KDC: Doanh thu 9 tháng đạt 5.075 tỷ đồng, tăng 251,2% so với cùng kỳ

KDC: Doanh thu 9 tháng đạt 5.075 tỷ đồng, tăng 251,2% so với cùng kỳ

Lượt xem:1496 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • KDC đã công bố doanh thu thuần 9 tháng đầu năm đạt 5.075 tỷ đồng, tăng 251,2% so với cùng kỳ và LNST của cổ đông công ty mẹ là 417 tỷ đồng, giảm 58,6% so với cùng kỳ.

    Loại trừ tất cả các khoản lợi nhuận bất thường từ năm ngoái và năm nay, lợi nhuận hoạt động thuần 9 tháng là 293 tỷ đồng, tăng 928,7% so với cùng kỳ. Sau 9 tháng, KDC đã hoàn thành 60,9% kế hoạch cả năm và vượt 9,2% kế hoạch LNTT cả năm là 490 tỷ đồng.

    Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 45.000đ, tương đương P/E dự phóng 2018 là 22,4 lần, EV/EBITDA là 13,3 lần và P/B là 1,3 lần. Dự báo LNST của cổ đông công ty mẹ năm 2017 đạt 417 tỷ đồng, giảm 63,9% và giảm nhẹ 1% trong năm 2018. Nhờ hợp nhất doanh thu tăng mạnh trong khi đó lợi nhuận giảm do bổ sung dầu ăn cho tỷ suất lợi nhuận thấp hơn vào danh mục sản xuất đã ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận chung.

    KDC: Doanh thu 9 tháng đạt 5.075 tỷ đồng, tăng 251,2% so với cùng kỳ
    KDC: Doanh thu 9 tháng đạt 5.075 tỷ đồng, tăng 251,2% so với cùng kỳ

    Tuy nhiên, tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu giảm về mức thông thường nhờ sản lượng tiêu thụ tăng mạnh khi các mảng kinh doanh mới hiện đã hoạt động ổn định. KDF gây thất vọng với KQKD năm nay mặc dù đã phục hồi đáng kể trong Q3 khi công ty nỗ lực giành lại thị phần. TAC ngày càng cải thiện trong quá trình điều chỉnh để thích ứng với sự kiểm soát của một công ty tư nhân. Tuy nhiên, đóng góp của lợi nhuận tài chính thúc đẩy lợi nhuận năm nay là yếu tố tạm thời và do đó lợi nhuận năm sau sẽ không tăng trưởng đáng kể.

    Sản phẩm mới chính là động lực tăng trưởng chính và chúng tôi dự báo công ty sẽ có giới thiệu một số sản phẩm mới trong năm tới. Vì vậy, NĐT có lẽ cần kiên nhẫn một chút, nền tảng tăng trưởng hiện đã hình thành và chắc chắn sẽ phát triển mới ổn định.

    Doanh thu 9 tháng tăng mạnh 251,2% so với cùng kỳ nhờ doanh thu thực phẩm đông lạnh dưới thương hiệu KDF tăng 10,6% và nhờ những đóng góp đầu tiên từ TAC và VOC. Cụ thể:

    – Doanh thu của KDF gồm doanh thu từ kem, sữa chua và thực phẩm đông lạnh khác đạt 1.220 tỷ đồng, tăng 10,6% so với cùng kỳ.

    – Doanh thu dầu ăn của TAC đạt 3.073 tỷ đồng, tăng 6% so với 9 tháng đầu năm 2016 khi công ty này chưa thuộc sở hữu của KDC. TAC bắt đầu hợp nhất KQKD với KDC kể từ tháng 12/2016.

    – Doanh thu dầu ăn của VOC ước tính đạt 1.263 tỷ đồng trong 4 tháng đầu kể từ ngày 22/5/2017 khi KQKD của công ty này bắt đầu được hợp nhất với KDC đến cuối tháng 9/2017.

    Lợi nhuận gộp 9 tháng tăng 48,1% so với cùng kỳ mặc dù tỷ suất lợi nhuận gộp chỉ gần bằng 1/2 năm ngoái mảng dầu ăn đóng góp chính. Mặc dù đã tăng đáng kể, lợi nhuận gộp vẫn tăng chậm hơn tương đối so với doanh thu. Do đó, tỷ suất lợi nhuận gộp giảm mạnh còn 21,1% trong 9 tháng đầu năm nay so với mức 50,2% trong cùng kỳ năm ngoái. Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm do có sự thay đổi lớn trong cơ cấu lợi nhuận sau hợp nhất với các công ty con. Với đóng góp chính từ mảng dầu ăn, chiếm 85% tổng doanh thu toàn tập đoàn so với tỷ trọng 22% trong 9 tháng đầu năm ngoái.

    Trong khi đó tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý cũng giảm đáng kể, doanh thu tăng mạnh đã giúp giảm tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu về 21,6% trong 9 tháng đầu năm từ 54,3% trong cùng kỳ năm ngoái. Có hai nguyên nhân tác động ở đây:

    – Chi phí bán hàng & quản lý của mảng dầu ăn thấp hơn nhiều so với mảng kem (khoảng 5-8% đối với TAC, chỉ 1,7% – 1,8% so với 35% đối với KDF). Và dĩ nhiên mảng dầu ăn đóng góp chính.

    – Trong năm ngoái, KDC đã đầu tư lớn vào thương hiệu Đại Gia đình, thương hiệu dầu ăn riêng của công ty, dẫn đến chi phí bán hàng tăng mạnh. Tuy nhiên, kể từ đầu năm nay, công ty đã ngừng sản xuất thương hiệu này và do đó không có chi phí phát sinh.

    Tuy nhiên, lợi ích cổ đông thiểu số chiếm phần lớn LNST. Trong 9 tháng đầu năm, lợi ích cổ đông thiểu số là 71 tỷ đồng, tăng mạnh từ mức -0.025 tỷ đồng trong cùng kỳ năm ngoái và tương đương 14,5% LNST. Sự thay đổi này là do KDC không còn sử hữu 100% ở các công ty con. Sau đây là sở hữu trực tiếp và gián tiếp của KDC trong các mảng kinh doanh chủ chốt vào cuối tháng 9/2017:

    – 65% tại KDF. Trước tháng 4, KDF sở hữu 100% KDF. Công ty đã bán 20% cổ phần tại công ty con này thông qua IPO vào tháng 4 và tiếp đó bán 10% cổ phần cho người lao động và 5% cho đối tác chiến lược trong tháng 8.

    • 79.21% tại TAC.

    • 51% tại VOC.

    Trong 535 tỷ đồng LNTT 9 tháng đầu năm, lợi nhuận tài chính bất thường chiếm tỷ trọng rất lớn 83,6%, tương đương 447,2 tỷ đồng.

    – 244,9 tỷ đồng từ đánh giá lại giá trị đầu tư tại VOC khi công ty này hợp nhất với KDC trong tháng 5.

    – 222 tỷ đồng hoàn nhập chi phí liên quan đến chuyển nhượng 20% cổ phần tại BKD trong năm ngoái.

    Và dĩ nhiên, sẽ không còn khoản 447.2 tỷ đồng lợi nhuận tài chính bất thường này trong năm sau.

    Doanh thu thuần Q3 tăng mạnh 359,3% so với cùng kỳ nhờ doanh thu thực phẩm đông lạnh tăng và hợp nhất với TAC và VOC. Doanh thu Q3 là 2.130 tỷ đồng, tăng 369,3% so với cùng kỳ nhờ doanh thu thực phẩm đông lạnh tăng và hợp nhất doanh thu với công ty con dầu ăn mới. Cụ thể:

    – Doanh thu của KDF đạt 447 tỷ đổng, tăng 19,5% so với cùng kỳ.

    – Doanh thu dầu ăn của TAC là 1.099 tỷ đồng, tăng 8,3% so với Q3 năm ngoái khi công ty con này chưa thuộc sở hữu của KDC.

    – Doanh thu dầu ăn của TAC là 1.125 tỷ đồng, giảm 23,3% so với cùng kỳ khi công ty con này chưa thuộc sở hữu của KDC.

    Lợi nhuận hoạt động thuần Q3 không còn âm nhờ doanh thu tăng mạnh và tỷ suất lợi nhuận được cải thiện. LNST Q3 đạt 81,7 tỷ đồng, giảm 90,6% so với cùng kỳ. Nếu không tính đến 1.226 tỷ đồng lợi nhuận tài chính nhờ bán 20% tỷ cổ phần BKD trong LNST, lợi nhuận hoạt động thuần trong Q3 năm ngoái ghi âm 112 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận hoạt động thuần Q3 năm nay đã phục hồi từ lỗ sang lãi 81,7 tỷ đồng. Sự cải thiện này là nhờ:

    – Doanh thu tăng mạnh 359,3% so với cùng kỳ.

    – Tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu giảm mạnh.

    – Do đó tỷ suất EBITDA được cải thiện, tăng mạnh từ -12,6% trong Q3 năm ngoái lên 9,3% trong Q3 năm nay.

    KDC: Doanh thu 9 tháng đạt 5.075 tỷ đồng, tăng 251,2% so với cùng kỳ
    KDC: Doanh thu 9 tháng đạt 5.075 tỷ đồng, tăng 251,2% so với cùng kỳ

    KQKD 9 tháng của KDF thấp hơn dự báo do KQKD 6 tháng kém khả quan mặc dù đã có sự cải thiện rõ rệt trong Q3. KQKD Q3 của KDF có sự cải thiện đáng kể với doanh thu thuần đạt 447 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ và LNST đạt 62 tỷ đồng, tăng 35,2%. Doanh thu tăng chủ yếu nhờ mở rộng mạng lưới phân phối với nhiều điểm bán hàng mới. Từ tháng 4 đến tháng 9 số điểm bán hàng của KDC đã tăng từ 70.000 điểm lên 80.000 điểm và số điểm bán hàng có trang bị tủ đông/tủ mát của KDF tăng từ 42.000 điểm lên 52.000 điểm.

    Mặc dù Q3 tốt, KQKD 9 tháng đầu năm của KDF nhìn chung không đổi so với cùng kỳ. Doanh thu thuần 9 tháng là 1.226 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ trong khi đó LNST là 144 tỷ đồng, giảm 2,2% do KQKD 6 tháng kém với doanh thu thuần là 779 tỷ đồng, chỉ tăng 1,6% so với cùng kỳ và LNST là 82 tỷ đồng, giảm 19,1% so với cùng kỳ. Lãnh đạo công ty cho biết trong Q2 cạnh tranh gia tăng và thị phần của công ty trong Q2 giảm nhưng đã tăng trở lại Q3. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về thị phần của công ty không được công bố.

    Lợi nhuận của TAC được cải thiện sau khi KDC mua lại. Tỷ suất lợi nhuận của TAC đã tăng từ 9,5% trong 9 tháng đầu năm ngoái lên 11,8% trong cùng kỳ năm ngay. Nhờ công tác mua hàng tốt hơn và cơ cấu sản phẩm được cải thiện trong khi đó doanh thu thuần cũng tăng 6%, là kết quả của quá trình tái cơ cấu và chương trình xây dựng lại thương hiệu hiện tại. LNST 9 tháng của TAC cũng tăng mạnh 48,3% so với cùng kỳ đạt 85,7 tỷ đồng.

    Dự báo LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 417 tỷ đồng, giảm 63,9%. Chúng tôi dự báo doanh thu thuần đạt 6.930 tỷ đồng (tăng trưởng 209,3%) và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 417 tỷ đồng (giảm 63,9%). Nếu không tính lợi nhuận không thường xuyên thì lợi nhuận thuần từ HĐSXKD đạt 149 tỷ đồng, giảm 11,4%.

    Các giả định chính của chúng tôi là:

    – Doanh thu thuần mảng kem và sữa chua (KDF) tăng trưởng 10,3% và đạt 1.540 tỷ đồng còn LNST đạt 158 tỷ đồng, tăng trưởng 11%.

    – Doanh thu thuần của TAC tăng trưởng 10,5% và đạt 4.394 tỷ đồng nhờ tái cơ cấu hoạt động bán hàng và làm lại thương hiệu; còn LNST đạt 115 tỷ đồng, tăng trưởng 72,1% với giả định tỷ suất lợi nhuận gộp tăng thêm 2,4% nhờ hoạt động mua hàng được cải thiện, cơ cấu sản phẩm tốt hơn với tỷ trọng sản phẩm tỷ suất lợi nhuận cao tăng. Ngoài ra chúng tôi còn kỳ vọng công ty sẽ đưa một số sản phẩm mới ra thị trường. Chúng tôi kỳ vọng tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu tăng từ 5,6% năm ngoái lên 7,5% năm nay do công ty tích cực hơn trong hoạt động marketing. TAC sẽ hợp nhất nguyên năm vào KDC và sẽ đóng góp đáng kể vào KQKD của công ty.

    – Doanh thu thuần của VOC đạt 4.126 tỷ đồng, giảm 25,9% còn LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 289 tỷ đồng, giảm 14,6% vì TAC không còn là công ty con của VOC và không hợp nhất vào VOC. Chúng tôi giả định VOC vẫn bán nguyên liệu cho TAC nhưng không còn độc quyền như trước đây.

    – Công ty sẽ ngừng hoạt động mảng mỳ ăn liền và dầu ăn Đại Gia Đình; và sẽ không ghi nhận lợi nhuận từ đây trong năm 2017.

    Theo đó chúng tôi dự báo EPS là 2.029đ; P/E dự phóng là 18,7 lần.

    Dự báo LNST của cổ đông công ty mẹ năm 2018 đạt 413 tỷ đồng, giảm 1%. Chúng tôi dự báo doanh thu thuần năm 2018 đạt 8.571 tỷ đồng (tăng trưởng 23,7%), LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 413 tỷ đồng (giảm 1%), lợi nhuận thuần từ HĐSXKD đạt 394 tỷ đồng (tăng trưởng 234,6%).  Dự báo EPS là 2.008đ; P/E dự phóng là 18,9 lần.

    Triển vọng của KDC phụ thuộc vào sự tăng trưởng của các ngành kinh doanh hiện tại cộng với với sản phẩm mới nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các nền tảng đã có, thay vì tiếp tục nỗ lực tái cơ cấu TAC và cải thiện lợi nhuận của công ty này cũng như nâng cao tăng trưởng của sản phẩm hiện hữu nói chung, thì dự kiến tăng trưởng chủ yếu sẽ từ sản phẩm mới. Với mạng lưới phân phối thực phẩm đông lạnh đứng đầu, KDC hiện đang tích cực nâng số lượng sản phẩm phân phối qua những kênh phân phối này. Trong đó có sản phẩm thịt đông lạnh và nước sốt & gia vị, dự kiến sẽ có nhiều sản phẩm thuộc nhóm này được đưa ra thị trường trong khoảng 12 tháng tới.

    Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu KDC là 45.000đ, tương đương P/E dự phóng năm 2018 là 22,4 lần, EV/EBITDA là 13,3 lần và P/B là 1,3 lần. Sau vài năm tiến hành tái cơ cấu tài sản KDC đã quay lại là một doanh nghiệp hàng tiêu dùng mạnh với triển vọng khả quan. Với danh mục sản phẩm trải rộng từ kem & sữa chua cho đến dầu ăn và một số thực phẩm đông lạnh & thực phẩm khô mới. Chiến lược mở rộng ra mảng sản phẩm đông lạnh, sản phẩm mát, nước sốt và gia vị có vẻ rất hợp lý; cụ thể là tập trung vào những phân khúc còn manh mún và quy mô dưới 100-150 triệu USD, là chưa đủ lớn đối với các công ty đa quốc gia; thông qua kênh phân phối thuộc dạng tốt nhất cho hàng khô và hàng đông lạnh; từ đó thu hút đối tác hợp tác kinh doanh.

    —————————
    Nguyễn Hữu Bình 
    – Nhà quản lý tài khoản chứng khoán
    (nhận Hợp tác đầu tư – Quản lý tài khoản chứng khoán)
    Điện thoại: 0983 361 688
    https://www.facebook.com/cophieu86/
    Website: www.cophieu86.com
    Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn