.029 tỷ đồng, tăng trưởng 15,9%) và 134,7% kế hoạch LNTT (là 5.665 tỷ đồng, tăng trưởng 6%).

    Dự báo cho năm 2019, doanh thu thuần tăng trưởng 9% và LNTT tăng trưởng 14,6%. Trong năm nay, doanh thu sẽ tăng trưởng hạn chế chủ yếu do ACV sẽ bảo trì 1 đường băng tại sân bay Tân Sơn Nhất và 1 đường băng tại Nội Bài trong 4 tháng. Quá trình đàm phán về các tài sản khu bay sẽ nhanh chóng hoàn tất, nhiều khả năng là vào Q2 năm nay và ACV sẽ sớm niêm yết trên HOSE.

    Phân tích cổ phiếu ACV: Ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 97.500đ/cp
    Dự báo cho năm 2019, doanh thu thuần tăng trưởng 9% và LNTT tăng trưởng 14,6%

    Chúng tôi thấy có một số động lực tích cực cho cổ phiếu ACV trong trung hạn gồm triển vọng tăng trưởng căn bản nhờ công ty mở rộng dần hoạt động kinh doanh cũng như kế hoạch nâng gấp đôi công suất sân bay. Rủi ro dài hạn chính ở đây là rủi ro pha loãng do công ty hiện có kế hoạch phát triển yêu cầu huy động vốn trung hạn lớn, với thời gian hoàn vốn dài. Trong khi đó tính minh bạch và hoạt động quản trị có lẽ cũng là những vấn đề cần lưu tâm.

    KQKD hợp nhất thực hiện và dự báo của chúng tôi trong báo cáo này không bao gồm đóng góp từ tài sản khu bay do quá trình đàm phán với Bộ GTVT về tỷ lệ sở hữu khu bay vẫn chưa hoàn tất.

    Doanh thu từ dịch vụ hành khách tăng 14% đạt 9.021 tỷ đồng, chủ yếu nhờ phí dịch vụ sân bay nội địa bình quân tăng 27,8% trong khi số lượng hành khách tăng nhẹ 4,1% –

    Trong năm 2018, ACV tiếp nhận phục vụ 95,2 triệu hành khách (tăng 4,1%) – thấp hơn tổng lượng hành khách tại Việt Nam là 103,6 triệu hành khách (tăng 11,1%). Lý do chính là việc chuyển hành khách quốc tế sang cảng hàng không quốc tế mới Đà Nẵng – DAD (bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 5/2017) và Cam Ranh – CXR (bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 7/2018).

    • Số lượt khách nội địa tăng 6,3% so với cùng kỳ đạt 66,9 triệu lượt.

    • Số lượt khách quốc tế chỉ tăng 4,1% đạt 28,3 triệu lượt do việc chuyển hành khách sang cảng hàng không DAD và CXR mới do các công ty tư nhân vận hành.

    Phí dịch vụ hành khách nội địa bình quân tăng 27,8% lên 82.250đ/hành khách nhờ thuế hàng không tăng liên tục từ tháng 10/2017 đến tháng 7/2018. Trong khi đó phí dịch vụ hành khách quốc tế giữ nguyên ở khoảng 23 USD/hành khách.

    • Doanh thu dịch vụ hàng không tăng 14% đạt 14% và chiếm 61,3% tổng doanh thu thuần (năm 2017 là 64%).

    • Doanh thu từ phí an ninh sân bay đạt 1.324 tỷ đồng, tăng 70,3% nhờ phí soi chiếu an ninh sân bay tăng mạnh từ tháng 10/2017. Cụ thể:

    – Phí soi chiếu an ninh sân bay tăng 74,4% đối với khách nội địa lên 17.044đ/hành khách. Phí này tăng 30% từ ngày 1/10/2017, tăng tiếp 15% từ ngày 1/1/2018 và tăng thêm 33% từ ngày 1/4/2018;

    – Phí soi chiếu an ninh sân bay tăng 22,7% đối với với khách quốc tế kể từ ngày 1/10/2017.

    – Lượng hàng tiếp nhận xử lý nội địa tăng 16,6% lên 546,3 triệu tấn; còn lượng hàng tiếp nhận xử lý quốc tế tăng 7,7% lên 971,1 triệu tấn.

    – Phí soi chiếu an ninh sân bay đối với hàng hóa vẫn giữ ổn định.

    • Doanh thu dịch vụ phi hàng không tăng 11,8% đạt 3.258 tỷ đồng; trong đó doanh thu từ phí dịch vụ phi hàng không tăng 17,5% đạt 1.889,4 tỷ đồng và doanh thu bán lẻ tăng 13,5% đạt 1.369 tỷ đồng. Chúng tôi tính toán doanh thu dịch vụ phi hàng không (bao gồm doanh thu bán lẻ) trên mỗi hành khách là khoảng 1,46 USD (tăng 1,8%).

    Phí dịch vụ tăng và chi phí khấu hao giảm đã giúp tỷ suất lợi nhuận gộp tăng – Trong cả năm 2018, lợi nhuận gộp đạt 7.728 tỷ đồng (tăng 36,8%) và tỷ suất lợi nhuận gộp tăng từ 40,84% lên 48,04%. Ở đây có một số nhân tố tác động là:

    • Phí dịch vụ sân bay được điều chỉnh tăng từ tháng 10/2017 như đề cập trên đây.

    • Chi phí khấu hao giảm 5,1% xuống còn 3.954 tỷ đồng do đến cuối năm 2018 một số tài sản có định có nguyên giá là 7.059 tỷ đồng đã khấu hao hết. Ngoài ra, trong những năm gần đây hoạt động tái đầu tư giữ ở mức thấp.

    Lợi nhuận tài chính tăng 28,8% chủ yếu nhờ lãi tiền gửi tăng 23,5% – Lợi nhuận tài chính đạt 663,8 tỷ đồng (tăng 28,8%). Lý do chính là doanh thu HĐ tài chính tăng 38,7% và chi phí tài chính tăng 47,2% trong kỳ.

    • Đến cuối năm 2018, nợ thuần bằng đồng JPY là 71,8 tỷ JPY (tăng 0,5%). Tỷ giá JPY/VND đã tăng 4,5% trong năm 2018 trong khi năm 2017 tăng 3,3%. Do vậy lỗ tỷ giá đã tăng mạnh 32,9% lên 648,1 tỷ đồng.

    • Lãi tiền gửi tăng 23,5% lên 1.336 tỷ đồng nhờ lượng tiền gửi bình quân tăng 29,1%.

    Lãi từ công ty liên kết tăng mạnh 32% – Trong năm 2018, lãi từ các công ty liên kết đạt 339,2 tỷ đồng (tăng 32%). Chủ yếu do lợi nhuận của SGN và SAS tăng mạnh.

    • ACV nắm 48% SGN (sàn HSX). Trong năm 2018, LNST của SGN đạt 292,7 tỷ đồng, tăng trưởng 27,1%.

    • Ngoài ra, ACV nắm 49,1% cổ phần SAS (Upcom), là doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng bán lẻ miễn thuế. Trong năm 2018, LNST của SAS đạt 341,4 tỷ đồng, tăng trưởng 16,4%.

    Tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu giảm – Chi phí bán hàng & quản lý của ACV là 1.180 tỷ đồng (tăng 7,1%), theo đó tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu giảm xuống 7,3% từ 8,0% trong năm 2017. Trong đó, chi phi bán hàng tăng 4,4% lên 306,2 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí nhân viên tăng 18,3% và chi phí nhượng quyền tăng 28,6%, trong khi đó chi phí khác giảm 73,7%.

    Chi phí quản lý tăng 8,1% lên 874,1 tỷ đồng. Trong đó chi phí nhân viên tăng nhẹ 5,7% lên 535,3 tỷ đồng, chi phí phúc lợi tăng mạnh 32,4% lên 146,7 tỷ đồng còn chi phí khấu hao TSCĐ tăng 27,3% lên 39,2 tỷ đồng.

    Nhờ tỷ suất lợi nhuận gộp tăng mạnh cộng với lợi nhuận từ công ty liên kết tăng mạnh 32% và lợi nhuận tài chính tăng 28,8%; lợi nhuận của AVC tăng trưởng 42,8% – Theo đó, LNTT đạt 7.628 tỷ đồng (tăng trưởng 42,8%) và LNST đạt 6.216 tỷ đồng (tăng trưởng 50,8%). Nếu không tính lỗ tỷ giá và thu nhập khác, thì LNTT từ hoạt động kinh doanh chính đạt 8.276 tỷ đồng (tăng trưởng 41,9%). EPS năm 2018 đạt 2.707đ; tương đương P/E dự phóng năm 2018 là 32,6 lần. Nếu không tính lỗ tỷ giá thì EPS từ hoạt động kinh doanh chính đạt 3.087đ; P/E dự phóng là 28,6 lần; EV/EBITDA là 17,4 lần.

    Về doanh thu lợi nhuận từ tài sản khu bay trong năm 2018 – Do quá trình đàm phán về tài sản khu bay vẫn chưa hoàn tất, nên ACV đã không hạch toán doanh thu từ tài sản khu bay (doanh thu từ phí cất hạ cánh và chi phí liên quan). Dưới đây là nhận định của chúng tôi về hoạt động của tài sản khu bay trong năm 2018.

    – Doanh thu từ phí cất hạ cánh đạt 2.435 tỷ đồng (tăng 22,2%) nhờ phí cất hạ cánh bình quân tăng 10%, nhờ tỷ trọng số chuyến bay quốc tế có phí cao hơn tăng. Ngoài ra, phí cất hạn cánh vào giờ cao điểm cũng tăng khoảng 15%.

    – Số chuyến bay tăng 7,9% lên 651.791 chuyến với số chuyến bay quốc tế tăng 13,8% và số chuyến bay nội địa tăng 4,8%.

    – Lợi nhuận từ phí cất hạ cánh đạt 1.235 tỷ đồng (tăng 35,4%); tỷ suất lợi nhuận đạt 50,7% (năm 2017 đạt 45,8%).

    Phân tích cổ phiếu ACV: Ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 97.500đ/cp
    Dự kiến năm 2019 doanh thu dịch vụ hàng không đạt 15.989 tỷ đồng (tăng trưởng 8,4%)

    Cho năm 2019, Công ty đang xem xét việc đặt kế hoạch doanh thu lợi nhuận tăng trưởng 7-8% (không bao gồm ảnh hưởng từ lãi/lỗ tỷ giá) – Kế hoạch này sẽ được trình tại ĐHCĐTN sắp tới, nhiều khả năng diễn ra vào cuối tháng 4 năm nay. Trong đó, tổng lượng hành khách dự kiến tăng 8% với lượng hành khách quốc tế tăng 12% và hành khách nội địa chỉ tăng 5-6%.

    Cho năm 2019, dự báo doanh thu thuần tăng trưởng 9% và LNST tăng trưởng 12,5% – Chúng tôi dự báo doanh thu thuần đạt 17.542 tỷ đồng (tăng trưởng 9%) và LNST đạt 6.996 tỷ đồng (tăng trưởng 12,5%). Chúng tôi không đưa đóng góp từ tài sản khu bay vào dự báo và tất cả những tài sản này được hạch toán ngoại bảng. Các giả định của chúng tôi gồm:

    Doanh thu dịch vụ hàng không đạt 15.989 tỷ đồng (tăng trưởng 8,4%), chủ yếu nhờ số lượng hành khách tăng 3,2% và tác động tăng phí dịch vụ hành khách sẽ đóng góp nguyên năm. Cụ thể:

    • Tổng lượng hành khách của ACV tăng 3,2% lên 98,2 triệu hành khách, gồm 28 triệu hành khách quốc tế (giảm 1,1%). Lượng hành khách quốc tế giảm nhẹ chủ yếu do hành khách quốc tế được chuyển giao sang cảng hàng không quốc tế mới CXR đi vào hoạt động từ tháng 7/2018.

    • Về cảng hàng không quốc tế DAD và CXR, chúng tôi dự báo số lượng hành khách sẽ lần lượt đạt 6,9 triệu (tăng 20%) và 6,8 triệu (tăng 30%). Chúng tôi giả định phí nhượng quyền sẽ cố định ở 12%. Nếu phí nhương quyền được điều chỉnh tăng trong tương lại sẽ giúp nâng cao lợi nhuận.

    • Số lần cất hạ cánh tăng lên 691.615 chuyến (tăng 6,1%) gồm 261.926 chuyến quốc tế (tăng 11,6%) và 429.689 chuyến nội địa (tăng 3%).

    • Lượng hàng hóa chuyên chở là 1,74 triệu tấn (tăng 15%) gồm 1,12 triệu tấn hàng chuyên chở tuyến quốc tế (tăng 15%) và 0,63 triệu tấn hàng chuyên chở tuyến nội địa (tăng 15%).

    • Chúng tôi giả định ACV sẽ tiến hành bảo dưỡng một đường băng tại Tân Sơn Nhất và một đường băng tại Nội Bài trong 4 tháng kể từ tháng 7/2019. Công ty sẽ tiến hành bảo trì vào những giờ thấp điểm để tránh ảnh hưởng tới lịch bay.

    • Phí dịch vụ hành khách nội địa giữ nguyên từ tháng 7/2018. Tuy nhiên nếu tính tác động cả năm, phí dịch vụ hành khách nội địa bình quân năm 2019 tăng 9,3%. Trong khi đó phí dịch vụ hành khách quốc tế giữ nguyên.

    Phí dịch vụ phi hàng không (bao gồm bán lẻ) ước đạt 3.631 tỷ đồng (tăng trưởng 10,0%) và đóng góp 20,7% doanh thu thuần. Phí dịch vụ phi hàng không bình quân trên mỗi hành khách ước tính là 1,55 USD (tăng 5,9%).

    Lợi nhuận gộp dự báo tăng 15,9% đạt 8.888 tỷ đồng và tỷ suất lợi nhuận gộp tăng từ 48,0% trong năm 2018 lên 50,7% trong năm 2019 nhờ phí dịch vụ hành khách tăng.

    Lợi nhuận tài chính thuần tăng lên 708,7 tỷ đồng (tăng 6,8%). Chúng tôi dự báo tỷ giá JPY/VND tăng 4% trong năm nay.

    Chi phí bán hàng & quản lý dự báo tăng lên 1.289 tỷ đồng (tăng 9,2%), và tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu ổn định ở mức 7,35%.

    Theo đó, chúng tôi dự báo EBITDA là 11.723 tỷ đồng (tăng trưởng 11,6%), tương đương EV/EBITDA là 15,6 lần.

    Tóm lại, LNTT dự báo đạt 8.744 tỷ đồng (tăng trưởng 14,6%). Nếu không bao gồm lỗ tỷ giá và lợi nhuận thuần khác, chúng tôi dự báo LNTT mảng kinh doanh chính là 9.360 tỷ đồng (tăng trưởng 13,1%).

    LNST dự báo đạt 6.996 tỷ đồng (tăng trưởng 12,5%), theo đó EPS là 2.998đ, tương đương P/E dự phóng là 29,2 lần. Nếu không bao gồm lỗ tỷ giá, EPS sẽ là 3.382đ, tương đương P/E dự phóng là 25,9 lần.

    Quá trình bảo dưỡng đường băng sẽ được thực hiện trong mùa thấp điểm năm nay (có thể là vào mùa mưa, bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10) – Theo trao đổi với công ty, chúng tôi được biết:

    – ACV sẽ tiến hành sửa chữa đường băng trong mùa mưa để giảm thiếu tối đa ảnh hưởng đến lộ trình các chuyến bay tại Sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài,

    – tổng vốn chi bảo dưỡng ước tính là 4.200 nghìn tỷ đồng,

    – thời gian bảo dưỡng sẽ kéo dài tổng cộng 4 tháng,

    – Lưu ý rằng: ACV cho biết hai đường băng, gồm Đường bằng 25R/07L tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Đường băng 1B tại Sân bay quốc tế Nội Bài đã quá tải và hoạt động quá công suất thiết kế, do đó xuất hiện các vết nứt nghiêm trọng trên bề mặt. Công ty đã đề xuất cải tạo và nâng cấp hai đường băng này trong thời gian sớm nhất có thể để đảm bảo an toàn bay và tránh đóng cửa bất ngờ dẫn đến gián đoạn các chuyến bay.

    Quá trình đàm phán về tài sản khu bay sẽ nhanh chóng hoàn tất trong Q2 năm nay –

    Lưu ý về tài sản khu bay – Các tài sản trong khu bay là nhiều tài sản khác nhau được sử dụng trong phần diện tích sân bay và được sử dụng cho máy bay cất, hạ cánh và lăn, (trừ phần sân đỗ máy bay) như đường băng, đường lăn, thiết bị chiếu sáng, thiết bị định vị. Tài sản khu bay đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh của ACV thông qua doanh thu từ phí dịch vụ cất hạ cánh trong khi chi phí đi kèm gồm chi phí nhân công, chi phí thuê, chi phí sửa chữa bảo dưỡng, chi phí khấu hao, chi phí điện nước và chi phí thuê ngoài.

    Qua trao đổi với Công ty, chúng tôi được biết ACV và Bộ Giao thông đã trình phương án cuối cùng lên Thủ tướng Chính phủ và chờ đợi quyết định cuối cùng.

    – Dự báo quyết định cuối cùng sẽ là: các tài sản khu bay sẽ thuộc sở hữu của Nhà nước, Nhà nước sẽ giao ACV quản lý tài sản này, khi đó ACV sẽ chịu trách nhiệm đối với toàn bộ lợi nhuận thu được cũng như chi phí phát sinh liên quan (gồm chi phí và đầu tư cho hoạt động). Tuy nhiên, toàn bộ lợi nhuận và chi phí hoạt động đối với các tài sản khu bay sẽ được hạch toán riêng rẽ trên so với Báo cáo KQKD của ACV.

    – ACV sẽ tài trợ vốn đầu tư cho các tài sản khu bay, phân bổ từ nguồn lợi nhuận thu được từ các tài sản khu bay mà ACV quản lý.

    – Việc xem xét thu chi đối với các tài sản trong khu bay giữa ACV và Nhà nước sẽ được thực hiện định kỳ.

    – Về giá trị, các tài sản khu bay sẽ được hạch toán là tài sản ngoại bảng.

    Phân tích cổ phiếu ACV: Ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 97.500đ/cp
    ACV dự kiến tăng gấp đôi công suất trong giai đoạn 2019-2025 

    Thời gian niêm yết dự kiến sẽ được công bố tại ĐHCĐTN tổ chức vào tháng 4 – Như đã đề cập trước đó, trong BCTC năm 2017 đã kiểm toán, theo ý kiến của đơn vị kiểm toán quá trình đàm phán về cho thuê hoạt động đối với các tài sản trong khu bay là một vấn đề chưa có phương án cuối cùng.

    ACV sẽ không đủ điều kiện niêm yết cổ phiếu trên HSX cho đến khi vấn đề này được giải quyết. Sau khi hoàn tất đàm phán, ACV sẽ đủ điều kiện để niêm yết cổ phiếu trên HSX và dự báo có thể là trong 6 tháng cuối năm nay.

    Việc niêm yết trên HSX cũng mở ra cơ hội để cổ phiếu ACV: Được thêm vào giỏ VN30 trong tương lai, thêm vào giỏ các chỉ số ETF vào thời điểm phù hợp và được phép giao dịch ký quỹ sau 6 tháng niêm yết trên HSX.

    Công ty dự kiến tăng gấp đôi công suất trong giai đoạn 2019-2025 – ACV có kế hoạch tăng gấp đôi công suất lên 185 triệu khách từ nay đến năm 2025 (không bao gồm sân bay Long Thành). Cụ thể, công ty có kế hoạch:

    • xây dựng thêm 16 nhà ga mới và nâng cấp 6 nhà ga cũ. Kế hoạch mở rộng sẽ tập trung vào xây dựng các nhà ga quốc tế.

    • ACV ước tính tổng vốn cần thiết là 78 nghìn tỷ đồng, trong đó 21 nghìn tỷ đồng là chi cho khu bay và 57 nghìn tỷ đồng là đầu tư cho các nhà ga hành khách,

    • toàn bộ vốn đầu tư là từ nguồn nội bộ theo Công ty cho biết.

    Nhà ga T3 sẽ tại Sân bay quốc tế Tân Sân Nhất sẽ khởi công xây dựng vào cuối năm 2019 là sớm nhất – Gần đây, Thứ trưởng Bộ Giao thông cho biết hiện tại có hai nhà đầu tư đăng ký đầu tư xây dựng Nhà ga T3 tại Sân bay Tân Sơn Nhất, và ACV là một trong hai NĐT này. Ở giai đoạn này, ACV đã hoàn tất nghiên cứu tiền khả thi cho dự án này và trình phương án lên Bộ Giao thông.

    Trong khi đó, NĐT còn lại (FLC) vẫn chưa công bố cụ thể về các phương án đầu tư. Theo ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông, Chính phủ nhiều khả năng sẽ tiến hành đấu thầu để chọn NĐT phù hợp cho dự án Nhà ga T3 này nếu có hơn 1 NĐT quan tâm.

    Công suất sân bay Tân Sơn Nhất sẽ tăng gấp đôi từ năm 2023 – Nếu phương án xây dựng Nhà ga T3 của ACV được phê duyệt, thời gian xây dựng sẽ là khoảng 43 tháng và nhiều khả năng sẽ khởi công vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020. Cụ thể, nhà ga T3 với diện tích 100.000 m2 sẽ có có thể tiếp nhận 20 triệu khách mỗi năm.

    Dự án có tổng vốn đầu tư là 11,43 nghìn tỷ đồng. Khi nhà ga T3 hoàn thiện, công suất của Sân bay Tân Sơn Nhất sẽ tăng gấp đôi lên 50 triệu khách mỗi năm bằng cách: (1) đưa nhà ga khách hàng mới, T3 đi vào hoạt động, với công suất 20 triệu khách mỗi năm; và (2) tăng công suất của hai nhà ga hiện tại (T1 và T2) từ 25 triệu khách lên 30 triệu khách mỗi năm.

    Trong dài hạn hơn, chúng tôi nhìn nhận ACV như một trung tâm thương mại tính phí với lượng khách hàng nhất định – ACV hiện được xem là doanh nghiệp vận hành sân bay đơn thuần với nguồn lợi nhuận chủ yếu là từ phí dịch vụ hàng không và một phần từ bán lẻ, gồm dịch vụ ăn uống và phụ trợ.

    Chúng tôi dự báo doanh thu từ dịch vụ phi hàng không sẽ đóng góp doanh thu lớn hơn trong tương lai nhờ tận dụng chi tiêu của hành khách thông qua cải thiện chất lượng hàng hóa dịch vụ, và chúng tôi cho rằng đây là sẽ động lực cho tăng trưởng tương lai.

    Doanh thu dịch vụ phi hàng không trên mỗi hành khác vẫn ở mức thấp, chỉ là 1,46 USD/hành khách trong năm 2018 so với mức bình quân là 3,2 USD/hành khách trong khu vực. Chúng tôi dự báo mức doanh thu này sẽ tăng 5,9% trong năm nay và doanh thu dịch vụ phi hàng không trên mỗi hành khách sẽ tăng lên 1,55 USD.

    Sử dụng chỉ số EV/EBITDA là phương pháp chính để định giá ACV. Chúng tôi lựa chọn nhóm gồm 9 sân bay trong khu vực để so sánh với ACV về lợi nhuận, quy mô và tăng trưởng lợi nhuận. Theo tổng hợp, EV/EBITDA dự phóng 2019 bình quân của nhóm các công ty lưa chọn là 16,6 lần. Chúng tôi cho rằng ACV xứng đáng có định giá cao hơn 5% so với bình quân khu vực nhờ tốc độ tăng trưởng vượt trội trong tương lai, cụ thể:

    – Chúng tôi dự báo tổng lượng hành khách sẽ tăng trung bình gộp 10-12% trong 5 năm tới nhờ ACV mở rộng công suất.

    – Dự báo doanh thu dịch vụ phi hàng không sẽ tăng trưởng mạnh trong 5 năm tới nhờ đa dạng hàng hóa dịch vụ bán lẻ và ăn uống như đề cập trên đây.

    Sử dụng mức EV/EBITDA là 17,4 lần cho ACV, chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu ACV là 97.500đ/cp. Tại mức giá hợp lý này, cổ phiếu ACV có P/E dự phóng 2019 ngành kinh doanh chính là 28,8 lần. Và tiềm năng tăng giá cổ phiếu 11,4% từ thị giá hiện tại là 87.500đ/cp.

    Chúng tôi cũng lưu ý rằng trong quá trình định giá, chúng tôi không bao gồm bất kỳ thu nhập nào từ các tài sản khu bay (nếu có).

    Ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 97.500đ/cp, tương đương EV/EBITDA dự phóng 2019 là 17,4 lần. Triển vọng lợi nhuận đảm bảo nhờ nhờ lượng hành khách và hàng hóa cộng với phí dịch vụ sân bay tăng. Trong dài hạn hơn, mở rộng công suất cũng sẽ động lực cho tăng trưởng. Tuy nhiên, rủi ro dài hạn chính là tác động pha loãng khi công ty phải đối mặt với nhu cầu vốn lớn với thời gian trả nợ dài cho các dự án phát triển mở rộng. Trong ngắn hạn, động lực hỗ trợ cổ phiếu đến từ:

    (1) Quá trình đàm phán các tài sản khu bay đang nhanh chóng được hoàn tất, và

    (2) ACV sẽ sớm chuyển sàn sang HOSE.

    Theo đó, chúng tôi tin rằng giá cổ phiếu sẽ có những động lực tăng trong tương lai khi có thêm nhiều nhà đầu tư tổ chức tiếp cận cổ phiếu ACV hơn.

    ————————
    NGUYỄN HỮU BÌNH – Quản lý tài khoản chứng khoán
    (Hỗ trợ tư vấn đầu tư – mở tài khoản chứng khoán)
    Điện thoại: 0983 361 688

    Skype: cophieu86.com
    Zalo: 0983.361.688
    https://www.facebook.com/cophieu86/
    Website: www.cophieu86.com
    Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn