Chính thức xác nhận thâu tóm TAG, giá hợp lý của MWG là 125.000đ

Chính thức xác nhận thâu tóm TAG, giá hợp lý của MWG là 125.000đ

Lượt xem:2676 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động – MWG xác nhận CTCP Thế giới số Trần Anh (TAG) là chuỗi điện máy mà công ty sẽ mua lại. Trong khi đó từ phía TAG cũng đã xác nhận và hiện đang xin ý kiến chấp thuận của cổ đông, với các nội dung: Cho phép MWG mua lại hơn 25% cổ phần mà không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai và chuyển niêm yết cổ phiếu trên HNX sang Upcom sau khi chuyển nhượng cổ phần.

    Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 125.000đ, tương đương PE dự phóng 2017 là 19,7 lần và PE dự phóng 2018 là 17,0 lần. Dự báo LNST năm 2017 sẽ tăng trưởng 33.4% và sau đó tăng trưởng 30,1% trong năm 2018. Từ thông tin đươc công bố, thương vụ M&A sẽ sớm hoàn tất. Giá mua vào có vẻ sẽ cao nhưng đây vẫn là thương vụ khá thụ vị. Tiến độ mở rộng chuỗi cửa hàng bách hóa đang theo đúng kế hoạch và mảng kinh doanh này sẽ ngày càng đóng góp quan trọng và là động lực tăng trưởng từ năm 2019.

    tương đương PE dự phóng 2017 là 19,7 lần và PE dự phóng 2018 là 17,0 lần.
    MWG xác nhận CTCP Thế giới số Trần Anh (TAG) là chuỗi điện máy mà công ty sẽ mua lại

    M&A với Trần Anh sẽ là thương vụ hoán đổi cổ phiếu và thực hiện theo hai giai đoạn. Thương vụ M&A sẽ được thực hiện thông qua hoán đổi cổ phiếu và cụ thể MWG sẽ tiếp quản TAG theo hai giai đoạn:

    – MWG sẽ chi tiền mặt mua cổ phần kiểm soát tại TAG từ nhóm các cổ đông lớn.

    – MWG sẽ phát hành 6,7 triệu cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu của TAG. Sau đó, MWG sẽ trở thành cổ đông kiểm soát của TAG. Trong khi đó các cổ động lớn của TAG trước đó sẽ trở thành cổ đông của MWG.

    Chủ tịch TAG và gia đình sẽ là người bán cổ phần chính. Chúng tôi nghe nói người bán cổ phần TAG chính sẽ là Chủ tịch HĐQT công ty và các thành viên gia đình ông với 56% cổ phần đang sở hữu tại TAG. Những dự báo khác của chúng tôi về thương vụ này là:

    – Giá giao dịch có thể là 50.000đ/cp (cao hơn khoảng 27% so với giá đóng cửa của cổ phiếu TAG hôm nay). Để mua cổ phiếu thứ cấp tại TAG.

    – Với mức giá này, PE 2016 của TAG là 57,6 lần. Tương đương EV/EBIDTA là 18,6 lần. Đây là mức định giá rất cao.

    – Giá trị cổ phần TAG theo ước tính của chúng tôi là khoảng 698 tỷ đồng sau đó sẽ được sử dụng để mua 6.7 triệu cổ phiếu MWG phát hành riêng lẻ.

    – Như vậy cổ phiếu MWG sơ cấp sẽ được phát hành với giá khoảng 104.000đ, thấp hơn 2% so với giá đóng của của cổ phiếu MWG hôm nay. Tuy nhiên, đây hoàn toàn chỉ là dự đoán của chúng tôi và chưa được xác nhận.

    Lãnh đạo TAG cũng đã đăng ký bán cổ phiếu. Cùng với thông tin này, chúng tôi lưu ý rằng một số thành viên ban lãnh đạo của TA đã đăng ký bán cổ phiếu TAG trên HNX, gồm Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng, thành viên HĐQT và Chủ tịch Ban kiểm soát. Tổng số cổ phiếu đăng ký bán là 333.153 cổ phiếu, tương đương 1,34% tổng sổ cổ phiếu đang lưu hành.

    TAG là chuỗi bán lẻ có quy mô trung bình tại miền Bắc. Vốn hóa thị trường của TAG là 820 tỷ đồng. MWG sẽ điều hành các cửa hàng hiện tại của TAG và giữ nguyên thương hiệu trong vòng 12-18 tháng, đồng thời kiểm soát hoạt động hàng ngày. Khả năng chuyển sang thương hiệu MWG là rất lớn và chỉ là vấn đề thời gian. TAG hiện có 39 cửa hàng tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc khác. Cổ đông lớn nhất của TAG là Chủ tịch HĐQT công ty (với 22,7% cổ phần) và gia đình ông (33,2%), và Nojima từ Nhật Bản (với 30,8% cổ phần).

    tương đương PE dự phóng 2017 là 19,7 lần và PE dự phóng 2018 là 17,0 lần.
    Chúng tôi cho rằng chuỗi Bách hóa xanh sẽ là động lực tăng trưởng của MWG trong 2-3 năm sau. 

    Mua lại TAG sẽ cho phép MWG tiếp cận tốt hơn khách hàng ở khu vực phía Bắc. Với gần 1.500 cửa hàng và dẫn đầu về thị phần đối với cả chuỗi TGDĐ (42%) và Điện máy (22%), hệ thống cửa hàng của MWG có mặt ở tất cả các tỉnh thành của Việt Nam. Tuy nhiên, đến hiện tại, MWG lại không mạnh ở thị trường phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội. Chúng tôi ước tính thị phần của MWG ở Hà Nội là khoảng 30% đối với chuỗi TGDĐ và 15% cho chuỗi Điện máy, đặt công ty ngang bằng với các chuỗi bán lẻ khác như FPT shop ở thị trường di động hay TAG và Media Mart về điện máy. Chúng tôi nhận thấy những lợi ích từ thương vụ này cho MWG như sau:

    – Mua lại TAG cho phép MWG tăng gấp đôi thị phần bán lẻ điện máy tại thị trường Hà Nội lên khoảng 30%.

    – TAG luôn nhận được phản hồi tích cực đối với trải nghiệm dịch vụ khách hàng và có vẻ công ty hiểu rõ về thị trường của mình.

    – Tuy nhiên lợi nhuận của TAG thấp với tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2016 là 11,78% trong khi đó tỷ suất lợi nhuận gộp mảng điện máy của MWG là 15,6%.

    Kết hợp chiến lược lợi nhuận, mạng lưới các nhà cung cấp ưu việt và giải pháp phầm mềm ERP của MWG với nguồn khách hàng của TAG sẽ đem lại nhiều lợi ích của cả hai công ty.

    Chúng tôi dự báo LNST năm 2017 tăng trưởng 33,4%. Chúng tôi dự báo doanh thu đạt 61.367 tỷ đồng (tăng trưởng 37,6%) và LNST đạt 2.105 tỷ đồng (tăng trưởng 33,4%). EPS là 5.932đ, định giá công ty với PE là 17,9 lần.

    Chúng tôi dự báo LNST năm 2018 tăng trưởng 30,1%. Chúng tôi dự báo doanh thu năm 2018 đạt 82.399 tỷ đồng (tăng trưởng 34,3%) và LNST đạt 2.739 tỷ đồng (tăng trưởng 30,1%). EPS đạt 7.494đ; P/E dự phóng là 14,1 lần (sau khi điều chỉnh pha loãng do phát hành 6,7 triệu cổ phiếu mới.

    Triển vọng tương lai của MWG sẽ phụ thuộc vào chuỗi Bách hóa xanh – Trong năm 2018, chuỗi Điện máy xanh sẽ là động lực tăng trưởng chính của MWG nhờ công ty tiếp tục mở rộng ra các tỉnh miền Bắc và giành thêm thị phần, từ đó hưởng chính sách giá ưu đãi hơn từ nhà sản xuất. Tuy nhiên chúng tôi cũng kỳ vọng chuỗi Bách hóa xanh sẽ đóng góp 11% tổng doanh thu dựa trên những giả định nêu trên. Tuy nhiên trong năm 2019 chuỗi Bách hóa xanh sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính. Chúng tôi cho rằng vào năm 2019, chuỗi Điện máy xanh sẽ chạm tới ngưỡng bão hòa sau khi đạt thị phần điện máy toàn quốc là 40% (tương tự như tình trạng chuỗi ĐTDĐ hiện nay). Chúng tôi cho rằng chuỗi Bách hóa xanh sẽ là động lực tăng trưởng của MWG trong 2-3 năm sau.

    tương đương PE dự phóng 2017 là 19,7 lần và PE dự phóng 2018 là 17,0 lần.
    Chuỗi Điện máy xanh sẽ là động lực tăng trưởng chính của MWG nhờ công ty tiếp tục mở rộng ra các tỉnh miền Bắc

    Hiện chưa có thông tin về khả năng mua chuỗi bán lẻ dược phẩm. Chủ tịch của MWG đã ám chỉ khả năng mua chuỗi bán lẻ dược phẩm trong tổng số tiền 2.500 tỷ đồng đã được dành ra cho hoạt động M&A. Tuy nhiên mặc dù trên thị trường đã có tin đồn một số chuỗi dược phẩm MWG có thể sẽ mua nhưng hiện vẫn chưa có thông tin chính thức & cụ thể nào về vấn đề này được công bố. Chúng tôi cho rằng một chuỗi bán lẻ nằm trong mục tiêu M&A của MWG có lẽ ở TP HCM. Từ những thông tin được biết về chiến lược mở rộng của MWG, thì việc tham gia lĩnh vực bán lẻ dược phẩm sẽ tiến hành từ từ.

    Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 125.000đ, tương đương P/E dự phóng năm 2017 là 19,7 lần và 2018 là 16.7 lần. Giá cổ phiếu đã tăng 35,2% so với đầu năm. Chúng tôi cho rằng MWG sẽ đạt được những mục tiêu đề ra cho chuỗi Bách hóa xanh trong năm nay là mở được 250 cửa hàng và đạt điểm hòa vốn. Có vẻ như công ty đã đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng khá cho năm 2017 để giữ đà tăng trưởng với kỳ vọng là chuỗi Bách hóa xanh sẽ thay thế chuỗi Điện máy xanh trở thành động lực tăng trưởng chính trong vài năm tới. Khi đó lợi nhuận sẽ tăng trưởng mạnh mẽ từ năm 2019 và chúng tôi cho rằng định giá hiện tại có vẻ là rất rẻ.

    (HCM)

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn