Tín dụng tăng 7,54% so với đầu năm và tăng 19,74% so với cùng kỳ

Tín dụng tăng 7,54% so với đầu năm và tăng 19,74% so với cùng kỳ

Lượt xem:1785 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • Theo Tổng cục Thống kê, đến ngày 20/6 tín dụng tăng 7,54% so với đầu năm và tăng 19,74% so với cùng kỳ (đến cuối tháng 5 ước tính tín dụng tăng 7,06% so với đầu năm). Tại thời điểm 20/6/2016, tín dụng tăng 6,2% so với đầu năm 2016. Trong cuộc họp gần đây với ban ngành địa phương, Thủ tướng đã nhắc đến việc tín dụng có thể tăng tới 8% trong nửa đầu năm (và nếu trở thành hiện thực thì đây sẽ là mức tăng trưởng mạnh nhất trong 6 năm qua). Chúng tôi thấy có một số động lực đằng sau tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hiện nay là:

    Tín dụng tăng 7,54% so với đầu năm và tăng 19,74% so với cùng kỳ
    Tín dụng tăng 7,54% so với đầu năm và tăng 19,74% so với cùng kỳ

    • Tín dụng bắt đầu tăng trưởng tốt ngay từ Q1 năm nay thay vì thường bắt đầu tăng muộn hơn trong những năm trước; sau khi Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh tín dụng ngay từ đầu năm.

    • Tốc độ luân chuyển vốn cho vay tăng khi mà nhiều ngân hàng tập trung vào cho vay kỳ hạn ngắn (chẳng hạn như ACB, BID, CTG). Thường đây là những khoản cho vay vốn lưu động đối với các DNNVV.

    • Cho vay tiêu dùng tăng trưởng mạnh, đặc biệt là cho vay có tài sản thế chấp. Cho vay tiêu dùng đóng góp hơn một nửa tăng trưởng tín dụng. Trong đó cho vay có tài sản thế chấp cũng đóng góp khoảng một nửa cho vay tiêu dùng.

    Với tỷ trọng cho vay tiêu dùng tăng, có thể nói có lẽ đã có mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng GDP nếu so với trước đây. Do vậy, GDP Q2 hồi phục mạnh có lẽ một phần là nhờ tăng trưởng tín dụng đạt cao từ đầu năm đến nay. Mối liên hệ này là tương đối mới ở Việt Nam vì trước đây tín dụng thường chảy nhiều vào các DNNN vốn có hiệu quả hoạt động thấp.

    Tổng cục thống kê cũng cho biết, so với đầu năm, cung tiền M2 tăng 5,69% còn huy động tăng 5,89%:

    • Tại thời điểm ngày 20/6, cung tiền M2 tăng 5,69% so với đầu năm và tăng 15,77% so với cùng kỳ. Ước tính đến cuối tháng 5 cung tiền M2 tăng 4,7% so với đầu năm. Mức tăng này cũng kém hơn mức tăng 8,07% so với đầu năm trong cùng kỳ năm ngoái.

    • Tại thời điểm ngày 20/6, huy động tăng 5,89% so với đầu năm và tăng 13,83% so với cùng kỳ. Ước tính đến cuối tháng 5 huy động tăng 4,16% so với đầu năm. Mức tăng này cũng kém hơn nhiều mức tăng 8,23% so với đầu năm trong cùng kỳ năm ngoái.

    Điều này chủ yếu do (1) thanh khoản năm nay thắt chặt hơn năm ngoái do NHNN tập trung vào ổn định tỷ giá và lạm phát; (2) lượng USD NHNN mua vào giảm. Ước tính dự trữ ngoại hối của Việt Nam vào khoảng 40 tỷ USD tại thời điểm cuối tháng 5; tăng 1 tỷ USD so với đầu năm so với mức tăng 7,2 tỷ USD trong cùng kỳ năm ngoái. Năm ngoái NHNN tích cực nâng cao dự trữ ngoại hối vì những lý do tạm thời (NHNN xử lý vấn đề vốn huy động USD trong hệ thống ngân hàng giảm).

    Thanh khoản tự do vẫn âm do tăng trưởng cung tiền M2 thấp hơn tăng trưởng tín dụng. Chúng tôi đã tính chênh lệch thanh khoản giữa tăng trưởng cung tiền M2 và tăng trưởng tín dụng là âm 3,97% (tại thời điểm cuối tháng 5 là âm 3,94%). Chúng tôi thấy thanh khoản tự do chuyển sang âm vào tháng 2 sau khi đạt mức dương đỉnh điểm là 2,4% vào tháng 11 năm ngoái. Điều này là do tăng trưởng tín dụng tăng tốc trong khi tăng trưởng cung tiền M2 giảm tốc trong những tháng gần đây. Và tình hình này thường không thể duy trì trong một thời gian dài vì thanh khoản bị thắt chặt sẽ gây áp lực tăng lên lãi suất. Và cho đến nay thanh khoản tự do vẫn còn âm có lẽ là do thanh khoản năm ngoái đã được nới lỏng quá nhiều và NHNN hiện đang thắt chặt thanh khoản để mọi việc trở lại bình thường. Do vậy chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng cung tiền M2 có thể sẽ tăng tốc trong khoảng quý tới.

    Tín dụng tăng 7,54% so với đầu năm và tăng 19,74% so với cùng kỳ
    NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm là 18%

    Chúng tôi cho rằng, NHNN sẽ nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho nhiều NHTM năm nay lên 18%. Vào đầu năm, trong khi NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm là 18%; thì hạn mức tăng trưởng tín dụng dành cho hầu hết các NHTM lại ở mức khoảng 16%, thấp hơn so với những năm trước. Tuy nhiên với tăng trưởng tín dụng thực tế cao hơn bình thường và thường tăng tốc vào Q4, nên chúng tôi cho rằng kế hoạch tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng có thể sẽ được nâng lên trong Q3. Có lẽ vấn đề lạm phát và tỷ giá không đáng quan ngại giống như trước đây nếu nhìn vào những gì diễn ra từ đầu năm đến giờ. Do vậy chúng tôi cho rằng NHNN có thể sẽ rộng rãi hơn đối với cả tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2 từ nay đến cuối năm.

    Đây sẽ là định hướng tích cực cho các ngân hàng – Tăng trưởng tín dụng cao hơn kỳ vọng là thông tin tích cực cho ngành ngân hàng; giúp giảm bớt tác động tiêu cực của tỷ lệ NIM thấp (tỷ lệ NIM thực tế không được như kỳ vọng của chúng tôi vào đầu năm nay). Trên thực tế, động thái xử lý triệt để nợ xấu thông qua thị trường mua bán nợ thứ cấp cũng được coi là thông tin tích cực vì điều này cho thấy sự khởi đầu cho một động thái cuối cùng đối với chu kỳ nợ xấu hiện tại. Và điều này có thể giúp KQKD của các ngân hàng có thể có những bất ngờ tích cực trong năm 2017 và 2018. Cuối cùng là các ngân hàng niêm yết trong 6 tháng tới sẽ giúp giữ được sự quan tâm của NĐT đối với ngành ngân hàng. Và điều này nói chung sẽ điều chỉnh lại mặt bằng định giá cho cổ phiếu ngân hàng.

    (HSC)
    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn