Cập nhật BID Kế hoạch kinh doanh 2020 : Hoàn thành tái cơ cấu. | Phân tích cổ phiếu - Hợp tác đầu tư

Cập nhật BID Kế hoạch kinh doanh 2020 : Hoàn thành tái cơ cấu.

Lượt xem:945 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • BID đặt ra mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận chỉ vừa phải ở mức 16,4% cho năm 2020, với kế hoạch hoàn thành quá trình tái cơ cấu cũng như đầu tư nhiều hơn vào hệ thống ngân hàng lõi và các dự án ngân hàng số. Chúng tôi vẫn giữ quan điểm tích cực về triển vọng của BID trong trung hạn, nhờ mức độ an toàn vốn tốt hơn, sự hỗ trợ của đối tác chiến lược cùng với việc xử lý gần xong các khoản nợ xấu tồn đọng, và dự báo tăng trưởng kép hàng năm của LNST sẽ đạt 30% trong giai đoạn 2020 – 2022 và ROE sẽ tăng lên mức 20% trong ba năm tới.

    Với những ảnh hưởng dự kiến của dịch Covid-19 lên kết quả kinh doanh trong ngắn hạn, chúng tôi giảm dự phóng tăng trưởng tín dụng 2ppt và dự phóng NIM 5bps, theo đó giảm giá mục tiêu của BID xuống 45.000 đồng/cổ phiếu, tương đương với mức sinh lời 33% so với giá đóng cửa ngày 17/03/2020. Do đó, chúng tôi lặp lại khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu này. Rủi ro giảm giá bao gồm việc dịch bệnh kéo dài khiến ảnh hưởng lên tăng trưởng tín dụng, biên lãi ròng và chất lượng tài sản mạnh hơn dự kiến. Rủi ro tăng giá bao gồm thu nhập bất thường từ việc thoái vốn khỏi BIDV MetLife và ký kết thỏa thuận độc quyền bancassurance.

    KQKD 2019

    LNTT 2019 đạt 10.732 tỷ đồng (+ 13,3% YoY), hoàn thành 104,2% kế hoạch cả năm. Thu nhập hoạt động chỉ tăng thêm 8.2% YoY do tăng trưởng thu nhập lãi ròng hạn chế. Dù vậy nhờ cả chi phí hoạt động và dự phòng đều tăng trưởng thấp (lần lượt ở mức 7,1% và 6,6% YoY) nên BID đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận là 13,3% YoY.

    Trong khi tổng tín dụng tăng thêm 13,0% so với cuối 2018 thì thu nhập lãi thuần chỉ cải thiện nhẹ 2,9% YoY, do NIM giảm 25bps xuống còn 2,7%. Điều này chủ yếu do chi phí vốn tăng thêm 29bps sau khi ngân hàng tăng huy động từ trái phiếu dài hạn thêm 57,0% nhằm cải thiện vốn cấp 2 vào năm ngoái.

    Cơ cấu tín dụng dịch chuyển sang cho vay bán lẻ khi phân khúc này tăng trưởng tới 21% và đóng góp vào 34,5% tổng tín dụng (từ  mức 31,5% trong cả 2017 và 2018). Trong cho vay bán lẻ thì mảng thế chấp đang chiếm dần thị phần của cho vay tiêu dùng trong khi tỷ trọng của các loại khoản vay khác tương đối ổn định.

    Với việc đẩy mạnh cho vay bán lẻ (đặc biệt là cho vay mua nhà), lợi suất tài sản nhiều khả năng sẽ mở rộng thêm, trong khi chi phí vốn cũng sẽ được hưởng lợi từ việc phụ thuộc ít hơn vào phát hành trái phiếu dài hạn. Do đó, chúng tôi kỳ vọng NIM sẽ cải thiện nhẹ khoảng 9bps vào năm 2020, đã tính đến các ảnh hưởng của dịch. Bên cạnh đó, chúng tôi cho rằng tín dụng có thể tăng trưởng ở mức 12%, với giả định rằng NHNN sẽ nới thêm 3 điểm % tăng trưởng tín dụng cho BID vào nửa cuối năm khi dịch bệnh được kiểm soát và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế hồi phục. Với các dự báo này, thu nhập lãi dự kiến tăng 16,5% YoY.

    Đà tăng trưởng thu nhập dịch vụ năm 2019 của BID vẫn thấp hơn so với các ngân hàng khác, chỉ đạt 20% YoY, do cơ cấu thu nhập dịch vụ kém đa dạng và hoạt động bancassurance chưa được khai thác đúng mức. Thu từ phí thanh toán vẫn đang chiếm tỷ trọng khá lớn 63,8% trong khi thu từ phí bảo hiểm mới chỉ chiếm 11,1% tổng phí dịch vụ (472 tỷ). Dù vậy chúng tôi hy vọng tăng trưởng thu nhập dịch vụ sẽ cải thiện khi ngân hàng hoàn tất nâng cấp ngân hàng lõi, đẩy mạnh các giải pháp ngân hàng số và tìm kiếm được đối tác ký kết thỏa thuận phân phối bảo hiểm độc quyền.

    CIR năm 2019 giữ ở mức khá thấp khoảng 35,9%, thuộc nhóm hiệu quả tốt nhất trong số 10 ngân hàng trong danh sách chúng tôi theo dõi. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chi phí hoạt động năm 2019 vẫn chưa bao gồm chi phí nâng cấp ngân hàng lõi mà ngân hàng lẽ ra đã triển khai vào năm ngoái (và có thể các dự án ngân hàng số khác). Do đó, chúng tôi cho rằng chi phí hoạt động sẽ tăng tương đối đáng kể vào năm 2020 để phản ánh các chi phí này.

    Trong năm 2019, BID đã trích lập chi phí tín dụng tương đương 65,2% lợi nhuận trước dự phòng, nâng tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu từ 66,0% lên 75,1% và hạ tỷ lệ nợ xấu nội bảng từ 1,9% xuống 1,7%. Trong khi đó, việc xử lý nợ VAMC tiếp tục tích cực và trong ĐHCĐ đầu tháng 3 vừa rồi, ngân hàng tuyên bố đã chính thức tất toán hết toàn bộ trái phiếu đặc biệt. Điều này cho thấy chất lượng tài sản của BID đã có cải thiện đáng kể. Theo đó, chúng tôi ước tính rằng gánh nặng dự phòng sẽ không tăng nhiều vào năm 2020 và có thể giảm đi từ năm sau, tạo điều kiện cho lợi nhuận tăng mạnh hơn từ năm 2021 trở đi.

    Kế hoạch kinh doanh và vốn 2020

    Cho năm 2020, BID đặt mục tiêu LNTT hợp nhất đạt 12.500 tỷ đồng (+16,4% YoY), trong điều kiện dịch bệnh coronavirus sẽ sớm được ngăn chặn. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng tạm thời đặt ở mức 9% (bằng với hạn mức ban đầu do NHNN giao) và mục tiêu tỷ lệ nợ xấu được đặt ở mức thấp hơn 1,7% (Bảng 2). BID cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 40.220 tỷ đồng lên 46.450 tỷ đồng vào năm 2020 (+15,5%) bao gồm việc phát hành 8,5% vốn điều lệ mới nhằm giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước (Bảng 3).

    Nguồn VDSC

    ==================================================

    LÊ HÙNG

    TƯ VẤN – ỦY THÁC – HỢP TÁC ĐẦU TƯ CHUYÊN NGHIỆP.

    Liên hệ: 0961 498 596.

    Facebook: https://www.facebook.com/cophieu86/

    Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.

    ==================================================

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn