Cập nhật cổ phiếu GTN: Tái cơ cấu tạo tiền đề tăng trưởng mạnh mẽ. Khuyến Nghị Mua. | Phân tích cổ phiếu - Hợp tác đầu tư

Cập nhật cổ phiếu GTN: Tái cơ cấu tạo tiền đề tăng trưởng mạnh mẽ. Khuyến Nghị Mua.

Lượt xem:5211 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • Đồ thị giao dịch GTN ngày 08.05.2020.

    Luận điểm đầu tư

    Chúng tôi khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu GTN của CTCP GTNfoods với giá mục tiêu 18.900 đồng/cổ phiếu trên cơ sở (i) nâng cao hiệu quả hoạt động nhờ sự tham gia quản trị của VNM, (ii) giá nguyên liệu có xu hướng giảm khi nhu cầu toàn cầu yếu đi dưới tác động của dịch bệnh, (iii) thoái vốn khỏi các hoạt động kinh doanh không cốt lõi nhằm tinh giản bộ máy quản trị và tập trung vào hoạt động cốt lõi, và (iv) cơ hội xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

    • Tập trung vào hoạt động cốt lõi tạo tiền đề tăng trưởng. GTN đã chuyển nhượng toàn bộ vốn tại GTNfarm, Công ty khai thác tài sản GTNfoods, và Công ty Hàng tiêu dùng GTNfoods trong năm 2019 nhằm tinh giản bộ máy hoạt động và tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi. Việc tái cấu trúc đem lại cho GTN khoản tiền nhàn rỗi khoảng 2.000 tỷ đồng, sẵn sang đầu tư vào các dự án hiệu quả hơn trong tương lai 
    • Đẩy mạnh tham gia của VNM trong hệ thống quản trị của GTN. Tính đến thời điểm hiện tại, VNM đang sở hữu 75% vốn của GTN. Với sự tham gia điều hành của các cán bộ cấp cao từ VNM cùng với kinh nghiệm quản lý và quản trị hiệu quả, chúng tôi kỳ vọng hoạt động của GTN trong tương lai sẽ có những thay đổi đáng kể, trước mắt là tập trung cải thiện và tăng trưởng hiệu quả hoạt động của Mộc Châu Milk.
    • Cơ hội xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đây là quốc gia có mức tiêu thụ sữa lớn thứ 2 trên thế giới nhưng nguồn cung nội địa mới chỉ đáp ứng được 75% nhu cầu tiêu dùng. Năm 2019, sau hơn 6 năm đàm phán, Nghị định thư về xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa của Việt Nam sang Trung Quốc đã được ký kết. Trung Quốc đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất của dịch Covid-19 và đang phục hồi kéo theo nhu cầu lớn hơn về thực phẩm tiêu dùng trong nước vốn bị giảm do cách ly xã hội và hạn chế nhập khẩu, các sản phẩm sữa của Việt Nam vì vậy sẽ có nhiều cơ hội sau dịch bệnh tại thị trường này.
      Hiện tại có 5 thương hiệu sữa được xuất khẩu theo chính ngạch sang Trung Quốc, gồm: Vinamilk, TH true MILK, Nutifood, Mộc Châu Milk và Hanoimilk.

    Thông tin cập nhật :

    LNST Q1 2020 tăng mạnh 130% so với cùng kỳ, đạt 40 tỷ đồng nhờ (i) biên LN gộp cải thiện, (ii) ghi nhận 28 tỷ đồng lãi tiền gửi nhờ khoản tiền gửi ngắn hạn lớn, và (iii) lợi nhuận từ Mộc Châu Milk tăng sau khi tổ chức lại hệ thống phân phối, tối ưu bán hàng và giảm chi phí hoạt động LNST Q1 2020 cao gấp 2,3 lần cùng kỳ nhờ lãi tiền gửi Kết thúc Q1 2020, GTN ghi nhận doanh thu tăng nhẹ khoảng 1,6% lên 633 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế của Công ty lại tăng mạnh 130% n/n, đạt tương ứng 40 tỷ đồng, nhờ: 

    (i) Biên LN gộp cải thiện khá, tăng từ 16,8% lên 26,3% nhờ giá nguyên vật liệu đầu vào giảm so với cùng kỳ; 

    (ii) Ghi nhận 28 tỷ đồng lãi tiền gửi nhờ khoản tiền gửi ngắn hạn tăng mạnh từ 690 tỷ đồng cuối năm 2019 lên 1.929 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 3/2020; 

    (iii) Lợi nhuận từ Mộc Châu Milk tăng sau khi tổ chức lại hệ thống phân phối, tối ưu bán hàng & giảm chi phí hoạt động, giúp lợi nhuận của Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (VLC) – công ty mẹ của Mộc Châu Milk và là công ty con của GTNfoods (tỷ lệ sở hữu 74,5% vốn) – đạt ~50 tỷ đồng, tăng 30% n/n.  Tập trung vào hoạt động cốt lõi tạo tiền đề tăng trưởng
    Cuối năm 2019, VNM thực hiện M&A với GTN và nâng tỷ lệ sở hữu tại công ty này lên 75%. Với sự tham gia của cổ đông lớn VNM, GTN chủ trương đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu thoái vốn khỏi các khoản đầu tư không cốt lõi, trong đó đặc biệt tập trung cải thiện tăng trưởng và hiệu quả hoạt động của Mộc Châu Milk bên cạnh việc đầu tư xây dựng trang trại theo công nghệ tiên tiến.
    Theo đó, GTN đã thực hiện chuyển nhượng toàn bộ 99,99% vốn CTCP Nông nghiệp GTN (GTNfarm), 99,95% vốn Công ty khai thác Tài sản GTNfoods, và 100% vốn Công ty Hàng Tiêu dùng GTNfoods với tổng mức giá chuyển nhượng là hơn 734 tỷ đồng. Có thể nhận thấy rằng, việc tái cấu trúc sẽ giúp mô hình hoạt động của GTN trở nên tinh giản hơn với nguồn tiền nhàn rỗi khoảng 2.000 tỷ đồng có thể sẵn sàng đầu tư vào các dự án có hiệu quả hơn trong tương lai.
    Là thương hiệu sữa lớn trên thị trường Việt Nam, đặc biệt tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ, Mộc Châu Milk đem lại nguồn thu chủ yếu cho GTN với tỷ trọng trên 85% doanh thu và 100% lợi nhuận gộp trong năm 2019. Cần lưu ý rằng, hoạt động kinh doanh GTN ghi nhận lỗ ròng 66 tỷ đồng trong năm 2019 chủ yếu do ảnh hưởng từ thị trường chăn nuôi và lỗ từ hoạt động thoái vốn.
    Chúng tôi xác định giá mục tiêu của cổ phiếu GTN dựa trên kết hợp 2 phương pháp so sánh P/B và EV/EBITDA, trong đó P/B và EV/EBITDA mục tiêu được xác định dựa trên mức P/B và EV/EBITDA bình quân của các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực trong khu vực.

    Hiện tại, Mộc Châu Milk đang sở hữu hơn 2.000 con bò sữa, thu mua từ khoảng 23.000 con bò sữa khác thông qua việc liên kết chặt chẽ với hơn 600 hộ chăn nuôi bò sữa và có bat rung tâm giống bò sữa lớn. Quy mô đàn bò Mộc Châu Milk tăng trưởng trung bình 14% một năm và năng suất bình quân đạt 25 lít sữa mỗi con một ngày.  Với sự tham gia điều hành từ đội ngũ cán bộ quản lý của VNM, chúng tôi cho rằng các sản phẩm của Mộc Châu Milk sẽ được đẩy mạnh định vị hơn nữa nhờ các hoạt động truyền thông, xúc tiến bán hàng, củng cố và phát triển kênh phân phối cũng như có cơ hội mở rộng thị trường trong tương lai.

    Cơ hội từ thị trường Trung Quốc
    Trung Quốc hiện là quốc gia có mức tiêu thụ sữa lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ, với tổng giá trị khoảng 60 tỷ USD. Năm 2018, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại quốc gia này đạt 22,5kg/năm, tuy nhiên nguồn cung nội địa chỉ đáp ứng được 75% nhu cầu, theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc.  Năm 2019, sau hơn 6 năm đàm phán, Nghị định thư về xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa của Việt Nam sang Trung Quốc đã được ký kết, tạo cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp sản xuất sữa của Việt Nam xuât khẩu sang thị trường 1,4 tỷ dân này. Nếu như trước đây Mộc Châu Milk xuất khẩu sang Trung Quốc theo hình thức tiểu ngạch với sản lượng khoảng 25.000 tấn/năm, thì hiện tại có thể xuất khẩu theo chính ngạch bên cạnh các thương hiệu sữa Vinamilk, TH true MILK, Nutifood, và Hanoimilk. Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất của dịch Covid-19 và đang phục hồi kéo theo nhu cầu lớn hơn về thực phẩm tiêu dùng trong nước vốn bị giảm do cách ly xã hội và hạn chế nhập khẩu, các sản phẩm sữa của Việt Nam vì vậy sẽ có nhiều cơ hội sau dịch bệnh tại thị trường này. Ngoài ra, công ty mẹ VNM cũng đặt kỳ vọng tăng ít nhất gấp đôi lượng sữa xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2020, đồng thời xác định đây cũng sẽ là 1 trong 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của VNM trong 3-5 năm tới.
    Với lợi thế về nguồn nguyên liệu, sản xuất, kênh phân phối và hậu thuẫn từ Công ty mẹ VNM, chúng tôi cho rằng Mộc Châu Milk nói riêng và GTN nói chung sẽ chứng kiến tăng trưởng hơn nữa cả về doanh thu và lợi nhuận trong tương lai.

    Dự phóng và định giá Cho năm 2020, chúng tôi dự phóng LNST đạt khoảng 73 tỷ đồng, LNST công ty mẹ 37 tỷ đồng, tăng mạnh so với kết quả thực hiện năm ngoái trên cơ sở: (i) biên LN gộp được cải thiện nhờ giá nguyên liệu sữa giảm, bình quân khoảng 18%, (ii) thu nhập tài chính tăng mạnh nhờ khoản tiền gửi ngắn hạn, và (iii) tỷ lệ chi phí BH & QLDN / doanh thu thuần tăng từ 17% lên 19%.
    Chúng tôi xác định giá mục tiêu của cổ phiếu GTN dựa trên kết hợp 2 phương pháp so sánh P/B và EV/EBITDA, trong đó P/B và EV/EBITDA mục tiêu được xác định dựa trên mức P/B và EV/EBITDA bình quân của các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực trong khu vực.

    Nguồn MBS.

    ==================================================

    LÊ HÙNG

    TƯ VẤN – ỦY THÁC – HỢP TÁC ĐẦU TƯ CHUYÊN NGHIỆP.

    Liên hệ: 0961 498 596.

    Facebook: https://www.facebook.com/cophieu86/

    Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.

    ==================================================

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn