VSC sở hữu từ đầu tới cuối chuỗi giá trị ngành, với hệ thống cảng nước sâu trải khắp ba miền, phục vụ tất các các phương tiện vận tải phổ biến, bao gồm: đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không, đường bộ.
Với vị trí địa lý sát biển Đông vô cùng thuận lợi, Việt Nam sở hữu tiềm năng phát triển ngành dịch vụ cảng biển rất lớn. Cộng thêm với việc Việt Nam đang là điểm nóng thu hút vốn FDI từ xu hướng dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc, ngành cảng biển Việt Nam đã & đang tăng trưởng khả quan, với CAGR 12% trong 2008-2018.

2 khu vực chính của ngành cảng biển Việt là cụm cảng miền Bắc (trọng điểm là Hải Phòng) và cụm cảng miền Nam (trọng điểm là Cát Lái). GMD là doanh nghiệp dẫn đầu ngành cảng biển và logistics tại Việt Nam, với 12% thị phần khai thác cảng toàn quốc.
GMD sở hữu lượng tài sản lớn (đất đai, cảng, công ty liên kết); từ năm 2013 tới nay thường chuyển nhượng để ghi nhận lợi nhuận đột biến và tạo nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh chính là khai thác cảng biển & logistics. Đáng chú ý nhất trong khối tài sản của công ty hiện nay là khoảng 30,000 ha đất cao su tại Campuchia và 2 dự án BĐS là Sài Gòn Gem (dự kiến có giấy phép đầu tư vào cuối 2019) và Vientian Lào (đã khởi công & dự kiến hoàn thành vào 2021).
Từ 2018, sau khi bán một phần 2 công ty con trong mảng logistics là Gemadept Shipping & Gemadept Logistics làm công ty liên kết, GMD chỉ tập trung vào khai thác cảng biển làm mảng kinh doanh cốt lõi (chiếm 84% doanh thu thuần).
GMD hiện có 4 cảng container với công suất ~2.5 triệu TEU và 2 cảng ICD (cảng cạn) với công suất khoảng 2.4 triệu tấn hàng rời. Có các cảng biển ở cả 3 miền nhưng HĐKD chính của công ty nằm ở Hải Phòng, với cụm các cảng container là cảng Nam Đình Vũ (600,000 TEU), cảng Nam Hải Đình Vũ (500,000 TEU), cảng Nam Hải (150,000 TEU). Ngoài cảng Nam Hải ở thượng nguồn, 2 cảng còn lại của GMD tại Hải Phòng đều là cảng hạ nguồn.
Lợi thế của GMD nằm ở (1) tệp khách hàng trung thành, trong đó có 3 khách hàng lớn nhất là Maersk Line, MSC và CMA & CGM (đối tác sở hữu 25% cảng nước sâu Gemalink) (2) cảng Nam Đình Vũ là 1 trong những cảng hiện đại nhất với vị trí đắc địa, gần các khu công nghiệp và có khả năng tiếp nhận tàu lớn có trọng tải lên tới 40,000 DWT.
Trong dài hạn, GMD sẽ là 1 trong những doanh nghiệp được hưởng lợi lớn từ xu hướng dịch chuyển vốn về Việt Nam. Dự báo, sản lượng hàng hóa qua cảng Việt Nam sẽ tăng trưởng CAGR 10-12%/năm trong 2018-2022, với Hải Phòng và Cái Mép Thị Vải (Vũng Tàu) là 2 khu vực phát triển trọng điểm. GMD có thể hưởng lợi nhờ:
Dự án cảng nước sâu Gemalink tại Cái Mép Thị Vải: với công suất 3.9 triệu TEU, dự án sẽ nâng tổng công suất cảng container của GMD lên ~2.5 lần. Lợi thế của cảng nằm ở địa điểm thuận lợi có thể đón tàu trọng tải lớn. Suất đầu tư thấp hơn so với các đối và đối tác chiến lược CMA-CGM (nắm 25% cổ phần Gemalink) là nhà vận tải container đứng thứ 3 thế giới. GĐ1 của Gemalink (công suất 1. 5 triệu TEU) dự kiến hoàn thành cuối Q3/2020.

Cảng Nam Đình Vũ GĐ2 tại Hải Phòng với công suất 600,000 TEU sẽ tiếp tục giúp GMD tận dụng lợi thế ở vị trí đắc địa. Tuy nhiên, dự án hiện chưa được khởi công.
Trong ngắn hạn & trung hạn, tăng trưởng của GMD sẽ tạm chững lại do không có khoản lợi nhuận đột biến (~1,000 tỷ trong 2018) Gemalink trong năm đầu có hiệu suất thấp sẽ phải ghi nhận lỗ (điều thông thường đối với các cảng biển nước sâu). Tuy nhiên, nếu GMD có thể thoái các khoản đầu tư ngoài HĐKD cốt lõi, công ty có thể có tăng trưởng đột biến.
Trong 2018 GMD tăng cường nợ vay để tài trợ cho dự án cảng Gemalink, dẫn tới tăng tỷ lệ nợ/vốn CSH lên 38.6%, chỉ số thanh toán ngắn hạn còn 0.88 lần. Cổ tức hàng năm đạt 3,000 – 4,000đ/cp, tương đương tỉ suất cổ tức khoảng 6%. Dự báo, LNST của cổ đông công ty mẹ trong 2019 và 2020 lần lượt là 577 tỷ đồng và 553 tỷ đồng.
(HSC)
—————————
Nguyễn Hoàng Bách – Nhà quản lý tài khoản chứng khoán
(nhận Hợp tác đầu tư – Quản lý tài khoản chứng khoán)
Điện thoại: 0966 597 938
https://www.facebook.com/cophieu86/
Website: www.cophieu86.com
Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.