MBB: LNTT Q1/2019 hoàn thành 25,4% kế hoạch lợi nhuận cả năm

MBB: LNTT Q1/2019 hoàn thành 25,4% kế hoạch lợi nhuận cả năm

Lượt xem:1533 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) đã tổ chức ĐHCĐTN vào ngày 27/4/2019 và đặt kế hoạch LNTT năm 2019 tăng trưởng 23,1% đạt 9.560 tỷ đồng. Đồng thời, Ngân hàng cũng công bố KQKD Q1 với LNTT đạt 2.424 tỷ đồng (tăng 26,4% so với cùng kỳ), hoàn thành 25,4% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Cho năm 2019, MBB cũng trình Đại hội một số phương án tăng vốn, gồm trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 8%, phát hành cổ phiếu ESOP với tỷ lệ 2%, 10% từ bán cổ phiếu quỹ và phát hành riêng lẻ. Room khối ngoại của MBB có thể được nới từ 20% lên 30% nhằm mục đích chuẩn bị cho phát hành riêng lẻ.

    Đại hội có sự tham dự đông đủ của cổ đông và toàn bộ các tờ trình đã được thông qua với các nội dung quan trọng sau đây.

    1. MBB đặt kế hoạch LNTT hợp nhất đạt 9.560 tỷ đồng và LNTT Ngân hàng mẹ MBB là 8.345 tỷ đồng (tăng trưởng 19,0%), dựa trên các chỉ tiêu kế hoạch sau:

    • Tổng tài sản tăng trưởng 11% đạt 402,6 nghìn tỷ đồng;

    • Vốn điều lệ tăng 20% lên 25,8 nghìn tỷ đồng;

    • Huy động tiền gửi khách hàng tăng trưởng 12% đạt 269,39 nghìn tỷ đồng;

    • Cho vay khách hàng tăng trưởng 15% đạt 246,03 nghìn tỷ đồng;

    • Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%;

    • Tỷ lệ cổ tức là 14%, không có kế hoạch cụ thể về tỷ lệ cổ tức tiền mặt và cổ phiếu;

    • Tỷ lệ CAR theo Basel 1 là 10,9% (tuy nhiên MBB đã được NHNH công nhận tuân thủ Basel 2 đối với tỷ lệ an toàn vốn từ ngày 1/5); và

    • Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn không quá 40% trong năm nay (cuối năm 2018 là 33,5%).

    2. Tăng vốn điều lệ 20% thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức với tỷ lệ 8% trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành, phát hành cổ phiếu ESOP với tỷ lệ 2% vốn điều lệ và phát hành riêng lẻ với tỷ lệ 10% vốn điều lệ.

    MBB dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 20% trong Q2-Q3 năm nay thông qua các phương án sau.

    (1) Phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 8% trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành (8 cổ phiếu mới cho mỗi 100 cổ phiếu đang lưu hành, tương đương 169,07 triệu cổ phiếu mới trả cổ tức).

    (2) Phát hành cổ phiếu ESOP với tỷ lệ 2% vốn điều lệ cho CBNV với giá phát hành bằng mệnh giá (43,20 triệu cổ phiếu). Điều kiện chuyển nhượng và thời hạn giao dịch sẽ do HĐQT quyết định.

    (3) Phát hành riêng lẻ cho NĐT với tỷ lệ phát hành là 10% vốn điều lệ, sau khi phát hành cổ phiếu trả cổ tức và phát hành ESOP, với số lượng chào bán tương đương 258,40 triệu cổ phiếu phổ thông (gồm 211,35 triệu cổ phiếu phổ thông và 47,05 triệu cổ phiếu quỹ). Số lượng cổ phần chào bán tương đương 10% tổng số cổ phiếu đang lưu hành trước khi tăng vốn và thời gian dự kiến phát hành là trong Q3-Q4 năm nay. HĐQT cũng xin ý kiến cổ đông về việc chuyển đổi linh hoạt giữa phát hành cổ phiếu phổ thông và phát hành trái phiếu chuyển đổi dựa trên điều kiện thị trường thực tế.

    3. HĐQT cho nhiệm kỳ mới 2019-2024 được cổ đông thông qua với 11 thành viên. Tuy nhiên, cả Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc của nhiệm kỳ trước đều được tái bổ nhiệm cho nhiệm kỳ mới.

    4. Cập nhật KQKD Q1/2019 với LNTT tăng 26,4% so với cùng kỳ đạt 2.424 tỷ đồng.

    LNTT hợp nhất tăng 26,4% so với cùng kỳ đạt 2.424 tỷ đồng, hoàn thành 25,4% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận tăng tốt nhờ cho vay khách hàng tăng mạnh (tăng 6,75% so với đầu năm), tỷ lệ NIM tăng 0,2% và thu nhập ngoài lãi tăng 40,3% so với cùng kỳ. Nhờ vậy phần nào bù đắp cho sự gia tăng của tổng chi phí hoạt động (tăng 27,3% so với cùng kỳ) và chi phí dự phòng (tăng 39,3% so với cùng kỳ).

    KQKD Q1/2019 với LNTT tăng 26,4% so với cùng kỳ đạt 2.424 tỷ đồng.
    KQKD Q1/2019 với LNTT tăng 26,4% so với cùng kỳ đạt 2.424 tỷ đồng.

    Tăng trưởng cho vay khách hàng và tiền gửi khách hàng: cho vay khách hàng tăng mạnh trong khi đó huy động khách hàng gần như không đổi so với cùng kỳ, theo đó hệ số LDR thuần cao kỷ lục.

    Cho vay khách hàng tăng mạnh 6,75% so với đầu năm đạt 229,16 nghìn tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng ở Ngân hàng mẹ MBB tăng 6,74% so với đầu năm đạt 226,70 nghìn tỷ đồng và cho vay khách hàng của MBS tăng 7,26% so với đầu năm đạt 2,46 nghìn tỷ đồng.

    Về cơ cấu cho vay theo kỳ hạn, cho vay ngắn hạn tăng 7,9% so với đầu năm đạt 115,94 nghìn tỷ đồng (tương đương 51,1% tổng dư nợ so với tỷ trọng 50,0% vào cuối năm 2018), trong khi đó cho vay trung và dài hạn tăng 3,3% so với đầu năm đạt 110,75 nghìn tỷ đồng (tương đương 48,9% tổng dư nợ so với tỷ trọng 50,0% vào cuối năm 2018).

    Về cơ cấu cho vay theo ngành nghề, cho vay lĩnh vực bán buôn bán lẻ sửa chữa ô tô xe máy và cho vay cá nhân tăng mạnh nhất, lần lượt tăng 15,1% so với đầu năm và 7,8% so với đầu năm.

    Tiền gửi khách hàng nhìn chung không đổi, tăng nhẹ 0,95% so với đầu năm đạt 242,25 nghìn tỷ đồng, trong đó tiền gửi có kỳ hạn tăng 12,3% so với đầu năm đạt 160,05 nghìn tỷ đồng, tiền gửi không kỳ hạn tăng mạnh 15,65% so với đầu năm đạt 82,20 nghìn tỷ đồng, tương đương chỉ 33,93% tổng tiền gửi khách hàng (cuối năm 2018 là 40,61%).

    Lợi suất: Mức tăng của lợi suất gộp bị bù trừ bởi chi phí huy động tăng, do đó tỷ lệ NIM tăng 0,2% so với cùng kỳ và tăng 0,03% so với quý liền trước lên 4,81%

    Tỷ lệ NIM tăng 0,2% so với cùng kỳ và tăng 0,03% so với đầu năm lên 4,81% do lợi suất gộp bình quân tăng 0,49% so với cùng kỳ và chi phí huy động bình quân tăng 0,36% so với cùng kỳ.

    Trong cơ cấu tài sản, lợi suất gộp bình quân tăng 0,49% so với cùng kỳ và tăng 0,22% so với đầu năm lên 8,36%. Tác động lợi suất gộp tăng là do lãi suất cho vay tăng (tăng 0,84% so với cùng kỳ và tăng 0,4% so với đầu năm với tỷ trọng cho vay bán lẻ trong tổng dư nợ cao hơn (tăng từ 33,52% vào cuối Q1/2018 lên 38,32% vào cuối Q1/2019). Trong khi đó, lợi suất gộp từ danh mục đầu tư trái phiếu giảm 0,91% so với cùng kỳ và giảm 0,47% so với đầu năm xuống 6,17%.

    Trong cơ cấu huy động, chi phí huy động bình quân cũng tăng 0,36% so với cùng kỳ và tăng 0,23% so với đầu năm lên 3,79%, là mức cao nhất kể từ năm 2015. Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi khách hàng tăng trong Q1/2019 là do hai nguyên nhân sau: (1) lãi suất tiền gửi tăng trong toàn hệ thống, đặc biệt là lãi suất tiền gửi trung và dài hạn, và (2) tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn giảm từ 40,61% vào cuối năm 2018 xuống 33,93% vào cuối Q1/2019. Biến động tiền gửi không kỳ hạn ở MBB thường có tính chu kỳ và tăng vào khoảng cuối năm rồi giảm lại vào Q1.

    Tổng tài sản sinh lãi tăng 24,98% so với cùng kỳ lên 353,43 nghìn tỷ đồng với cơ cấu tài sản sinh lãi có sự thay đổi như sau:

    – Tỷ trọng cho vay khách hàng giảm dần từ 68,5% xuống 64,8%.

    – Tỷ trọng đầu tư trái phiếu tăng từ 18,1% lên 22,9% tổng tài sản sinh lãi, chủ yếu tập trung vào trái phiếu TCTD (tăng 2.597 tỷ đồng) và trái phiếu doanh nghiệp (tăng 5.159 tỷ đồng) với lợi suất cao hơn lợi suất trái phiếu chính phủ.

    – Tỷ trọng cho vay liên ngân hàng giảm nhẹ từ 13,4% xuống 12,3%

    MBB cũng đã xóa 1.068 tỷ đồng nợ xấu trong Q1/2019; cao gấp 3 lần trong Q1/2018
    MBB cũng đã xóa 1.068 tỷ đồng nợ xấu trong Q1/2019; cao gấp 3 lần trong Q1/2018

    Kết quả hoạt động kinh doanh: thu nhập ngoài lãi đạt kết quả rất khả quan nhờ lãi thuần HĐ dịch vụ tăng trưởng

    Thu nhập lãi thuần tăng 25,6% so với cùng kỳ nhờ tỷ lệ NIM tăng 0,2% so với cùng kỳ và tài sản sinh lãi tăng 24,98% so với cùng kỳ.

    Thu nhập ngoài lãi tăng mạnh, tăng 40,3% so với cùng kỳ đạt 1.319 tỷ đồng với đóng góp chính là từ lãi thuần HĐ dịch vụ (tăng 140,6% so với cùng kỳ, đạt 758,64 tỷ đồng và đóng góp 57,5% trong tổng thu nhập ngoài lãi). Trong HĐ dịch vụ, hoa hồng bảo hiểm tăng 62,94% so với cùng kỳ đạt 778,14 tỷ đồng với lợi nhuận thuần từ hoa hồng bảo hiểm tăng gấp 10 lần (459,09 tỷ đồng). Lãi thuần HĐ kinh doanh ngoại hối tăng 59,2% so với cùng kỳ lên 120,36 tỷ đồng trong khi thu nhập từ kinh doanh, đầu tư chứng khoán giảm 34,4% so với cùng kỳ xuống còn 181,04 tỷ đồng. Thu nhập khác giảm nhẹ xuống còn 258,67 tỷ đồng (giảm 2,1% so với cùng kỳ).

    Theo đó, tổng thu nhập hoạt động đạt 5.454 tỷ đồng (tăng 28,8% so với cùng kỳ).

    Chi phí hoạt động tăng 27,3% so với cùng kỳ lên 2.065 tỷ đồng, chủ yếu do quỹ lương thưởng tăng 37,1% so với cùng kỳ lên 1.282 tỷ đồng (bằng 62,1% tổng chi phí hoạt động). Số lượng nhân viên tăng 10,3% so với cùng kỳ lên 15.157 người. Lương bình quân/người/tháng tăng từ 22,7 triệu đồng trong Q1/2018 lên 28,2 triệu đồng trong Q1/2019.

    Theo đó, hệ số CIR là 37,9% (trong Q1/2018 là 38,3%).

    Nợ xấu và trích lập dự phòng: nợ xấu tăng đần nhưng tỷ lệ trích lập vẫn đầy đủ

    Tỷ lệ nợ xấu sau khi xóa nợ là 1,41% so với mức 1,32% tại thời điểm cuối năm 2018, tương đương có 394,71 tỷ đồng nợ xấu mới phát sinh trong Q1/2019. Trong đó nợ Nhóm 3 gần như giữ nguyên, nợ Nhóm 4 tăng 86,38% so với đầu năm lên 1.486 tỷ đồng (bằng 0,65% tổng dư nợ) và nợ Nhóm 5 giảm 41,26% so với đầu năm xuống còn 565 tỷ đồng (bằng 0,25% tổng dư nợ). MBB cũng đã xóa 1.068 tỷ đồng nợ xấu; cao gấp 3 lần trong Q1/2018 và tương đương 0,47% tổng dư nợ.

    Tuy nhiên chi phí dự phòng cũng tăng mạnh, tăng 39,3% so với cùng kỳ lên 964,49 tỷ đồng. Trong đó, chi phí dự phòng chung tăng 79,9% so với cùng kỳ lên 71,44 tỷ đồng và chi phí dự phòng cụ thể tăng 36,2% so với cùng kỳ lên 904,16 tỷ đồng. Theo đó, dự phòng cụ thể lũy kế đạt 1.483 tỷ đồng và tỷ lệ dự phòng cụ thể thực tế so với dự phòng cụ thể lý thuyết là 84,4%; tăng từ 72,7% trong Q1/2018. Hệ số LLR là 96,5%; cao hơn mức 90,9% tại thời điểm cuối Q1/2018 nhưng vẫn thấp hơn mức 113,2% tại thời điểm cuối năm 2018.

    Năm 2019, dự báo LNTT tăng trưởng 23,8% đạt 9.613 tỷ đồng
    Năm 2019, dự báo LNTT tăng trưởng 23,8% đạt 9.613 tỷ đồng

    Dự báo lợi nhuận năm 2019: điều chỉnh giảm nhẹ dự báo LNTT từ 9.707 tỷ đồng xuống 9.613 tỷ đồng (tăng trưởng 23,8%)

    Cho năm 2019, dự báo LNTT tăng trưởng 23,8% đạt 9.613 tỷ đồng với những giả định chính như dưới đây.

    (1) Giả định cho vay khách hàng tăng trưởng 16% đạt 249.036 tỷ đồng với giả định cho vay khách hàng của Ngân hàng mẹ tăng trưởng 15% và của Mcredit tăng trưởng 40%.

    (2) Dự báo tiền gửi khách hàng tăng 11% đạt 266.360 tỷ đồng; trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi tăng 40% đạt 15.621 tỷ đồng.

    (3) Chúng tôi kỳ vọng tỷ lệ NIM tăng 0,15% lên 4,84%.

    (4) Chúng tôi cũng kỳ vọng thu nhập lãi thuần tăng 18,5% lên 17.283 tỷ đồng.

    (5) Tuy nhiên, chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo thu nhập ngoài lãi từ 6.448 tỷ đồng (tăng trưởng 30,1%) xuống 6.068 tỷ đồng (tăng trưởng 22,5%) chủ yếu nhờ lãi thuần HĐ dịch vụ tăng trưởng 44,8%.

    (6) Dự báo tổng chi phí hoạt động tăng 22,6% lên 10.711 tỷ đồng.

    (7) Giả định tổng chi phí dự phòng giữ nguyên ở 3.027 tỷ đồng (giảm 0,27%).

    (8) Giả định tỷ lệ nợ xấu sau khi xóa nợ là 1,5% tại thời điểm cuối năm 2019 sau khi xóa 2.739 tỷ đồng nợ xấu (tương đương 1,1% tổng dư nợ).

    Theo đó chúng tôi dự báo EPS đạt 3.311đ; BVPS là 17.783đ. Dự báo ROA tăng lên 2% và ROAE giữ nguyên ở 20%. Cổ phiếu MBB hiện giao dịch với P/B hiện tại là 1,33 lần và P/E hiện tại là 7,12 lần.

    Định giá và quan điểm đầu tư

    Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 35.000đ, tương đương P/B 2018 là 2,32 lần dựa trên phương pháp định giá thu nhập thặng dư. Giả định giai đoạn tăng trưởng mạnh là từ 3 đến 5 năm tới, theo đó ước tính giá trị hợp lý  dao động từ 34.600đ đến 36.800đ. Chúng tôi tin rằng MBB sẽ tiếp tục tăng trưởng trên mức bình quân nhờ cơ cấu tài sản ưu việt và bộ máy lãnh đạo năng động. Ngân hàng có thế mạnh trong cho vay khách hàng cá nhân và cho vay các DNNVV được hỗ trợ từ nguồn huy động chi chi phí thấp nhờ tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn cao nhất trong ngành, khoảng 40%. MBB vẫn luôn nghiêm ngặt trong các quy trình cho vay và xử lý nợ xấu khá nhanh. Do đó, các hệ số an toàn của Ngân hàng luôn được đảm bảo, tạo điều kiện cho tín dụng tăng mạnh hơn so với hầu hết các ngân hàng đối thủ. Và với chi phí dự phòng của ngân hàng mẹ sẽ không tăng mạnh và thậm chí có thể giảm, thì tăng trưởng tín dụng sẽ chuyển thành tăng trưởng lợi nhuận.

    Hai mảng kinh doanh mới; Mcredit và MBAL đánh dấu sự mở rộng của MBB vào mảng tài chính tiêu dùng và bảo hiểm nhân thọ. Mặc dù bắt đầu phát triển hai mảng này muộn hơn, MBB có lợi thế khi sở hữu nguồn khách hàng trung thành và do đó cùng với ngân hàng mẹ, hai mảng kinh doanh này sẽ tiếp tục phát triển tốt. MBB đang dần trở thành một ngân hàng đa năng cung cấp cả dịch vụ bảo hiểm và tài chính tiêu dùng. Điều này mang lại cho MBB vị trí dẫn đầu trong số các NHTMCP cung cấp các dịch vụ tài chính toàn diện cho khách hàng.

    (Theo HSC)

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn