GMD: hoàn thành 23,2% kế hoạch LNTT đề ra cho cả năm sau Q1/2019

GMD: hoàn thành 23,2% kế hoạch LNTT đề ra cho cả năm sau Q1/2019

Lượt xem:1658 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • Cho năm 2019, GMD đặt kế hoạch LNTT tăng trưởng 15,1% (từ hoạt động kinh doanh chính) và doanh thu thuần tăng trưởng 3,4% – Tại Đại hội, cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh cho năm nay với doanh thu thuần đạt 2.800 tỷ đồng (tăng trưởng 3,4%) và LNTT đạt 695 tỷ đồng (giảm 68,2%) do không còn khoản lợi nhuận từ bán cổ phần trong năm ngoái là 1.578 tỷ đồng.

    Trong Q1/2019, doanh thu giảm 8,7% so với cùng kỳ trong khi LNTT từ hoạt động kinh doanh chính tăng 6,4% so với cùng kỳ – Doanh thu thuần đạt 629 tỷ đồng (giảm 8,7% so với cùng kỳ) và LNTT đạt 161,1 tỷ đồng (giảm 89,3% so với cùng kỳ). Chúng tôi thấy trong Q1 năm ngoái, Công ty đã hạch toán 1.356 tỷ đồng lợi nhuận không thường xuyên từ bán cổ phần, gồm 49% cổ phần Công Ty TNHH Gemadept Shipping Holding và 51% cổ phần Công ty TNHH Gemadept Logistics Holding. Nếu không tính lợi nhuận từ bán cổ phần nêu trên trong LNTT Q1/2018 thì LNTT từ hoạt động kinh doanh chính có tăng 6,4% so với cùng kỳ. Theo đó GMD đã hoàn thành được 22,5% kế hoạch doanh thu thuần và 23,2% kế hoạch LNTT đề ra cho cả năm sau Q1.

    Doanh thu thuần giảm 8,7% so với cùng kỳ, chủ yếu do doanh thu mảng logistic giảm 64% so với cùng kỳ. Cụ thể:

    1. Doanh thu mảng cảng biển đạt 560,5 tỷ đồng (tăng 12,3% so với cùng kỳ), đóng góp 89,1% vào tổng doanh thu (Q1 năm ngoái là 72,4%). Chủ yếu là nhờ lượng hàng tiếp nhận xử lý tăng 8,4% so với cùng kỳ. Trong Q1, các cảng biển của GMD tiếp nhận xử lý 394.454 TEU (tăng 8,4% so với cùng kỳ). Cụ thể:

    Các cảng của GMD ở khu vực biển Hải Phòng tiếp nhận xử lý khoảng 216.454 TEU (tăng 4,8% so với cùng kỳ) nhờ cảng Nam Đình Vũ đi vào hoạt động từ tháng 2/2018, bổ sung tổng công suất thêm 600.000 TEU, tương đương tăng 92% công suất cảng biển của GMD tại khu vực Hải Phòng. Do đó, khối lượng hàng hóa vào cảng Nam Hải và Nam Hải Đình Vũ giảm nhưng được bù đắp bởi sự gia tăng của hàng hóa xử lý tại cảng Nam Đình Vũ.

    – Sản lượng hàng hóa qua cảng Nam Hải Đình Vũ và Nam Hải lần lượt giảm còn 116.019 TEU (giảm 26,8% so với cùng kỳ) và 29.634 TEU (giảm 17,7% so với cùng kỳ) do hàng hóa chuyển bớt vào cảng Nam Đình Vũ. Chúng tôi ước tính phí dịch vụ cảng tại cảng Nam Hải và Nam Hải Đình Vũ giảm nhẹ 1-2% so với cùng kỳ do cạnh tranh tại khu vực Hải Phòng tăng lên sau khi có các cảng mới đi vào hoạt động như cảng Nam Đình Vũ.

    – Sản lượng hàng hóa qua cảng Nam Đình Vũ đạt 70.081 TEU trong kỳ, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ và đạt 21,2% mục tiêu đề ra cho năm 2019 của Công ty. Phí dịch vụ cảng tại cảng Nam Đình Vũ tăng 10% từ đầu năm theo quy định mới trong Thông tư 54/2018/TT-BGTVT. Theo đó, giá dịch vụ bốc dỡ container từ tàu (xà lan) đến bến cảng và ngược lại trong khu vực I (TP Hải Phòng, ngoại trừ Cảng Lạch Huyện) tăng 10% so với giá trước đây, có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.

