MBB: Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm của MBB tăng 50,3% so với cùng kỳ

MBB: Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm của MBB tăng 50,3% so với cùng kỳ

Lượt xem:2268 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • NHTMCP Quân Đội (MBB) đã công bố KQKD 9 tháng đầu năm với LNTT tăng 50,3% so với cùng kỳ đạt 6.015 tỷ đồng, nhờ thu nhập lãi thuần tăng 30,8% và thu nhập ngoài lãi tăng 66,5% so với cùng kỳ. Ngân hàng đã hoàn thành 88,5% kế hoạch LNTT cả năm  là 6.800 tỷ đồng (tăng trưởng 47,3%).

    Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 34.200đ, tương đương P/B dự phóng 2018 là 2,3 lần. Chúng tôi dự báo LNTT năm 2018 tăng trưởng 64,4% đạt 7.586 tỷ đồng. Trong khi đó cho năm 2019, chúng tôi dự báo LNTT tăng trưởng 21,4%. Ngân hàng hứa hẹn mức tăng trưởng ấn tượng trong năm nay và năm sau dù NHNN có động thái kiểm soát tăng trưởng tín dụng nghiêm ngặt hơn. Các mảng kinh doanh mới như tài chính tiêu dùng và bảo hiểm nhân thọ đang cho kết quả tốt và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng lợi nhuận của Ngân hàng trong những tháng đầu năm. Từ năm sau, chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng của Ngân hàng sẽ trở lại mức ổn định dài hạn nhưng vẫn cao hơn nhiều so với tăng trưởng của nhiều ngân hàng khác.

    KQKD 9 tháng đầu năm của MBB với LNTT tăng 50,3% so với cùng kỳ đạt 6.015 tỷ đồng

    Cho vay khách hàng hợp nhất tăng 11,2% so với đầu năm đạt 204.885 tỷ đồng. Tuy nhiên, xét riêng trong Q3, chúng tôi nhận thấy cho vay khách hàng của ngân hàng mẹ giảm 0,7% so với quý liền trước, cho vay chứng khoán MBS tăng 17,8% so với quý liền trước và cho vay khách hàng của MCredit cũng tăng khoảng 46% so với quý liền trước. Theo đó, cho vay khách hàng hợp nhất trong Q3 nhìn chung không tăng. Còn huy động khách hàng chỉ tăng 5,7% so với đầu năm (giảm 0,92% so với quý liền trước) – đạt 232.638 tỷ đồng.

    Hệ số LDR thuần tăng lên 88,1% – từ 83,3% cuối Q3/2017. MBB tiếp tục tận dụng lợi thế LDR thấp trước đây để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong khi kiểm soát tăng trưởng huy động nhằm cải thiện tỷ lệ NIM. Tuy nhiên hệ số LDR đang tăng dần lên mức trần cho phép.

    Tỷ lệ NIM tăng 0,35% lên 4,67% – nhờ lợi suất gộp tăng 0,35% so với cùng kỳ trong khi chi phí huy động không đổi cộng với hệ số LDR tăng.Thu nhập lãi thuần tăng mạnh 30,8% so với cùng kỳ – đạt 10.430 tỷ đồng, chủ yếu nhờ tỷ lệ NIM được cải thiện.

    Chi phí hoạt động tăng 38% so với cùng kỳ – lên 5.518 tỷ đồng. Hệ số CIR giảm xuống 39,9% từ 43,3% trong năm 2017. Xét riêng Ngân hàng mẹ, hệ số CIR cũng giảm từ 36,7% trong năm 2017 xuống 34,5%. Chi phí nhân viên tăng 50% so với cùng kỳ lên 3.153 tỷ đồng (chiếm 57,1% tổng chi phí hoạt động) với số lượng nhân viên tăng 19,3% và lương bình quân tháng tăng 26% so với cùng kỳ. Tổng lợi nhuận hoạt động trước trích lập dự phòng là 8.306 tỷ đồng, tăng 39,9% so với cùng kỳ.

    Chi phí dự phòng tăng 18,3% lên 2.291 tỷ đồng, gồm 2.144 tỷ đồng dự phòng cụ thể và 170,3 tỷ đồng dự phòng chung cho vay khách hàng.

    Tỷ lệ nợ xấu là 1,57%, tăng so với mức 1,2% vào cuối năm 2017, sau khi đã xử lý 1.020,4 tỷ đồng nợ xấu trong 9 tháng đầu năm. Dư nợ xấu là 3.218,4 tỷ đồng (tăng 45,1% so với đầu năm) và tổng nợ xấu hình thành mới trong 9 tháng đầu năm là 2.021 tỷ đồng (tăng 46,4% so với cùng kỳ). Trong khi đó, hệ số LLR là 106%, tăng từ mức 96% vào cuối năm 2017.

    Theo đó LNTT đạt 6.015 tỷ đồng (tăng 50,3% so với cùng kỳ).

    Cho năm 2018, chúng tôi dự báo LNTT tăng trưởng 64,4% đạt 7.586 tỷ đồng – Với các yếu tố giả định sau :

    • Chúng tôi hiện giả định tín dụng tăng trưởng 15,9% đạt 213.500 tỷ đồng trước định hướng tăng trưởng tín dụng thận trọng từ NHNN.

    • Chúng tôi cũng giả định huy động tăng trưởng 9,2% đạt 240.428 tỷ đồng.

    • Chúng tôi ước tính tỷ lệ NIM sẽ cải thiện, tăng 0,3% lên 4,71%.

    • Chúng tôi dự báo thu nhập lãi thuần tăng trưởng 28% và đạt 14.363 tỷ đồng.

    • Và dự báo thu nhập ngoài lãi tăng trưởng 62,4% đạt 4.300 tỷ đồng.

    • Chúng tôi ước tính chi phí hoạt động tăng 40% lên 8.406 tỷ đồng.

    • Giả định tổng chi phí dự phòng trích lập là 2.671 tỷ đồng (giảm 17,9%).

    • Ước tính tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2018 là 1,2% sau khi xóa 1.708 tỷ đồng nợ xấu (tương đương 0,8% dư nợ cho vay).

    Theo đó chúng tôi dự báo LNTT đạt 7.586 tỷ đồng, tăng trưởng 64,4%. EPS đạt 2.656đ; BVPS là 14.866đ, với P/B dự phóng là 1,44 lần.

    Cho năm 2019, chúng tôi dự báo LNTT tăng trưởng 21,4% đạt 9.849 tỷ đồng – Giả định chính là :

    • Chúng tôi hiện giả định tín dụng tăng trưởng 17% đạt 249.795 tỷ đồng.

    • Chúng tôi cũng giả định huy động tăng trưởng 13% đạt 271.683 tỷ đồng.

    • Chúng tôi ước tính tỷ lệ NIM cải thiện, tăng 0,3% lên 5,01%.

    • Chúng tôi dự báo thu nhập lãi thuần tăng trưởng 19,4% và đạt 17.149 tỷ đồng.

    • Và dự báo thu nhập ngoài lãi tăng trưởng 23,5% đạt 5.309 tỷ đồng.

    • Chúng tôi ước tính chi phí hoạt động tăng 27,4% lên 10.711 tỷ đồng

    . • Giả định tổng chi phí dự phòng trích lập là 2.537 tỷ đồng (giảm 5%).

    • Ước tính tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2019 là 1,2% sau khi xóa 1.873 tỷ đồng nợ xấu (tương đương 0,75% dư nợ cho vay).

    Theo đó chúng tôi dự báo LNTT đạt 9.211 tỷ đồng, tăng trưởng 21,4%. EPS đạt 3.222đ; BVPS là 17.258đ, với P/B dự phóng là 1,24 lần.

    MBB sẽ tiếp tục tăng trưởng trên mức bình quân nhờ cơ cấu tài sản ưu việt và bộ máy lãnh đạo năng động

    MBB sẽ tiếp tục tăng trưởng trên mức bình quân nhờ cơ cấu tài sản ưu việt và bộ máy lãnh đạo năng động – MBB hiện sở hữu 3% thị phần cho vay. Ngân hàng có thế mạnh trong cho vay khách hàng cá nhân và cho vay các DNNVV được hỗ trợ từ nguồn huy động chi phí thấp nhờ tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn cao nhất trong ngành, khoảng 40%. MBB vẫn luôn nghiêm ngặt trong các quy trình cho vay và xử lý nợ xấu khá nhanh. Do đó, các hệ số an toàn của Ngân hàng luôn được đảm bảo, tạo điều kiện cho tín dụng tăng mạnh hơn so với hầu hết các ngân hàng đối thủ. Và với chi phí dự phòng của ngân hàng mẹ sẽ không tăng mạnh, thì tăng trưởng tín dụng sẽ chuyển thành lợi nhuận.

    Hai mảng kinh doanh mới : MCredit và MBAL đánh dấu sự mở rộng của MBB vào mảng tài chính tiêu dùng và bảo hiểm nhân thọ. Mặc dù bắt đầu phát triển hai mảng này muộn hơn, MBB có lợi thế khi sở hữu nguồn khách hàng trung thành và do đó cùng với ngân hàng mẹ, hai mảng kinh doanh này sẽ tiếp tục phát triển tốt. MBB đang dần trở thành một ngân hàng đa năng cung cấp cả dịch vụ bảo hiểm và tài chính tiêu dùng. Điều này mang lại cho MBB vị trí dẫn đầu trong số các NHTMCP cung cấp các dịch vụ tài chính toàn diện cho khách hàng.

    VCB nhiều khả năng sẽ bán số cổ phần còn lại tại MBB trực tiếp trên sàn – Hiện tại, VCB mới bán thành công 10.000 cổ phiếu trong tổng số 53,4 triệu cổ phiếu MBB. Mặc dù đây là kết quả khá thất vọng nhưng không phải là điều bất ngờ khi mà điều kiện giá đấu thành công không được thấp hơn cả giá khởi điểm và giá đóng cửa trên sàn vào ngày đấu giá, khiến phiên đấu kém hấp dẫn hơn với các NĐT. Đối với số cổ phần còn lại tại MBB, VCB nhiều khả năng sẽ bán trực tiếp trên sàn với giá bán không thấp hơn 19.641đ/cp (giá khởi điểm đấu giá), tuy nhiên thời gian vẫn chưa xác định. Do đó, việc thoái vốn của VCB vẫn chưa hoàn tất và cổ phiếu MBB vẫn chịu áp lực.

    Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 34.200đ, tương đương P/B dự phóng là 2,3 lần. Trong khi đó P/B bình quân ngành hiện là 1.95 lần. KQKD năm 2017 vượt trội với triển vọng năm 2018 vẫn rất khả quan. Ngân hàng tiếp tục mở rộng mảng ngân hàng bán lẻ với cả cho vay và huy động từ khách hàng cá nhân tăng mạnh. Theo đó chi phí tăng lên nhưng được bù đắp phần nào nhờ lợi suất cho vay tăng, đặc biệt là từ mảng tài chính tiêu dùng. MBB vẫn là một trong những ngân hàng có nền tảng căn bản tốt nhất nhờ tỷ lệ LDR tốt, hệ số CAR cao, và chất lượng tài sản tốt.

    —————————

    Vũ Hồng Phương – Quản lý tài khoản chứng khoán
    (Hỗ trợ tư vấn đầu tư – mở tài khoản chứng khoán)
    Điện thoại: 0935.315.686

    Tư vấn chuyên sâu trên Skype: cophieu86.com
    https://www.facebook.com/cophieu86/
    Website: www.cophieu86.com
    Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.

     

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn