Dự báo về LNTT 2020 và 2021 được điều chỉnh tăng 3,7% và 4,3% lên 8,2 nghìn tỷ đồng và 9,5 nghìn tỷ đồng. Việc điều chỉnh này là do tăng trưởng tín dụng được điều chỉnh tăng 300 bps lên 14,75% (theo mức trần mới về tăng trưởng tín dụng do NHNN cấp).
Bảng cân đối kế toán tăng trưởng khá. Bảng cân đối kế toán của ngân hàng đã có sự mở rộng đáng kể nhờ sự tăng trưởng tốt của tiền gửi khách hàng ở mức+ 8,7% so với đầu năm và tăng trưởng tín dụng đạt +10,7% so với đầu năm. ACB đã được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng mới trong năm ở mức +14,75% – tăng 300 điểm cơ bản so với hạn mức ban đầu.
Lợi suất tài sản không đổi, do ngân hàng tuân thủ nghiêm ngặt chiến lược cẩn trọng. Gần một nửa mức tăng của IEA (tài sản sinh lãi) đến từ trái phiếu chính phủ có lợi suất thấp hơn (và giảm). Trong Q3/2020, số dư trái phiếu chính phủ Việt Nam tăng lên 11,1 nghìn tỷ đồng (+20,5% so với quý trước) và tổng dư nợ cho vay tăng lên 13,6 nghìn tỷ đồng (+ 4,8% so với quý trước). Do đó, lợi suất tài sản trung bình chỉ tăng 2 điểm cơ bản QoQ so với mức tăng trung bình 15 điểm cơ bản QoQ của các ngân hàng cùng hệ thống.
Đối với lợi suất cho vay, chúng tôi ghi nhận mức cải thiện nhẹ 3 điểm cơ bản QoQ lên 9,55% sau khi điều chỉnh phân loại lại phí trả chậm đối với thẻ tín dụng từ thu nhập thuần từ phí dịch vụ (NFI) sang thu nhập lãi thuần (NII). Lợi suất cho vay giảm 64 điểm cơ bản so với Q3/2019 do gói hỗ trợ giảm lãi suất cho khách hàng (tổng trị giá 35 nghìn tỷ đồng) vẫn đang có hiệu lực và lãi dự thu của các khoản vay tái cơ cấu được theo dõi ngoại bảng khoảng 300 đến 400 tỷ đồng.
Tiết kiệm bằng cách giảm chi phí vốn (-41 điểm cơ bản QoQ) đã hỗ trợ tăng trưởng vững chắc trong kỳ. Do lợi suất tài sản sinh lãi gần như không đổi so với quý trước nên việc NIM tăng trong quý (+41 bps) là do chi phí vốn giảm thông qua việc điều chỉnh giảm lãi suất huy động (40 bps cho kỳ hạn 3-6 tháng và 120 bps cho kỳ hạn 12 tháng) và CASA cải thiện. Tỷ lệ CASA tăng 104 điểm cơ bản QoQ và 285 điểm cơ bản YoY, đạt 19,1% vào Q3/2020. Ngân hàng đã tăng thành công thị phần CASA trong bốn năm qua từ 4,9% trong quý 3/2017 lên 5,8% trong quý 3/2020. Tỷ lệ CASA cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng doanh nghiệp lớn lần lượt đạt 15%, 55% và 14%.
Tất cả các dòng thu nhập đều tăng trưởng vững chắc. Thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi lần lượt đạt 3,7 nghìn tỷ đồng và 850 tỷ đồng, tăng 20% và 3% so với cùng kỳ năm trước. Cần lưu ý rằng có 127 tỷ đồng phí trả chậm trên thẻ tín dụng được phân loại lại từ NFI thành NII trong Q3/2020. Do đó, tăng trưởng thực tế lần lượt là 16% và 18% so với cùng kỳ năm trước. Đối với thu nhập ngoài lãi, hoạt động kinh doanh ngoại hối vẫn giữ được đà tăng trưởng ở mức 35,7% so với cùng kỳ năm trước và 26,2% so với quý trước. Đối với thu nhập thuần từ phí, chúng tôi hiện không có số liệu chi tiết để đưa ra phân tích về khoản này.
Chất lượng tài sản suy yếu, với tỷ lệ nợ xấu tăng lên 0,83% (so với 0,68% trong Q2/2020). LLCR tiếp tục giảm xuống 118% (so với 144,1% trong Q2/2020). Chất lượng tín dụng vẫn là mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi đối với ACB trong quý này do tất cả các chỉ tiêu chính phản ánh chất lượng tài sản đều giảm. Chúng tôi đã kỳ vọng mức lợi nhuận cao sẽ giúp ACB có nhiều nguồn lực để xóa nợ xấu, cải thiện chỉ số chất lượng tài sản. Tuy nhiên, nợ xấu đã xóa trong kỳ chỉ ở mức 17,3 tỷ đồng và tổng các khoản nợ quá hạn (nợ Nhóm 2 đến Nhóm 5) tăng 14,5% so với quý trước lên 3,3 nghìn tỷ đồng.
Chi phí dự phòng trong quý 3/2020 là khoảng 171 tỷ đồng, tăng 157% so với cùng kỳ năm trước mặc dù giảm – 61% so với quý trước. Do đó, chi phí tín dụng cũng giảm xuống 0,24% từ 0,64% trong Q2/2020.
Chi phí hoạt động (OPEX) đã phân bổ trong nửa đầu năm 2020, hệ số CIR giảm còn 38,6%. Trong 6 tháng đầu năm, ACB đã trích trước 842 tỷ đồng tiền thưởng cho nhân viên cho cả năm 2020, điều này sẽ giúp giảm áp lực OPEX cho 6 tháng cuối năm 2020. Trong Q3/2020, chi phí hoạt động giảm -6,1% so với cùng kỳ năm ngoái và hỗ trợ cải thiện lợi nhuận ròng.
Cập nhật khác
Chuyển niêm yết sang HSX. ACB đã nộp hồ sơ chuyển sàn sang HSX, dự kiến hoàn tất vào đầu tháng 12/2020.
Thỏa thuận bancassurance độc quyền. Ngân hàng vẫn đang đàm phán về một thỏa thuận bancassurance độc quyền. Hiện ACB đang phân phối các sản phẩm bảo hiểm cho Manulife, AIA, FWD. Theo ban lãnh đạo, các sản phẩm của AIA đang bán tốt nhất trong số ba công ty bảo hiểm nhân thọ.
Ước tính lợi nhuận NHNN đã tăng hạn mức tín dụng trong năm lên 14,75% so với hạn mức ban đầu là 11,75%. Do đó, chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo của mình. Chúng tôi cũng giảm 20 điểm cơ bản lãi suất tiền gửi trung bình xuống còn 4,61%. Theo đó, chúng tôi đã tăng 3,7% và 4,3% dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2020 và 2021 lên 8,2 nghìn tỷ đồng (+9,2% so với cùng kỳ năm trước) và 9,5 nghìn tỷ đồng (+15,5% so với cùng kỳ năm trước). Chúng tôi chưa tính phí bancassurance vào dự báo thu nhập.
Quan điểm đầu tư
Chúng tôi chuyển sang sử dụng BVPS của năm 2021 làm cơ sở định giá và tăng PB mục tiêu từ 1,3 lần lên 1,5 lần do lãi suất giảm. Chúng tôi cũng đưa giả định về một khoản phí trả trước theo thỏa thuận bancassurance độc quyền có thể giúp làm tăng tổng vốn chủ sở hữu năm 2021. Quan sát các giao dịch bancassurance độc quyền gần đây, trong đó phí banca mỗi khách hàng dao động từ 20 USD đến 35 USD/ khách hàng, chúng tôi giả định rằng phí banca trong trường hợp của ACB có thể rơi vào khoảng 2,5 – 3 nghìn tỷ đồng, giúp tăng vốn chủ sở hữu năm 2021 của ACB. Theo đó, BVPS 2021 được ước tính sẽ tăng từ 6-7%. Như vậy, giá mục tiêu của chúng tôi đối với cổ phiếu ACB là 30.800 đồng/ cổ phiếu, tương đương khuyến nghị MUA.
Theo SSI Research.
==================================================
LÊ HÙNG
TƯ VẤN – ỦY THÁC – HỢP TÁC ĐẦU TƯ CHUYÊN NGHIỆP.
Liên hệ: 0961 498 596.
Facebook: https://www.facebook.com/cophieu86/
Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.
==================================================