    Về các cảng tại miền Trung và miền Nam của GMD, lượng hàng qua cảng đạt cao, cụ thể:

    – Cảng Phước Long PIP tiếp nhận xử lý khoảng 178.000 TEU (tăng 13,4% so với cùng kỳ).

    – Cảng Dung Quất tiếp nhận xử lý khoảng 464.000 tấn (tăng 45,5% so với cùng kỳ) nhờ Công ty có thêm khách hàng mới trong kỳ.

    2. Doanh thu mảng logistic giảm 64% so với cùng kỳ xuống còn 68,3 tỷ đồng, đóng góp 10,9% tổng doanh thu (Q1/2018 là 27,6%). Lưu ý là trong tháng 2/2018, GMD đã bán 51% cổ phần tại Công ty TNHH Gemadept Logistics Holding (vận hành mảng logistic) và 49% cổ phần tại Công Ty TNHH Gemadept Shipping Holding cho CJ Logistic. Theo đàm phán giữa GMD và CJ Logistic, hai công ty này sẽ được ghi nhận là công ty liên doanh của GMD và không hợp nhất. Do đó, doanh thu từ hai công ty này cũng không còn được hợp nhất vào GMD.

    Trong Q1/2019, doanh thu giảm 8,7% so với cùng kỳ trong khi LNTT từ hoạt động kinh doanh chính tăng 6,4% so với cùng kỳ
    Trong Q1/2019, doanh thu giảm 8,7% so với cùng kỳ trong khi LNTT từ hoạt động kinh doanh chính tăng 6,4% so với cùng kỳ

    Lợi nhuận gộp tăng mạnh 21,7% so với cùng kỳ lên 249,9 tỷ đồng với tỷ suất lợi nhuận gộp tăng từ 29,8% trong Q1 năm ngoái lên 39,7%; chủ yếu nhờ:

    – Lợi nhuận gộp từ mảng cảng biển tăng tốt, tăng 16,6% so với cùng kỳ lên 227 tỷ đồng với tỷ suất lợi nhuận gộp tăng từ 39% cùng kỳ năm ngoái lên 40,5%. Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận gộp của cảng Dung Quất và Phước Long tăng mạnh trong kỳ nhờ chi phí được quản lý tốt hơn.

    – Lợi nhuận gộp mảng logistic tăng mạnh lên 23 tỷ đồng (tăng 115,9% so với cùng kỳ) mặc dù doanh thu giảm 64%. Theo đó, tỷ suất lợi nhuận gộp mảng logistic tăng từ chỉ 5,6% trong Q1 năm ngoái lên 33,6%. Chúng tôi được biết tỷ suất lợi nhuận gộp tăng mạnh là nhờ phí dịch vụ cho thuê máy móc và tàu trong kỳ tăng tốt. Và Công ty cũng tái cơ cấu lại các việc đấu thầu mua ngoài các dịch vụ giúp cho việc quản lý chi phí hoạt động tốt hơn.

    Lỗ tài chính thuần là 32,5 tỷ đồng so với mức lãi thuần 1.375 tỷ đồng trong Q1 năm ngoái – Trong Q1 năm ngoái, GMD ghi nhận lợi nhuận tài chính thuần 1.375 tỷ đồng, chủ yếu nhờ bán một số tài sản và hạch toán lãi tổng cộng 1.356 tỷ đồng. Nếu loại bỏ khoản lợi nhuận không thường xuyên này, lợi nhuận tài chính thuần trong Q1 năm ngoái sẽ là 19,6 tỷ đồng, so với mức lỗ thuần 32,5 tỷ đồng trong Q1 năm nay. Chúng tôi sử dụng mức doanh thu hoạt động tài chính điều chỉnh là 39,3 tỷ đồng và chi phí tài chính là 19,7 tỷ đồng trong Q1 năm ngoái cho mục đích so sánh.

    – Trong Q1 năm nay, doanh thu hoạt động tài chính đạt 11,5 tỷ đồng (giảm 70,6% so với cùng kỳ) do không có khoản lãi tiền gửi và cổ tức được nhận (trong Q1 năm ngoái nguồn doanh thu này là 37 tỷ đồng).

    – Trong kỳ này, chi phí tài chính tăng mạnh lên 44,1 tỷ đồng (tăng 124,3% so với cùng kỳ), do chi phí lãi vay tăng mạnh 52,6% lên 35,8 tỷ đồng, đồng thời cũng không còn khoản hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính, là 22,7 tỷ đồng như trong cùng kỳ năm ngoái.

    Đóng góp từ các công ty liên kết tăng mạnh 83,1% so với cùng kỳ đạt 42,9 tỷ đồng – với đóng góp lớn nhất từ Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS – Upcom). SCS đóng góp 39,3 tỷ đồng (tăng 16,8%) vào LNST của GMD trong năm 2018.

    Tiếp đó, chi phí bán hàng và quản lý tăng nhẹ 2,3% so với cùng kỳ – GMD hạch toán chi phí bán hàng & quản lý là 102,1 tỷ đồng (tăng 2,3% so với cùng kỳ), theo đó tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu tăng từ 14,5% trong Q1/2018 lên 16,2% trong quý này. Trong đó, chi phí bán hàng là 29,1 tỷ đồng (tăng 30,7% so với cùng kỳ), còn chi phí quản lý là 73 tỷ đồng (tăng 5,8% so với cùng kỳ).

    Tóm lại, LNTT là 161,1 tỷ đồng (giảm 89,3% so với cùng kỳ) trong khi đó LNST là 146,2 tỷ đồng (giảm 88,6% so với cùng kỳ) – Tuy nhiên, nếu không bao gồm lợi nhuận không thường xuyên từ bán tài sản, lỗ khác và hoàn nhập tài chính, LNTT cốt lõi từ các mảng kinh doanh chính là 157,3 tỷ đồng (tăng 25,0% so với cùng kỳ).

    Tóm lại, LNTT là 161,1 tỷ đồng (giảm 89,3% so với cùng kỳ) trong khi đó LNST là 146,2 tỷ đồng (giảm 88,6% so với cùng kỳ
    Tóm lại, LNTT là 161,1 tỷ đồng (giảm 89,3% so với cùng kỳ) trong khi đó LNST là 146,2 tỷ đồng (giảm 88,6% so với cùng kỳ

    Kế hoạch phân phối lơi nhuận năm 2018

    – Cho năm 2018, Công ty đã được cổ đông chấp thuận trả cổ tức tiền mặt 1.500đ/cp, tương đương tỷ lệ cổ tức/giá là 5,7%. Cổ đông cũng ủy quyền HĐQT thực hiện các bước cần thiết cho việc trả cổ tức tiền mặt.

    – Trích quỹ khen thưởng và phúc lợi 8% LNST của cổ đông công ty mẹ từ các mảng kinh doanh (không bao gồm lợi nhuận không thường xuyên).

    Cho năm 2019, chúng tôi dự báo doanh thu thuần tăng trưởng 9,9% và LNST giảm 69,3% so với năm 2018 – Chúng tôi dự báo doanh thu thuần đạt 2.976 tỷ đồng (tăng trưởng 9,9%) và LNST đạt 670,3 tỷ đồng (giảm 69,3% so với năm 2018). Nếu không bao gồm lợi nhuận không thường xuyên từ các mảng kinh doanh không chủ chốt như lãi từ bán cổ phần tại các công ty con, hoàn nhập dự phòng và lỗ khác, LNTT cốt lõi sẽ tăng trưởng 33,5% trong năm 2019. Các giả định chính của chúng tôi gồm:

    – Doanh thu mảng cảng biển tăng trưởng 10,0% đạt 2.507 tỷ đồng nhờ một số yếu tố.

    1. Chúng tôi giả định lượng hàng hóa qua cảng đạt 1.938.986 TEU (tăng 9,2%) và 2.158.320 tấn (tăng 2,0%).

    2. Trong khi đó phí dịch vụ cảng biển bình quân tại cảng Nam Hải và Nam Hải Đình Vũ sẽ giữ nguyên hoặc giảm nhẹ.

    3. Chúng tôi kỳ vọng phí dịch vụ xếp dỡ hàng container tăng 10% tại các cảng phía Bắc bắt đầu từ đầu năm nay sẽ giúp phí dịch vụ cảng của Nam Đình Vũ tăng. Tuy nhiên do tình hình cạnh tranh gia tăng tại khu vực Hải Phòng từ các cảng mới như Nam Đình Vũ, chúng tôi cho rằng Công ty sẽ phải cung cấp thêm dịch vụ để bù vào sự tăng phí sàn dịch vụ cảng biển.

    4. Tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ cải thiện một chút lên 42,4% từ 37,9% trong năm 2018 chủ yếu nhờ phí dịch vụ xếp dỡ hàng container tăng tại các cảng phía Bắc và sự cắt giảm chi phí hoạt động nhờ quản lý tốt hơn tại các cảng phía Nam.

    Về mảng logistic, dự báo doanh thu sẽ tăng 10,0% đạt 468,9 tỷ đồng. Dự báo tỷ suất lợi nhuận gộp mảng logistic sẽ cải thiện một chút từ 24,1% năm ngoái lên 27,0%.

    Tóm lại, chúng tội dự báo lợi nhuận gộp chung đạt 1.190 tỷ đồng (tăng trưởng 22,9%); tỷ suất lợi nhuận gộp chung là 40,0%; cải thiện so với mức 35,8% trong năm ngoái nhờ đóng góp lớn hơn từ mảng cảng biển có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

    – Dự báo Công ty sẽ hạch toán lỗ tài chính thuần là 145 tỷ đồng (năm 2018 lãi 1.582 tỷ đồng) do không còn lợi nhuận từ bán cổ phần tại các công ty con.

    Tiếp đó, chúng tôi cũng dự báo đóng góp lợi nhuận từ công ty liên kết tăng – Cụ thể, chúng tôi dự báo các công ty liên kết của GMD sẽ đóng góp 156,1 tỷ đồng cho LNST của GMD (tăng 17,7%), trong đó chúng tôi giả định SCS đóng góp 150,7 tỷ đồng (tăng 10,2%). Chúng tôi dự báo SCS sẽ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận 10,2% trong năm nay. Hơn nữa, dự báo Công ty TNHH Gemadept Logistics Holding và Công ty TNHH Gemadept Shipping Holdings sẽ đóng góp 26,6 tỷ đồng vào LNST của GMD.

    – Dự báo chi phí bán hàng & quản lý là 456,5 tỷ đồng (tăng 8,0%), tương đương 15,3% doanh thu thuần (năm 2018 là 15,6%). Chúng tôi cũng dự báo công ty ghi nhận lỗ khác 74,2 tỷ đồng từ 77,6 tỷ đồng trong năm 2018.

    Dự báo lợi nhuận cốt lõi sẽ phục hồi và tăng trưởng 33,5% – Cụ thể, chúng tôi dự báo LNTT và LNST năm 2019 lần lượt là 670,3 tỷ đồng (giảm 69,2% so với năm 2018) và 573,2 tỷ đồng (giảm 69,8% so với năm 2018). Nếu không bao gồm toàn bộ lợi nhuận từ thoái vốn, hoàn nhập dự phòng và thu nhập khác, LNTT cốt lõi từ hoạt động kinh doanh chính sẽ là 744,5 tỷ đồng (tăng trưởng 33,5%). Giả định tổng số cổ phiếu đang lưu hành không đổi, EPS dự phóng 2019 là 1.559đ, tương đương P/E dự phóng là 16,7 lần. Chúng tôi dự báo EBITDA là 1.292 tỷ đồng (tăng trưởng 27,5%), tương đương EV/EBITDA dự phóng 2019 là 7,8 lần.

    Cảng Gemalink đã được khởi công xây dựng trong Q4/2018 và sẽ là động lực tăng trưởng chính cho GMD trong dài hạn – Công ty Cổ phần Cảng Cái Mép Gemadept – Terminal Link (Gemalink) là liên doanh giữa GMD (75%) và CMA – CGM, khách hàng của GMD (25%). Công ty có vốn điều lệ là 1.929,6 tỷ đồng (tương đương 120 triệu USD theo tỷ giá USD/VND là 16.080 tại thời điểm góp vốn). Đây sẽ là cảng lớn nhất tại cụm cảng biển sâu Cái Mép – Thị Vải (cách TPHCM vài giờ đồng hồ); có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lên tới 200.000 DWT/20.000 Teu.

    Cho năm 2019, chúng tôi dự báo doanh thu thuần tăng trưởng 9,9% và LNST giảm 69,3% so với năm 2018
    Cho năm 2019, chúng tôi dự báo doanh thu thuần tăng trưởng 9,9% và LNST giảm 69,3% so với năm 2018

    GMD dự kiến sẽ xây dựng cảng này trong hai giai đoạn với tổng vốn đầu tư là 520 triệu USD.

    • Giai đoạn 1 – Cảng có một bến tàu dài 800m để tiếp nhận tàu lớn và một bến đậu dài 260m với sân container rộng 33 ha. Công suất của cảng trong giai đoạn 1 là 1,5 triệu TEU/năm. Vốn đầu tư dự kiến cho giai đoạn 1 là 330 triệu USD. Khởi công xây dựng từ tháng 11/2018, mất 18 tháng xây dựng và dự kiến đi vào hoạt động trong Q3/2020. Công ty đã ký hợp đồng vay với tổng hạn mức tín dụng là 4.800 tỷ đồng (tương đương 63% tổng vốn đầu tư) cho dự án này, và số vốn này sẽ được giải ngân theo tiến độ xây dựng trong vòng 2 năm. Phần vốn đầu tiên sẽ được giải ngân trong tháng 6 năm nay.

    • Giai đoạn 2: GMD sẽ tiếp tục mở rộng thêm 2 bến tàu và mở rộng khu vực sân sau. Sau khi Giai đoạn 2 hoàn thành, cảng sẽ có bến tàu chính dài 1.150m và bến đậu bên cạnh dài 400m trên tổng diện tích 72 ha. Cảng có thể tiếp nhận các tàu lớn có trọng tải lên tới 200.000 DWT với công suất thiết kế cho toàn bộ giai đoạn này là khoảng 2,4 triệu TEU/năm. Tổng vốn đầu tư ước tính cho Giai đoạn 2 ước tính là 190 triệu USD.

    CMA-CGM cùng với Ocean Alliance sẽ cung cấp tới 0,8 triệu TEU cho Gemalink trong năm đầu tiên cảng này đi vào hoạt động – Gemalink có cam kết vận chuyển hàng hóa từ CMA-CGM, bên còn lại của liên doanh này. CMA-CGM Group (công ty của Pháp) là công ty vận tải container và công ty container lớn thứ 3 trên thế giới, hoạt động ở hơn 160 quốc gia với hơn 655 đại lý.

    Với đội tàu mới và đa dạng gồm 445 tàu, CMA CGM Group cung cấp dịch vụ tại 400 trong 521 cảng thương mại trên thế giới. Trong năm 2012, tập đoàn này đưa tàu cập cảng CM-TV cho tuyến đường Á-Âu và đây là đầu tiên Việt Nam trực tiếp kết nối với tuyến đường thương mại này. Trong năm 2017, tổng hàng hóa vận chuyển của CMA-CGM qua các cảng phía Nam Việt Nam là khoảng 0,7 triệu Teu, trong đó hàng hóa qua CM-TV là khoảng 0,5 triệu Teu.

     

    Cảng Nam Đình Vũ Giai đoạn 2 dự kiến sẽ được khởi công xây dựng vào cuối năm nay – Vốn đầu tư cho giai đoạn 2 ước tính là 1.500 tỷ đồng, với công suất thiết kế là khoảng 600.000 Teu. Theo kế hoạch ban đầu, quá trình xây dựng sẽ được khởi công vào cuối năm 2019, với thời gian xây dựng là khoảng 12 tháng. Giai đoạn 2 sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2020. Tuy nhiên, thời gian xây dựng sẽ phụ thuộc vào điều kiện thị trường ở thời điểm đó.

    Tăng gấp đôi công suất đến năm 2022 – Chiến lược của GMD là sẽ tăng gấp đôi công suất cảng biển ở nhiều khu vực trên cả nước. Cùng với việc xây dựng Nam Đình Vũ giai đoạn 2 và giai đoạn 3 cũng như xây dựng Gemalink, GMD dự kiến sẽ tăng công suất cảng biển thêm 119% lên 4,5 triệu Teu vào năm 2022. Trong đó;

    • Công suất các cảng phía bắc sẽ tăng thêm 88,0% lên 2,35 triệu TEU.

    • Công suất các cảng phía nam sẽ tăng thêm 231% lên 2,15 triệu TEU.

    Khi cảng Nam Đình Vũ hoạt động hết công suất 1,8 triệu TEU (cho tổng cộng 3 giai đoạn), GMD sẽ trở thành doanh nghiệp cảng biển lớn nhất tại Hải Phòng, với tổng công suất 2,35 triệu TEU/năm, chiếm 26% thị phần tại Hải Phòng. Khi Cảng Gemalink đi vào hoạt động từ Q3/2020, GMD sẽ trở thành doanh nghiệp cảng biển tư nhân lớn nhất tại Việt Nam với tổng công suất 4,5 triệu TEU/năm và thị phần ước tính trên toàn quốc là 25% tại thời điểm đó. Vị thế đầu ngành sẽ giúp công ty đàm phán các điều khoản hợp đồng có lợi hơn từ khách hàng.

    Theo đó, chúng tôi thấy Gemalink là động lực tăng trưởng doanh thu và thu nhập chính cho GMD trong hai đến ba năm tới. Đây là dự án lớn có trụ sở tại Cái Mép – Vũng Tàu. Dự báo Gemalink sẽ đóng góp 20% doanh thu và 17,8% lợi nhuận gộp trong năm 2020. Đến năm 2022, khoản đóng góp này sẽ tăng vọt lên 33% doanh thu và 29% lợi nhuận gộp. Dự án này đã được ấp ủ trong hơn một thập kỷ và cuối cùng đã được khởi công vào tháng 11 năm ngoái.

    Gemalink là động lực tăng trưởng doanh thu và thu nhập chính cho GMD trong hai đến ba năm tới.
    Gemalink là động lực tăng trưởng doanh thu và thu nhập chính cho GMD trong hai đến ba năm tới.

    Các hoạt động kinh doanh khác – Công ty đang tìm kiếm cơ hội tốt để thoái vốn khỏi các khoản đầu tư, cụ thể:

    Kinh doanh cao su: Công ty sẽ ngừng việc trồng cây cao su mới trong năm nay và tập trung chăm sóc diện tích trồng ở thời điểm hiện tại. Những lứa cao su trồng đầu tiên sẽ bắt đầu được khai thác thử nghiệm trong năm nay và mảng kinh doanh này dự kiến sẽ đóng góp vào doanh thu từ năm 2020. Đến nay, Công ty đã lỗ tổng cộng 270 tỷ đồng cho dự án này và đã được ghi nhận trong báo cáo tài chính của các năm. GMD dự kiến sẽ bán lỗ một chút những tài sản này.

    Dự án BĐS: Hiện GMD đang sở hữu hai dự án BĐS tiềm năng là Sài Gòn Gem và Vientian ở Lào

    Về dự án Vientian Lào – Dự án này nằm ở trung tâm thủ đô của Lào và có diện tích 6,900 m2. Tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 35 triệu USD. Tòa nhà sẽ có quy mô 6 tầng, bao gồm một khách sạn 5 sao và trung tâm thương mại. GMD đã bắt đầu khởi công dự án này vào đầu Q1 năm nay, và đang tìm kiếm những nhà đầu tư tiềm năng cho dự án để chuyển nhượng quyền sở hữu.

    Về dự án Sài Gòn Gem – Sài Gòn Gem là một khu phức hợp có quy mô 49 tầng, với diện tích 4.000 m2 và nằm ở góc đường Lê Lợi và Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Khu phức hợp này sẽ cung cấp dịch vụ của khách sạn 5 sao và các dịch vụ văn phòng cao cấp. Tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 140 triệu USD. Công ty hy vọng sẽ sớm được cấp giấy phép đầu tư. Hiện GMD đang sở hữu 31,5% cổ phần trong dự án này.

    Quan điểm đầu tư –  Chúng tôi duy trì ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 34.500đ, EV/EBITDA dự phóng năm 2019 là 9,8 lần. GMD là doanh nghiệp cảng biển tư nhân lớn nhất tại Việt Nam với hệ thống cảng biển trên cả nước có thể tiếp nhận xử lý 1,8 triệu TEU hàng hóa/năm; tương đương 12% thị phần. GMD còn có 1 công ty liên kết với một cảng tiếp nhận xử lý hàng hóa bằng đường hàng không tại Sân bay Tân Sơn Nhất, TP HCM là SCSC. GMD vẫn nắm 49% cổ phần tại mảng logistic (công ty đã bán phần lớn cổ phần cho CJ logistics). Hiện công ty cũng đang vận hành mảng vận tải biển mặc dù tỷ suất lợi nhuận thấp. Triển vọng tích cực trong 5 năm tới nhờ công ty tập trung vào mảng cảng biển có tỷ suất lợi nhuận cao. Chúng tôi kỳ vọng GMD sẽ giữ vị thế áp đảo trong lĩnh vực này với thị phần theo dự báo của chúng tôi sẽ tăng lên 26% vào năm 2022. Nhờ công suất cảng biển tăng gấp đôi lên 4,5 triệu TEU. Trong khi đó mảng logistic tăng trưởng ổn định nhờ sáp nhập với CJ Logistics. Chúng tôi giữ quan điểm tích cực đối với cổ phiếu mặc dù không còn room khối ngoại.

    (Theo HSC)

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn