Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 5 giảm 0,53% so với tháng trước | Phân tích cổ phiếu - Hợp tác đầu tư

Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 5 giảm 0,53% so với tháng trước

Lượt xem:1091 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • CPI tháng 5 giảm so với tháng liền trước nên lãi suất trước mắt cũng khó tăng – CPI tháng 5 công bố giảm 0,53% so với tháng liền trước cho thấy áp lực lạm phát giờ đã đảo chiều. Giá thịt lợn giảm mạnh trong vài tháng qua cộng với giá năng lượng giảm đã khiến lạm phát công bố giảm. Lạm phát cốt lõi vẫn tăng 0,08% so với tháng liền trước và tăng 1,33% so với cùng kỳ.

    Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 5 giảm 0,53% so với tháng trước
    Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 5 giảm 0,53% so với tháng trước

    Lãi suất đã không tăng kể từ cuối tháng 1 – Trước tình hình lạm phát như trên, theo như khảo sát lãi suất hàng tháng của chúng tôi, lãi suất (gồm cả lãi suất tiền gửi, lợi suất trái phiếu và lãi suất cho vay) đã không tăng kể từ cuối tháng 1 (sử dụng số liệu bình quân giản đơn). Lãi suất bình quân gia quyền không thay đổi nhiều so với đầu năm.

    Theo đó tăng trưởng cung tiền M2 có dư địa tăng tốc về cuối năm nay – Do lo ngại về tỷ giá và lạm phát đã không trở thành hiện thực trước thực tế là đồng USD đang giảm giá và áp lực lạm phát yếu từ đầu năm, thì có lẽ tăng trưởng cung tiền M2 sẽ được nới lỏng hơn so với hiện nay. Chẳng hạn, tỷ giá bình quân liên ngân hàng của NHNN chỉ tăng 1% từ đầu năm và dự báo cả năm tỷ giá sẽ không tăng quá 2%.

    Trong khi đó chúng tôi ước tính cung tiền M2 chỉ tăng 3,9% trong 4 tháng đầu năm (cùng kỳ tăng 4,8%); thấp hơn tăng trưởng tín dụng trong cùng kỳ. Chúng tôi cho rằng hoàn toàn có cơ sở để nới lỏng tăng trưởng cung tiền M2 trong nửa cuối năm vì lạm phát và tỷ giá hiện có vẻ đặt biệt ổn định. Theo đó:

    • Lãi suất có thể giảm nhẹ, đặc biệt là lãi suất huy động.
      • Tăng trưởng tín dụng có thể vượt mục tiêu chính thức 16%.
      • Cơ hội đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% đã tăng lên.

    Trước sự căng thẳng về tài khóa hiện nay do tỷ lệ nợ/GDP đã gần sát trần, thì chúng tôi cho rằng để hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay sẽ cần đến chính sách tiền tệ.

    Đến ngày 20/5, vốn FDI đăng ký tăng 10% so với cùng kỳ còn vốn FDI giải ngân tăng 6% so với cùng kỳ. Đây là thông tin tích cực cho KBC – Bộ KHĐT công bố đến ngày 20/5, vốn FDI đăng ký đạt 12,1 tỷ USD (tăng 10% so với cùng kỳ); gồm:

    • Vốn FDI đăng ký cho dự án mới là 5,6 tỷ USD (giảm 26% so với cùng kỳ),
      • Vốn FDI đăng ký bổ sung cho dự án hiện hữu là 4,7 tỷ USD (tăng 83% so với cùng kỳ),
      • Vốn FDI đăng ký dùng để mua cổ phần tại các công ty hiện hữu là 1,8 tỷ USD (tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ).

    Vốn FDI giải ngân đạt 6,15 tỷ USD (tăng 6% so với cùng kỳ) nhờ vốn giải ngân trong tháng 5 tăng mạnh và đạt 1,35 tỷ USD (tăng 17,4% so với cùng kỳ).

    Vốn FDI giải ngân và cam kết không tăng mạnh nhưng vẫn có sự tăng tốc so với nửa cuối năm ngoái. Một số dự án lớn như đường ống dẫn khí Ô-Môn và Samsung Display đã được lên kế hoạch từ lâu. Đây là thông tin tích cực cho KBC; VGC và cả GAS.

    Vốn FDI phần lớn đầu tư vào ngành sản xuất. Và Hàn Quốc vẫn dẫn đầu về vốn FDI – Trong 5 tháng đầu năm, vốn FDI đăng ký vẫn thuộc các ngành chủ chốt như trước đây, chẳng hạn như ngành sản xuất (chiếm 67% tổng vốn FDI đăng ký); khai khoáng (11%); bán buôn & bán lẻ (7%); BĐS (5%). Hàn Quốc đứng đầu về đầu tư vốn FDI vào Việt Nam, chiếm 36% tổng vốn FDI đăng ký; tiếp đến là Nhật Bản 16% và Singapore 10%.

    Trong đó chúng tôi thấy có 2 dự án lớn đầu tư mới là:

    • Dự án đường ống dẫn khí Ô-Môn tại Kiên Giang, được cấp phép vào ngày 20/4 với quy mô 1,27 tỷ USD.
      • Dự án cơ sở hạ tầng KCN VSIP III tại Bình Dương với quy mô 285 triệu USD.

    Và một số dự án hiện hữu được phép nâng vốn đầu tư là:

    • Dự án Samsung Display Việt Nam tại Bắc Ninh được nâng vốn đầu tư thêm 2,5 tỷ USD.
      • Dự án nhà máy Polytex Far Eastern tại Bình Dương.
      • Dự án Coca-Cola Việt Nam tại Hà Nội.

    Đây là thông tin tích cực cho KBC và VGC – Thông tin trên cùng với thông tin sẽ thành lập 3 đặc khu kinh tế sẽ làm tăng sức hút của câu chuyện FDI. Sau khi tăng chậm lại trong nửa cuối năm ngoái, thì vốn FDI đã tăng tốc trở lại. Tuy nhiên số liệu FDI không ổn định. Chúng tôi cho rằng đây là thông tin tích cực một chút cho KBC (Khả quan) và cả VGC (Khả quan). Trong khi đó thông tin về dự án đường ống dẫn khí Ô-Môn là thông tin tích cực một chút cho GAS (Nắm giữ).

    —————
    Nguyễn Hoàng Bách – Chuyên viên tư vấn chứng khoán cao cấp
    Điện thoại / Facebook / zalo: 0936.38.70.86
    Nguyễn Hữu Hoàng – Chuyên viên tư vấn chứng khoán cao cấp
    Điện thoại / Facebook / zalo: 0919636088
    Skype: cophieu86
    Email: cophieu86@gmail.com
    Website: www.cophieu86.com

     

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn