Kết quả kinh doanh sơ bộ tháng 3/2020: Doanh thu ước tính đạt 8,5 nghìn tỷ đồng (+11% YoY) trong đó 1,8-1,9 nghìn tỷ đồng (+2,4-2,6% YoY) và 6,6-6,7 nghìn tỷ đồng (giảm 3-4%, tăng trường chậm hơn so với kế hoạch) lần lượt từ mảng bách hóa và ICT. Doanh thu bán hàng online chiếm 10% tổng doanh thu, tăng 52% MoM đạt 859 tỷ đồng, giảm 48% YoY do trong tháng 3/2019 công ty thực hiện chính sách giá kép, do đó giá bán online rẻ hơn so với các sản phẩm tương tự được bán tại cửa hàng MWG. MWG không cung cấp kế hoạch điều chỉnh năm 2020 đối với tác động của dịch Covid-19, thay vào đó công ty đưa ra một số cập nhật và biện pháp để đối phó với dịch virus.
Ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến mảng ICT
• 10% cửa hàng ICT (khoảng 200 cửa hàng Thế giới di động và Điện máy xanh) bị chính quyền địa phương yêu cầu đóng cửa tạm thời đến khi có thông báo tiếp theo. Tất cả các cửa hàng này đều ở Hà Nội. Tỷ trọng doanh thu của các cửa hàng ở Hà Nội trong tổng doanh thu không được tiết lộ.
• Các cửa hàng còn lại có khả năng bị đóng.
• Công ty sẽ tiếp tục áp dụng chính sách giá bằng nhau cho các đơn hàng online và offline.
• Chuyển đổi và mở mới cửa hàng bị hoãn lại cho đến khi dịch virus được kiểm soát.
• Mặc dù tiêu dùng hộ gia đình đã chuyển hướng sang các mặt hàng cần thiết, một số sản phẩm ICT ghi nhận mức tăng trưởng nhu cầu mạnh mẽ trong suốt thời gian dịch bệnh bùng phát. Bao gồm máy tính xách tay và máy tính bảng cho mục đích làm việc tại nhà và học online (doanh thu tháng đối với máy tính xách tay tăng 200% so với mức thông thường, +80% YoY trong tháng 1-tháng 2/2020), tủ lạnh để dự trữ thực phẩm, sản phẩm gia dụng để nấu ăn tại nhà thay vì ăn ngoài và các thiết bị điện tử để giải trí tại nhà (thiết bị âm thanh, karaoke). Sản lượng tiêu thụ máy tính xách tay YTD hoàn thành 40% kế hoạch cả năm 2020.
• MWG đặt mục tiêu chiếm 50% thị phần điện thoại di động và 45% điện máy đến cuối năm 2020 (so với tỷ lệ lần lượt là 48% và 38% trong năm 2019). Công ty cũng lưu ý rằng mặc dù nhu cầu các sản phẩm ICT không thiết yếu có thể sẽ giảm, nhưng số lượng nhà bán lẻ cạnh tranh rời bỏ thị trường ước tính nhiều hơn, tạo cơ hội cho MWG giành thêm thị phần. Tuy nhiên, công ty sẽ không tiến hành bất kỳ hoạt động M&A nào trong năm 2020, vì việc duy trì dòng tiền mạnh vẫn quan trọng hơn nhiều. MWG đã tập trung vào việc cắt giảm chi phí bằng cách áp dụng các biện pháp khắc phục sau: (1) Đàm phán với nhà cung cấp để hoãn thời gian giao hàng, hủy một phần đơn hàng và kéo dài thời gian thanh toán. Điều này giúp tránh số ngày tồn kho dài. (2) MWG đã đàm phán thành công với 20-40% chủ nhà trong việc giảm 50% chi phí thuê mặt bằng, hoặc miễn chi phí thuê mặt bằng trong thời gian các cửa hàng đóng cửa. Nếu chủ nhà không đồng ý, MWG sẽ xem xét chuyển các cửa hàng này sang địa điểm khác nếu chi phí hợp lý. (3) Chi phí quảng cáo và khuyến mãi bị cắt giảm vì công ty cho rằng chi phí này là không cần thiết trong thời điểm hiện tại khi tiêu dùng hộ gia đình đang được chuyển hướng sang các sản phẩm thiết yếu mà không bị ảnh hưởng bởi các chương trình quảng cáo và khuyến mãi. (4) Nguồn nhân sự, nguồn lực trung tâm phân phối và nguồn lực logistics của mảng ICT sẽ được huy động để hỗ trợ cho mảng bách hóa có hiệu suất hoạt động cao. (5) MWG đã điều chỉnh lương nhân viên theo doanh thu thực tế tại các cửa hàng để tránh chi phí cố định cao. (6) Tổng nợ giảm 25% YTD. Công ty đã và đang đàm phát với các ngân hàng để giảm lãi suất và gia hạn thời gian đáo hạn cho khoản nợ mới, đồng thời chuyển đổi một số khoản nợ ngắn hạn thành dài hạn để giảm áp lực lên dòng tiền.
Ảnh hưởng tích cực của dịch Covid-19 đối với mảng bách hóa
• Trong thời gian dịch bệnh, các cửa hàng bách hóa không bắt buộc đóng cửa và trở thành một phần thiết yếu của các khu phố trong cả nước. Không ngạc nhiên khi lợi nhuận cũng tăng lên. Trong tháng 3/2020 Bách hóa xanh chứng kiến mức tăng số lượng hóa đơn theo tháng (17 triệu hóa đơn trong tháng 3/2020 so với 12 triệu hóa đơn trong tháng 2/2020), và tăng lưu lượng khách hàng tại các cửa hàng (600-800 người mua sắm hàng ngày trong tháng 3/2020 so với mức 500 người/ngày thông thường). Tổng doanh thu đạt 1,8-1,9 nghìn tỷ đồng, tăng 2,4-2,6 lần YoY. Tương ứng doanh thu/tháng/cửa hàng đạt 1,53-1,62 tỷ đồng (so với 1,3 tỷ đồng/cửa hàng trong tháng 12/2019, theo ước tính của chúng tôi), mức cao kỷ lục cho đến nay.
• Không giống như mảng ICT, mảng bách hóa sẽ mở mới cửa hàng như kế hoạch ban đầu. Đến cuối năm 2020, 700-1.000 cửa hàng mới sẽ được mở. Số lượng cửa hàng BHX tại thời điểm hiện tại đã đạt 1.174 cửa hàng (166 cửa hàng mới tính từ đầu năm, vượt kế hoạch một chút).
• Khi nhu cầu giao hàng đến nhà tăng lên và lưu lượng khách hàng tại cửa hàng cao trong thời gian dịch bệnh, MWG có kế hoạch ra mắt dịch vụ “đi chợ thay cho khách hàng” trong tháng 4 để gia tăng doanh thu. Khi khách hàng đặt hàng trên ứng dụng, đơn hàng sẽ được phân bổ cho cửa hàng BHX gần nhất và nhân viên phụ trách sẽ mua sản phẩm và sắp xếp giao hàng. Sự khác biệt giữa BHX online và “đi chợ thay cho khách hàng” như sau:
Theo quan sát của chúng tôi, tại TP. HCM có các đối thủ cạnh tranh khác cũng cung cấp dịch vụ tương tự “đi chợ thay cho khách hàng” bao gồm GrabMart, Bee và Now. Mặc dù MWG ra mắt dịch vụ này muộn hơn các đối thủ cạnh tranh, nhưng yếu tố cạnh tranh có thể không đáng kể vì toàn ngành đang có nhu cầu gia tăng đối với loại hình dịch vụ này trong thời gian dịch bệnh.
Quan điểm đầu tư
Mặc dù chúng tôi vẫn nhận thấy triển vọng dài hạn tích cực của MWG, nhưng chúng tôi sẽ điều chỉnh giảm ước tính lợi nhuận năm 2020 trong báo cáo sắp tới để phản ánh tác động của việc đóng cửa cửa hàng gần đây đối với mảng ICT.
Nguồn SSI.
==================================================
LÊ HÙNG
TƯ VẤN – ỦY THÁC – HỢP TÁC ĐẦU TƯ CHUYÊN NGHIỆP.
Liên hệ: 0961 498 596.
Facebook: https://www.facebook.com/cophieu86/
Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.
==================================================