SPOTLIGHT: THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC 2020 | Phân tích cổ phiếu - Hợp tác đầu tư

SPOTLIGHT: THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC 2020

Lượt xem:4596 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • Danh sách thoái vốn nhà nước năm 2020 đã được phê chuẩn.
    Thủ Tướng Việt Nam đã chấp thuận Quyết định 908/QĐ-TTg ngày 29/6/2020, về việc thoái vốn nhà nước. Có 3 danh sách với thời gian và yêu cầu cụ thể cần thực hiện. Danh sách thứ nhất là các doanh nghiệp phải hoàn thành việc tái cơ cấu trong năm 2020, gồm:
    • 120 doanh nghiệp cần hoàn thành việc thoái vốn nhà nước trong năm 2020.
    • 4 doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng (MoC) phải hoàn thành thoái vốn nhà nước trước ngày 30/11 hoặc phần sở hữu sẽ chuyển sang cho SCIC quản lý trước 31/12.
    • 14 doanh nghiệp sẽ chuyển vốn sở hữu sang SCIC quản lý trước 31/8.
    2 danh sách còn lại trong quyết định mới được phê chuẩn là:
    • Danh sách 18 doanh nghiệp được yêu cầu gửi kế hoạch thoái vốn cụ thể cho Chính phủ trước 31/7.
    • Danh sách 69 doanh nghiệp có thể thoái vốn nhà nước trong giai đoạn 20212025. Kế hoạch cụ thể phải gửi cho Chính phủ trong năm 2020.

    Việc thoái vốn sẽ giúp nguồn thu cho ngân sách nhà nước, khi mà ngân sách đã bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp nhà nước tái cấu trúc. Tới nay, quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước đã chậm hơn kế hoạch. Dịch COVID-19 sẽ khiến kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước gặp nhiều khó khăn.
    Quyết định này có thể giúp cải thiện thanh khoản tại một số cổ phiếu đang có thanh khoản thấp. Một vài cái tên lớn trong kế hoạch thoái vốn như Sabeco (SAB; Mua vào, giá mục tiêu 195.000đ), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX; Nắm giữ, giá mục tiêu: 45.700đ), Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (HVN; Tăng tỷ trọng, giá mục tiêu 26.500đ), Tổng Công ty Viglacera (VGC, Mua vào, giá mục tiêu 20.100đ); Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEA; Mua vào, giá mục tiêu 41.120đ), và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV; Mua vào, giá mục tiêu 68.600đ).

    Tăng nguồn thu cho Chính phủ.

    Thủ tướng Việt Nam đã chấp thuận Quyết định 908/QĐ-TTg ngày 29/6/2020. Quyết định này sẽ khiến các doanh nghiệp phải đẩy nhanh việc thoái vốn nhà nước. Quyết định này cũng giúp tăng tốc độ tái cấu trúc tại các doanh nghiệp nhà nước và tăng nguồn thu cho ngân sách. Đối với thị trường chứng khoán, Quyết định này sẽ giúp cải thiện thanh khoản tại một số trường hợp.

    Thoái vốn nhà nước hàng loạt trong nửa sau năm 2020 Quyết định bao gồm danh sách 138 doanh nghiệp được yêu cầu hoàn thành việc thoái vốn trước khi kết thúc năm 2020:

    • 120 doanh nghiệp phải hoàn thành thoái vốn trong năm 2020. Các doanh nghiệp đó gồm Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LLM-UpCoM) sở hữu bởi Bộ Xây dựng; Tổng Công ty Dược Việt Nam (DVN-UpCOM) nắm bởi Bộ Y tế và 118 doanh nghiệp thuộc Ủy ban Nhân dân địa phương.

    • 4 doanh nghiệp nắm bởi Bộ Xây dựng sẽ có hạn cuối để thoái vốn là 30/11/2020. Những công ty gồm Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng (SHGUpCoM), Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (HAN-UpCoM), Tổng Công ty Xây dựng số 1 (CC1-UpCOM) và Tổng công ty IDICO (IDC-HNX). Nếu không thoái vốn thành công trước hạn cuối, quyền sở hữu cổ phần tại các doanh nghiệp này sẽ chuyển về SCIC vào thời điểm cuối năm.

    • 14 doanh nghiệp sẽ chuyển quyền sở hữu cổ phần nhà nước sang SCIC trước 31/8/2020. Danh sách này bao gồm SAB (Mua vào, giá mục tiêu 195.000đ), Tổng Công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam (VVN-UpCOM) và Tổng Công ty Sông Đà (SJG-UpCoM).

    Danh sách rút ngắn các doanh nghiệp phải hoàn thành thoái vốn trong năm 2020.

    18 doanh nghiệp phải trình kế hoạch thoái vốn trong tháng 7

    Quyết định của thủ tướng cũng bao gồm danh sách 18 doanh nghiệp được yêu cầu phải trình kế hoạch thoái vốn chi tiết lên Chính phủ trước ngày 31/7. Một vài cái tên đáng chú ý gồm: PLX (Nắm giữu, giá mục tiêu 45.700) có 75,9% vốn nhà nước, HVN (Tăng tỷ trọng, giá mục tiêu 26.500đ) có 86,2% vốn nhà nước, VGC (Mua vào, giá mục tiêu 20.100đ) có 38,6% vốn nhà nước và VEA (Mua vào, giá mục tiêu 41.120đ) có 88,5% vốn nhà nước.

    69 doanh nghiệp sẽ được cho phép thoái vốn trong giai đoạn 2021-2025.

    Danh sách thứ 3 bao gồm 69 doanh nghiệp nhà nước được chấp thuận để lên kế hoạch thoái vốn trong giai đoạn 2021-2025. Các bộ và chính quyền địa phương quản lý vốn tại những doanh nghiệp này được yêu cầu phải xem xét và chuẩn bị kế hoạch thoái vốn cụ thể để trình Chính phủ vào quý 4 năm nay. Danh sách bao gồm 54 doanh nghiệp trong ngành cung cấp nước và 15 doanh nghiệp các ngành khác. Doanh nghiệp đáng chú ý trong danh sách như ACV (Mua vào, giá mục tiêu 68.600đ).

    Kết luận :

    Quyết định này giúp nguồn thu ngân sách nhà nước được cải thiện. Quyết định này có tác động tích cực đối với kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng trong tương tai của Chính phủ. Lưu ý rằng, chúng tôi dự báo ngân sách sẽ thâm hụt 5,76% trong năm nay, tăng từ 3,36% trong năm 2019. Ngoài ra, quyết định cũng sẽ thúc đẩy quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước.

    Thoái vốn nhà nước sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2020. Thực tế, quá trình thoái vốn nhà nước đã được tiến hành chậm hơn kế hoạch, do đó đây là một nỗ lực nhằm đẩy nhanh tốc độ thoái vốn. Tuy nhiên, dịch COVID-19 đã có tác động lên thị trường toàn cầu và mức độ chấp nhận rủi ro nói chung, đồng nghĩa với việc kế hoạch thoái vốn này sẽ gặp nhiều khó khăn nếu muốn thực hiện trong 2 quý tới.

    • Thoái vốn nhà nước chỉ đạt 7,8% kế hoạch Chính phủ trong giai đoạn 20172020 (theo Quyết định 1232/QĐ-TTg). Theo Quyết định 908 (thay thế Quyết định 1232), trong 6 tháng cuối năm 2020, sẽ thực hiện thoái vốn nhà nước tại 138 doanh nghiệp.

    • Nếu cộng thêm 85 doanh nghiệp thuộc danh sách thoái vốn của SCIC (được công bố trước đây), tổng số doanh nghiệp thoái vốn nhà nước trong vòng 6 tháng cuối năm nay là hơn 220 doanh nghiệp. Cần nhắc lại là, trong tháng 4/2020, SCIC cũng công bố kế hoạch thoái vốn tại 85 doanh nghiệp bao gồm 27 doanh nghệp niêm yết (như FPT, BVH, BMP, BMI, PPC, NTP,…) và các công ty khác mà SCIC sở hữu nhiều hơn 50% vốn (như VNSteel với 94% vốn, Nhựa Việt Nam với 66%, Seaprodex với 63% và Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Á Châu với 79% vốn (SCIC giữ kế hoạch thoái vốn năm 2020, 14/4/2020, Diễn đàn đầu tư Việt Nam).

    Tác động với thị trường chứng khoán. Việc thi hành Quyết định vừa được phê duyệt này sẽ giúp tăng tính thanh khoản của một số cổ phiếu và giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư hơn.

    Có thể thông tin này sẽ hỗ trợ giá một vài cổ phiếu. Có lẽ cái tên liên quan nhất là SAB; giá cổ phiếu đã tăng 20% từ 29/6 (mặc dù thị trường cũng giao dịch tích cực vì những lí do khác). 36% vốn nhà nước tại SAB tương đương 231 triệu cổ phiếu và có giá trị thị trường là 42,7 nghìn tỷ đồng (1,8 tỷ USD). Cần lưu ý rằng 53,59% vốn nhà nước tại SAB đã được bán cho Công ty TNHH Vietnam Beverage (sở hữu bởi ThaiBev) với giá 5 tỷ USD năm 2017.

    Những công ty đáng chú ý trong kế hoạch thoái vốn bao gồm PLX (Nắm giữ, giá mục tiêu 45.700đ), HVN (Tăng tỷ trọng, giá mục tiêu 26.500đ), VGC (Mua vào, giá mục tiêu 20.100đ), VEA (Mua vào, giá mục tiêu 41.120đ) và ACV (Mua vào, giá mục tiêu 68.600đ).

    Theo HSC.

    ==================================================

    LÊ HÙNG

    TƯ VẤN – ỦY THÁC – HỢP TÁC ĐẦU TƯ CHUYÊN NGHIỆP.

    Liên hệ: 0961 498 596.

    Facebook: https://www.facebook.com/cophieu86/

    Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.

    ==================================================

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn