Nhà nước duy trì vốn tại 4 NHTM nhà nước không thấp hơn 65%

Nhà nước duy trì vốn tại 4 NHTM nhà nước không thấp hơn 65%

Lượt xem:2939 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • Thông tin nhà nước tiếp tục duy trì vốn tại các NHTM Nhà nước, với tỷ lệ chi phối không thấp hơn 65%. Đồng thời cho phép các NHTM giữ lại cổ tức để tăng vốn điều lệ.

    Nhà nước duy trì vốn tại 4 NHTM nhà nước không thấp hơn 65%
    Nhà nước tiếp tục duy trì vốn tại các NHTM Nhà nước

    Hôm qua NHNN đã tổ chức Hội nghị nội bộ, thông báo một số kết luận của Bộ Chính trị, và quyết định được thông qua tại Hội nghị Trung ương 5 diễn ra tháng trước. Trong đó có một số nội dung quan trọng liên quan đến ngành ngân hàng, cụ thể như sau:

    1. Bộ Chính trị kết luận: Nhà nước tiếp tục duy trì vốn tại 4 NHTM Nhà nước, với tỷ lệ chi phối không thấp hơn 65%.
    2. Đồng thời, chấp thuận chủ trương tiếp tục tăng cường năng lực tài chính, cho các NHTM Nhà nước gồm có tăng vốn và cho phép các NHTM giữ lại cổ tức.

    Những quyết định trên sẽ ảnh hưởng lớn đến các phương án tăng vốn của NHTM Nhà nước trong tương lai. Quyết định Nhà nước tiếp tục duy trì vốn tại 4 NHTM Nhà nước, với tỷ lệ chi phối không thấp hơn 65%, sẽ gây khó khăn cho việc nới room ngành ngân hàng lên trên 30%. Ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ (các ngân hàng diện tái cơ cấu).

    Tuy nhiên, việc cho phép các NHTM Nhà nước không phải trả cổ tức tiền mặt, là thông tin tích cực, vì hiện giữ lại cổ tức là cách dễ nhất để các NHTM Nhà nước tăng vốn cấp 1.

    Ngân hàng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các quyết định này là CTG, do tỷ lệ sở hữu của Nhà nước đã dưới 65%. Theo đó trong ngắn và trung hạn CTG sẽ gặp nhiều thách thức khi tăng vốn. Trước mắt, CTG có thể nâng vốn cấp 2 và cải thiện vốn cấp 1 bằng cách trả cổ phiếu bằng cổ tức thay vì tiền mặt.

    Nói chung, khả năng nới room ngành ngân hàng hiện đã giảm xuống. Mặc dù có một số dấu hiệu trước đây, chúng tôi cho rằng quyết định trên của Bộ Chính trị sẽ khiến cho việc nới room ngành ngân hàng lên trên mức 30% hiện nay trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên đối với một số ngân hàng cụ thể thuộc diện tái cơ cấu, thì việc nới room vẫn có thể được xem xét. Hiện tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại các NHTM Nhà nước là như sau:

    • Của BID là 95,28%,
    • Của VCB là 77,1%,
    • Của CTG là 64,46%.

    Quyết định trên thu hẹp các phương án tăng vốn của CTG. VCB và BID cũng gặp khó khăn khi tăng vốn cấp 1 trong những năm gần đây. Nhưng quyết định của Bộ Chính trị, không ảnh hưởng nhiều đến hai ngân hàng này. Vì cả 2 ngân hàng còn nhiều dư địa để huy động vốn từ NĐTNN, với điều kiện giá bán cổ phần được chính phủ chấp thuận, (nói cách khác tương đương giá thị trường).

    Tuy nhiên, CTG sẽ gặp khó khăn nhiều hơn, vì tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại ngân hàng này hiện đã dưới 65%; hiện là 64,5%. Như vậy, CTG sẽ không thể huy động vốn từ NĐTNN, trừ khi Nhà nước cũng đồng thời góp thêm vốn. Do vậy với quyết định trên của Bộ Chính trị, chúng tôi thấy các lựa chọn tăng vốn của CTG đã bị thu hẹp.

    Vấn đề nới room ngành ngân hàng, đã được đề cập nhiều lần trước đây. Vào đầu năm ngay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã phát biểu về việc room ngành ngân hàng, có thể được nới trong năm 2017. Nhưng như đã đề cập vài lần, chúng tôi cho rằng việc nới room nhiều khả năng sẽ áp dụng riêng, cho từng ngân hàng cụ thể mà sẽ không áp dụng cho toàn ngành. Và quyết định của Bộ Chính trị đã khẳng định, việc Nhà nước vẫn muốn duy trì sự chi phối cao, đối với ngành ngân hàng. Vì đây là ngành giữ vai trò quan trọng, đối với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Và có lẽ trước mắt, ưu tiên lớn nhất của Nhà nước là giải quyết nợ xấu.

    Nhà nước duy trì vốn tại 4 NHTM nhà nước không thấp hơn 65%
    NHTM Nhà nước được phép giữ lại lợi nhuận

    Các NHTM có thể không trả cổ tức tiền mặt. Mặt tích cực của các quyết định trên là: Bộ Chính trị đã chấp thuận về mặt nguyên tắc, chủ trương tiếp tục tăng cường năng lực tài chính, của các NHTM Nhà nước. Trong đó, cho phép NHTM Nhà nước giữ lại lợi nhuận. Và việc Bộ Chính trị chấp thuận đề xuất này, là thông tin tích cực cho cả 3 NHTM Nhà nước đang niêm yết. Chúng ta nhớ lại việc, Bộ Tài chính đã yêu cầu BID và CTG trả cổ tức tiền mặt cho năm 2015 và 2016. Mặc dù 2 ngân hàng này muốn trả cổ tức bằng cổ phiếu. Hoặc không trả cổ tức vì thiếu vốn và phải chuẩn bị áp dụng Basel 2.

    • Cho năm 2015, VCB đã chi 2.665 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt; tương đương 50% LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ (1.000đ/cp).
    • Cho năm 2015, BID đã chi 2.905 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt; tương đương 47,6% LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ (850đ/cp).
    • Cho năm 2015, CTG đã chi 2.606 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt; tương đương 46% LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ (700đ/cp).

    Tại ĐHCĐTN năm 2016 tổ chức gần đây, các phương án cổ tức tiền mặt chi trả được thông qua như sau:

    • VCB là 800đ/cp; tương đương sẽ chi tổng cộng 2.878 tỷ đồng, bằng 42% LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ.
    • BID là 700đ/cp; tương đương sẽ chi tổng cộng 2.393 tỷ đồng, bằng 38,3% LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ.
    • CTG là 700đ/cp; tương đương sẽ chi tổng cộng 2.606 tỷ đồng, bằng 38,1% LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ.
    Nhà nước duy trì vốn tại 4 NHTM nhà nước không thấp hơn 65%
    Tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại ngân hàng CTG hiện là 64,5%

    Tuy nhiên, đến nay chưa có ngân hàng nào thực hiện việc chi trả cổ tức tiền mặt cho năm 2016. Do không có thông tin cụ thể, nên chúng tôi không biết, liệu quyết định của Bộ Chính trị có làm thay đổi kế hoạch trả cổ tức tiền mặt cho năm 2016 hay không. Hay quyết định này sẽ áp dụng từ 2017 trở đi. Dẫu sao, thì quyết định trên cũng sẽ tạo điều kiện cho các NHTM nâng vốn. Chẳng hạn:

    • Vốn cấp 1 của VCB hiện là 43.832 tỷ đồng. Và nếu ngân hàng không phải trả cổ tức tiền mặt, mà trả bằng cổ phiếu, thì vốn cấp 1 của VCB sẽ tăng thêm 6,6% lên 46.710 tỷ đồng. Vốn điều lệ có thể tăng lên 38.856 tỷ đồng (tăng 8%).
    • Vốn cấp 1 của BID hiện là 40.931 tỷ đồng. Và nếu ngân hàng không phải trả cổ tức tiền mặt, mà trả bằng cổ phiếu, thì vốn cấp 1 của BID sẽ tăng thêm 5,8% lên 43.329 tỷ đồng. Vốn điều lệ có thể tăng lên 36.580 tỷ đồng (tăng 7%).
    • Vốn cấp 1 của CTG hiện là 54.615 tỷ đồng. Và nếu ngân hàng không phải trả cổ tức tiền mặt, mà trả bằng cổ phiếu, thì vốn cấp 1 của CTG sẽ tăng thêm 4,8% lên 57.221 tỷ đồng. Vốn điều lệ có thể tăng lên 39.840 tỷ đồng (tăng 7%).

    Các NHTM Nhà nước còn có các lựa chọn, tăng vốn cấp 1 khác như: phát hành cổ phiếu ưu đãi, hay cổ phiếu không có quyền biểu quyết. Căn cứ vào quyết định của Bộ Chính trị, đã chấp thuận chủ trương tiếp tục tăng cường năng lực tài chính, cho các NHTM Nhà nước và Quốc hội trước đó tuyên bố. Nhà nước sẽ không sử dụng ngân sách, để góp thêm vốn vào NHTM Nhà nước. Do không có thêm các thông tin chi tiết khác, chúng tôi cho rằng các NHTM Nhà nước có thể sẽ lựa chọn tăng vốn, bằng cách phát hành cổ phiếu ưu đãi, hay cổ phiếu không có quyền biểu quyết.

    BID & CTG cần tìm giải pháp tăng vốn trong thời gian tới. Tại thời điểm cuối năm 2016, hệ số CAR (tính dựa trên Thông tư 36 và 06) của VCB là 11,13%; BID là 9% và CTG là 10,4%. Ước tính, nếu dựa trên Basel 2 với cách tính khắt khe hơn, thì hệ số CAR có thể giảm 25-30%. Thời hạn áp dụng Basel 2 là 2020, do đó các NHTM Nhà nước như BID & CTG cần sớm tìm phương án tăng vốn trong 6-18 tháng tới.

    (Nguồn: HSC)

    —————
    Nguyễn Hoàng Bách – Chuyên viên tư vấn chứng khoán
    Điện thoại / Facebook / zalo: 0936.38.70.86
    Nguyễn Hữu Hoàng – Chuyên viên tư vấn chứng khoán
    Điện thoại / Facebook / zalo: 0919636088
    Skype: cophieu86
    Email: cophieu86@gmail.com
    Website: www.cophieu86.com

     

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn