Tin ngân hàng: Tín dụng 8 tháng đầu năm tăng 20,22% so với cùng kỳ

Tin ngân hàng: Tín dụng 8 tháng đầu năm tăng 20,22% so với cùng kỳ

Lượt xem:1640 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • Tín dụng cuối tháng 8 tăng 11,5% so với đầu năm. Trong khi đó tổng huy động tăng 9,1%. Tín dụng vào cuối tháng 8 tăng 11,5% so với đầu năm trong khi đó cùng kỳ năm trước chỉ tăng 9,67%. Như vậy tín dụng 8 tháng đầu năm tăng 20,22% so với cùng kỳ, tăng mạnh hơn so với mức tăng 16,66% trong cùng kỳ năm ngoái. Lưu ý rằng mục tiêu tăng trưởng tín dụng chính thức đã được điều chỉnh gần đây, với mục tiêu mới là tăng trưởng ít nhất 21%, hay khoảng 21-22%.

    – Như vậy cần khoảng 523 nghìn tỷ đồng cho vay mới bổ sung vào tổng dư nợ hiện tại, là 6.138 nghìn tỷ đồng trong 4 tháng tới.

    – So sánh với 4 tháng cuối năm 2015 và 2016 tín dụng lần lượt tăng thêm 399 nghìn tỷ đồng và 279 nghìn tỷ đồng.

    Tin ngân hàng: Tín dụng 8 tháng đầu năm tăng 20,22% so với cùng kỳ
    NHNN giãn lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, giúp giải toả áp lực đối với một số ngân hàng

    Tín dụng ngắn hạn thúc đẩy tăng trưởng tín dụng chung. Chúng tôi nhận thấy tăng trưởng tín dụng ngắn hạn có sự tăng tốc so với năm ngoái. Cụ thể:

    – Tín dụng ngắn hạn tăng 14,1% so với đầu năm. Cùng kỳ năm trước chỉ tăng 9,0%.

    – Tín dụng dài hạn tăng 8,8% so với đầu năm so với mức tăng 11,1% trong cùng kỳ năm 2016.

    Xét về cơ cấu tín dụng, tín dụng ngắn hạn chiếm 45,9% tổng tín dụng (so với tỷ lệ 44,9% vào cuối năm 2016) trong khi đó tín dụng dài hạn chiếm 54,1% (so với tỷ lệ 55,1% vào cuối năm 2016).

    Chúng tôi lưu ý rằng trong năm nay cho vay tiên dùng dài hạn và cho vay bán lẻ cũng như cho vay bổ sung vốn lưu động đối với các doanh nghiệp tăng khá nhanh. Trong năm ngoái, tăng trưởng tín dụng nghiêng nhiều về cho vay tiêu dùng. Nguyên nhân của sự thay đổi này một phần là do những thay đổi trong quy định về các hệ số an toàn như quy định về trần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dai hạn. Tỷ lệ này sẽ giảm từ 50% xuống 40% vào cuối năm nay. Và do tỷ lệ này của nhiều ngân hàng hiện đã gần mức trần mới nên khả năng cho vay ở kỳ hạn dài hơn của các ngân hàng bị hạn chế trong 6 tháng đầu năm.

    NHNN giãn lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn và điều này giúp giải toả áp lực đối với một số ngân hàng. Như chúng ta đã biết, NHNN đã quyết định giãn lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống 40% thêm 12 tháng nữa đến năm 2019. Và giảm tỷ lệ này xuống 45% trong năm 2018. Điều chỉnh này giúp đảm bảo các ngân hàng có thể tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng quyết liệt hơn cho đến cuối năm nay.

    Nhu cầu vay USD hồi phục, cơ cấu vay theo loại tiền cụ thể như sau:

    – Tín dụng tiền đồng tăng 11% so với đầu năm và tăng 20,5% so với cùng kỳ; tương đương tháng 8 năm ngoái (tháng 8 năm ngoái tín dụng tiền đồng tăng 10,8% so với đầu năm và tăng 21,1% so với cùng kỳ)

    – Tín dụng USD tăng 11,5% so với đầu năm và tăng 14,6% so với cùng kỳ.

    Tin ngân hàng: Tín dụng 8 tháng đầu năm tăng 20,22% so với cùng kỳ
    Năm nay cho vay tiên dùng dài hạn và cho vay bán lẻ cũng như cho vay bổ sung vốn lưu động đối với các doanh nghiệp tăng khá nhanh

    Tháng 8 năm ngoái ngoái tín dụng USD giảm 0,3% so với đầu năm và giảm 12,9% so với cùng kỳ. Sự tăng trưởng tín dụng USD thnsg 8 năm nay nhờ nhu cầu nhập khẩu tăng trong những tháng vừa qua. Ước tính kim ngạch nhập khẩu tháng 8 tăng 22% so với đầu năm và tăng 15% so với cùng kỳ (tháng 8 năm ngoái kim ngạch nhập khẩu tăng 0,8% so với đầu năm và tăng 10% so với cùng kỳ).

    Trong khi đó cơ cấu cho vay các ngành vẫn gần như không thay đổi. Tại thời điểm cuối năm 2016, tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp và xây dựng gần như giữ nguyên ở 31,2%. Tỷ trọng cho vay ngành dịch vụ là khoảng 37,4%. Trong 4 tháng còn lại của năm, NHNN cần theo dõi sát sao tỷ lệ trên để đảm bảo tín dụng chảy vào ngành sản xuất vốn ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất và tăng trưởng GDP.

    Tăng trưởng huy động chậm hơn một chút so với năm ngoái. Huy động tăng 9,1% so với đầu năm và tăng 16,52% so với cùng kỳ; thấp hơn tháng 8 năm ngoái (tháng 8 năm ngoái huy động tăng 10,85% so với đầu năm và tăng 19,05% so với cùng kỳ). Tuy nhiên tiền gửi của Kho bạc nhà nước tăng 68% so với đầu năm lên khoảng 160 nghìn tỷ đồng, giúp tăng huy động tại các NHTM có vốn nhà nước. Điều này một phần là do hoạt động giải ngân đầu tư công chậm (giải ngân đầu tư công đến thời điểm ngày 15/6 mới chỉ đạt 23,9% kế hoạch năm 2017)

    —————————
    Nguyễn Hữu Bình – Nhà quản lý tài khoản chứng khoán
    Điện thoại: 0983 361 688
    https://www.facebook.com/cophieu86/
    Website: www.cophieu86.com
    Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn