MARKET STRATEGY WEEKLY 25/05 – 29/05/2020: VÀO VÙNG ÁP THẤP - TRONG TẦM KIỂM SOÁT. | Phân tích cổ phiếu - Hợp tác đầu tư

MARKET STRATEGY WEEKLY 25/05 – 29/05/2020: VÀO VÙNG ÁP THẤP – TRONG TẦM KIỂM SOÁT.

Lượt xem:4602 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • Diễn biến thị trường quốc tế:

    Bất chấp dữ liệu kinh tế u ám khiến thị trường điều chỉnh vào cuối tuần, đặc biệt là thị trường Hồng Kông và Trung Quốc, phần lớn các chỉ số chứng khoán đều tăng trong tuần vừa qua nhờ việc tái mở cửa nền kinh tế và bắt đầu dỡ bỏ các lệnh hạn chế đối với kinh doanh. Tâm lý thị trường cũng được cải thiện bởi sự lạc quan ngày càng tăng về một loại vắc-xin ngừa Covid-19 tiềm năng.  

    Tuần qua, Dow Jones vọt 3,3%, đánh dấu tuần tăng mạnh nhất kể từ ngày 09/04/2020. S&P 500 và Nasdaq Composite cũng tăng hơn 3% trong tuần này. Chỉ số vốn hóa nhỏ Russell 2000 vượt qua các chỉ số vốn hóa lớn trong tuần này với mức leo dốc hơn 7%. Trung Quốc sắp ra luật an ninh với Hong Kong, Hang Seng mất hơn 3%/

    Thị trường chứng khoán tỏ ra không liên quan tới bức tranh vĩ mô u ám, dốc sức giữ đà tăng tốc nhờ kỳ vọng kinh tế mỹ sẽ phục hồi vào cuối năm 2021, bên cạnh đó phao cứu sinh cho nền kinh tế Mỹ lúc này là 4 gói kích thích kinh tế được Quốc hội Mỹ phê chuẩn kể từ tháng 3.

    Tuy nhiên, sự tích cực về vắc-xin ngừa Covid-19 và tái mở cửa kinh tế đã bị kìm hãm khi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, gây sức ép lên tâm lý thị trường trong tuần sau khi Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật có thể cấm các công ty Trung Quốc như Alibaba và Baidu niêm yết trên các sàn giao dịch của Mỹ.

    Bên cạnh đó là việc các Ngân hàng Trung ương đã triển khai tổng cộng khoảng 4.000 tỷ USD để mua tài sản trong 8 tuần qua và vốn hóa thị trường cổ phiếu toàn cầu đã tăng thêm 15.000 tỷ USD. Đồng thời, các Ngân hàng Trung ương đã chi ra 2,4 tỷ USD mỗi giờ để mua tài sản tài chính.

    Tình hình dịch Covid-19:

    Tuần này đánh dấu lần đầu tiên số ca nhiễm mới/ngày tại các quốc gia mới nổi lớn hơn số ca nhiễm mới/ngày tại các quốc gia phát triển, cho thấy virus đang bắt đầu lây lan rộng tại những quốc gia nghèo với mật độ dân số cao. Một số vấn đề đối với các quốc gia đang phát triển này là:

    (i) tỷ lệ đầu tư cơ sở hạ tầng y tế so với GDP thấp, với các trang thiết bị nghèo nàn, khiến việc chữa trị cho người bệnh kém hiệu quả;

    (ii)các biện pháp đóng cửa phong tỏa không được triển khai toàn diện, và một số quốc gia mới nổi đã bắt đầu nới lỏng các chính sách hạn chế do chi phí kinh tế quá lớn của biện pháp giãn cách xã hội. Một số quốc gia đang nới lỏng lệnh đóng cửa gồm Brazil, Ấn Độ và Nga.

    (iii)nền kinh tế của hầu hết các quốc gia mới nổi đều đã bắt đầu chịu áp lực từ giãn cách xã hội và hiệu ứng domino từ các nền kinh tế phát triển. Hơn một nửa các quốc gia trên thế giới đã tìm đến sự giúp đỡ từ IMF khi tiền tệ của họ bị mất giá trầm trọng, do đó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ nước ngoài và đối mặt với nguy cơ lạm phát gia tăng.

    Mối quan hệ Mỹ-Trung đối mặt với nhiều thách thức hơn:

    • Kỳ họp Hội đồng nhân dân quốc gia của Trung Quốc diễn ra vào thứ Sáu vừa qua không có nhiều bất ngờ về mặt kinh tế nhưng đã phát sinh một số vấn đề chính trị khiến mối quan hệ Mỹ Trung xuống cấp trầm trọng hơn.
    • Từ thứ Tư tuần qua, Nhà Trắng đã tuyên bố thắt chặt các biện pháp hạn chế công ty công nghệ Trung Quốc Huawei sử dụng công nghệ hoặc thiết kế phần mềm của Mỹ đê sản xuất các sản phẩm bán dẫn ngoài nước Mỹ. Cùng ngày Thượng viện Mỹ thông qua dự luật có thể truất quyền niêm yết cổ phiếu của các công ty Trung Quốc trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ bằng cách yêu cầu các công ty này phải chứng tỏ rằng họ không bị sở hữu hoặc kiểm soát bởi một chính phủ nước ngoài.  Sau đó, thông tin chính quyền Bắc Kinh sẽ áp dụng luật an ninh quốc gia lên Hong Kong đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Washington. Tuy nhiên, phía Trung Quốc dường như vẫn sẵn sàng triển khai kế hoạch này để can thiệp vào tình hình tại Hong Kong, khiến căng thẳng Mỹ Trung leo thang trở lại.
    • Căng thẳng địa chính trị giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không phải là một vấn đề cũ. Nhưng những diễn biến leo thang gần nhất có thể là một rủi ro lớn đến khả năng phục hồi kinh tế thế giới hậu đại dịc Covid-19. Do đó, những tiến triển sắp tới trong mối quan hệ Mỹ-Trung rất đáng được quan tâm theo dõi.

    Trung Quốc bỏ qua mục tiêu GDP, cam kết chi tiêu cao hơn: Theo báo cáo công tác chính phủ Trung Quốc do Thủ tướng Lý Khắc Cường đọc tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ ba Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Khóa XIII, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2020 và cam kết đẩy mạnh chi tiêu, cũng như cũng cấp tài chính để hỗ trợ nền kinh tế. Động thái này đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc không đặt mục tiêu GDP kể từ năm 1990, khi chính phủ bắt đầu công bố các mục tiêu như vậy.

    THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM:

    Tin vĩ mô đáng chú ý trong tuần:

    • Panasonic sắp chuyển sản xuất đồ gia dụng từ Thái Lan sang Việt Nam: Panasonic sẽ dừng sản xuất máy giặt và tủ lạnh tại Thái Lan trong tháng 9 và 10. Nhà máy ở ngoại ô Bangkok và trung tâm nghiên cứu phát triển ở gần đều bị đóng cửa sau đó. Với động thái chuyển dây chuyền sản xuất qua Việt Nam, Panasonic muốn giảm chi phí. Nhà máy ở Việt Nam, hiện là trung tâm sản xuất máy giặt và tủ lạnh lớn nhất của Panasonic ở Đông Nam Á, được xây dựng ở ngoại ô Hà Nội và đang dư thừa công suất.
    • S&P giữ xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở BB, triển vọng ổn định: Ngày 21/5, tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (S&P) thông báo duy trì xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB, với triển vọng ổn định, theo thông tin từ Bộ Tài chính. S&P đánh giá kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi mạnh mẽ sau khoảng thời gian giảm tốc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
    • Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng đón nhà đầu tư mới và doanh nghiệp dịch chuyển sản xuất, dự báo kinh tế Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng 4-5% trong năm nay. Nền kinh tế sẽ không suy thoái như một số quốc gia láng giềng.Việt Nam sẵn sàng đón nhận nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư dự án mới hoặc chuyển dây chuyển sản xuất từ quốc gia khác sang Việt Nam. Chống dịch tốt, có lợi thế về vị trí địa lý, tham gia nhiều FTA nhưng Việt Nam không phải “thỏi nam châm” duy nhất trong cuộc đua hút FDI. Nếu so với Indonesia, Việt Nam có lợi thế gần Trung Quốc nên khoảng cách vận chuyển thuận lợi, thể chế chính trị rất hỗ trợ doanh nghiệp, có nhiều ưu đãi cho các dự án FDI lớn

     

    Đồ thị Vnindex 22/05/2020.

     

    Diễn biến thị trường chứng khoán trong nước:

    TTCK Việt Nam tiếp tục có tuần tăng thứ 3 liên tiếp nhờ dòng tiền tiếp tục đổ vào thị trường đặc biệt ở bộ 3 chỉ số ETF, bên cạnh đó số tài khoản mở mới cũng không ngừng tăng trong tháng 3 và tháng 4 vừa qua, ngoài ra tín hiệu tích cực từ khối ngoại giảm bán ròng cũng hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư trong tuần vừa qua. Với việc liên tếp vượt các ngưỡng 850 điểm đến 860 điểm, độ rộng thị trường khá tích cực với 200 mã tăng, 162 mã giảm giá và 19 mã đứng giá. Nhóm Vn30 thậm chí có tới 26 mã tăng giá và chỉ 3 mã giảm giá trong tuần vừa qua.

    Thị trường đã tạo sự lan tỏa rộng khắp ở các nhóm cổ phiếu, ngoài nhóm Vn30 thì nhóm ETF cũng có mức tăng rất tốt, đặc biệt ở nhóm Finlead và FinSelect. Theo đó, nhóm Finlead tăng ở mức 4,48%, tiếp đến là nhóm Finselect tăng 3,81%, nhóm Diamond tăng 1,72%. Ngoài ra nhóm Midcap có mức tăng 0,97% và Smallcap tăng 1,02%. Tuần vừa qua cũng là tuần tăng thứ 4 liên tiếp của nhóm midcap và tuần tăng thứ 7 liên tiếp của nhóm Smallcap.

    TTCK đã trở thành kênh đầu tư hấp dẫn hơn cả trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục tàn phá nhiều nền kinh tế trên thế giới. Riêng đối với TTCK Việt Nam, việc kiểm soát tốt dịch bệnh kèm theo việc mở cửa lại các địa điểm công cộng, các cơ sở kinh doanh, cung cấp dịch vụ…, đã và đang khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên tốt hơn.

    Tâm lý nhà đầu tư tích cực, đặc biệt thị trường liên tục bứt phá tăng điểm khi khả năng hồi phục của nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch được nhiều tổ chức kinh tế đánh giá cao. Theo WB, nền kinh tế Việt Nam có thể sẽ khởi sắc sau khi nới lỏng giãn cách xã hội và mức xếp hạng “ổn định” của Fitch đưa ra gần đây khẳng định viễn cảnh tăng trưởng mạnh trong trung hạn của Việt Nam, dựa trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, mức nợ chính phủ thấp và khu vực kinh tế đối ngoại có khả năng chống chịu, bao gồm cả dự trữ ngoại hối ở mức khá lớn.

    Về xu hướng dòng tiền: Về xu hướng dòng tiền: Dòng tiền mới đổ vào thị trường vẫn rất lớn dù đã hạ nhiệt so với tuần trước đó. Giá trị khớp lệnh tuần vừa qua đạt 4.493 tỷ đồng, giảm 6,3% so với tuần trước. Trong khi đó, tổng giá trị giao dịch đạt trên 5.495 tỷ đồng (giảm 12%) tuy vậy 2 tuần vừa qua cũng là 2 tuần thanh khoản đạt mức cao nhất kể từ năm 2018.

    Về giao dịch của khối ngoại: Khối ngoại đã quay trở lại mua ròng trong phiên cuối tuần tuy nhiên tính cả tuần thì vẫn bán ròng nhưng chỉ ở mức thấp. Theo đó, trong tuần vừa qua họ đã bán ròng tổng cộng 112,6 tỷ đồng, trong đó bán ròng thông qua khớp lệnh là 213,9 tỷ đồng, đây cũng là tuần bán ròng thấp so với chuỗi bán ròng trước đó.

    Về dòng vốn đầu tư quốc tế: Mạch mua ròng của NĐTNN tại Indonesia đã trở lại trong tuần này tuy nhiên vẫn duy trì rút ròng ở một số thị trường lớn như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Brazil, Thái Lan…Ở thị trường trong nước, dòng vốn đầu tư quốc tế qua kênh ETF đã trở lại mua ròng mạnh trong tuần vừa qua nhờ ETF Finlead trong khi bán ròng ở quỹ VanEck, kể từ đầu năm cho tới nay dòng vốn qua kênh ETF bị rút khoảng 53,9 triệu USD, chủ yếu tập trung ở 2 quỹ VanEck và FTSE Vietnam.

    Kết Luận: Trong tuần trước chúng tôi đã nhắc đi nhắc lại : Thị trường điều chỉnh rung lắc là cần thiết. CHƯA THỂ LÀ PHÂN PHỐI VÀ ĐÀ TĂNG VẪN CÒN. Quý vị có thể theo dõi bản tin tuần trước tại (https://cophieu86.com/market-strategy-weekly-18-05-22-05-2020-da-tang-chua-cham-dut/). Thị trường chứng khoán là thị trường của kỳ vọng vào tương lai chứ hiện nó không đồng pha với dữ liệu kinh tế. Hay nói cách khác là bất chấp số liệu kinh tế đầy u ám do đại dịch Covid-19 gây ra tác động mạnh mẽ đến GDP toàn cầu, tỷ lệ thất nghiệp cho tới PMI,…nhưng các tài sản rủi ro vẫn phục hồi mạnh mẽ sau thời gian giảm mạnh.

    Chứng khoán toàn cầu thoát đáy đã gần 2 tháng và câu hỏi của phần lớn giới đầu tư đến lúc này vẫn xoay quanh câu chuyện vì sao các chỉ số chứng khoán lại tách rời khỏi các chỉ báo kinh tế.. Trong ngắn hạn dòng tiền nội vẫn đang là yếu tố quan trọng nâng đỡ thị trường hồi phục, tuy nhiên cũng cần lưu ý áp lực chốt lời đang gia tăng mạnh mẽ sau khi đa phần các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đã tăng giá mạnh và xác lập mặt bằng giá mới trong 2 tháng vừa qua. Có thể thấy, áp lực chốt lời đã không làm thị trường giảm điểm trong khi độ rộng thị trường vẫn tích cực cho thấy dòng tiền mới vẫn kỳ vọng thị trường sẽ mở rộng đà tăng..  Một khả năng khác là dòng tiền vẫn chờ đợt một sự điều chỉnh thực sự ở chỉ số chung chứ không chỉ ở mặt bằng cổ phiếu khi đó nhịp giảm sẽ retest các mức hỗ trợ thấp hơn..Mặt bằng chung các cổ phiếu cũng đã có sự phục hồi tốt kể từ giai đoạn đáy 660 điểm. Thị trường điều chỉnh rung lắc là cần thiết..

    Chúng ta không nên đoán đỉnh đoán đáy, qua đỉnh mới thấy đỉnh hãy để mọi thứ tự nhiên, tài khoản của quý vị cũng nên để gia tăng tự nhiên. Không có lý do gì để thị trường đảo chiều ngay lúc này. Ai lướt sóng ngắn theo kỹ thuật tranh thủ các nhịp nhỏ của thị trường phụ thuộc vào trường phái chiến lược của từng người. Đây cũng là thời điểm dành cho những cổ phiếu, ngành có câu chuyện riêng, Trồng cây gì nuôi con gì mới là quan trọng! Hãy tiến hành  sàng lọc các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn đầu tư giá trị. Hãy đầu tư vào các doanh nghiệp triển vọng hơn là việc cố gắng dự báo thị trường đang đi đâu về đâu.

    Các kích bản thị trường trong tuần tới:

    Kịch bản 1 (lạc quan 60%): VN-Index điều chỉnh kiểm nghiệm trendline vùng 840+/- trước khi bứt phá qua ngưỡng 860 điểm hướng lên vùng 880 điểm!

    Kịch bản 2 (Thận trọng 40%): Chỉ số VN-Index điều chỉnh sideway quanh ngưỡng 820-860 điểm.

    Chiến lược đầu tư:. Đối với một số khách hàng của chúng tôi chia sẻ riêng bắt đáy vùng 670 660 thì đến nay, Tiếp tục nắm giữ và để cho lãi chạy nên có sẵn các kịch bản để ứng xử phù hợp bất kể thị trường đi theo chiều hướng nào khi tình hình dịch bệnh trên toàn cầu chưa được kiểm soát triệt để. Đối với NĐT mới, Hạn chế mua đuổi trong những phiên tăng giá và sử dụng tỷ lệ margin cao, tuân thủ chặt chẽ quy tắc cắt lỗ để bảo toàn trạng thái tài khoản.

    Danh mục cổ phiếu chúng tôi theo dõi gồm: Nhóm Công nghệ: FPT, VGI, CTR; Thực phẩm: VNM, MSN, VOC, VLC; SX&PP Điện: BTP, POW, PPC; Dược phẩm: DBD, IMP, DNM; Vật liệu xây dựng: HPG, PLC, KSB; Hưởng lợi giá dầu giảm: DRC, BMP, AAA; phân bón: DCM DPM, BFC; Ngân hàng: VCB STB CTG; BĐS khu CN: PHR, SZC. Thủy sản : MPC, VHC.

    Bản tin này chúng tôi thu thập thông tin nhiều nguồn tin cậy, tuy nhiên chúng tôi không đảm bảo chắc chắn sự chính xác hoàn toàn và đầy đủ. Các nhận định trong báo cáo được đưa ra dựa trên cơ sở phân tích chi tiết, cẩn thận, theo đánh giá chủ quan của người viết và là hợp lý trong thời điểm đưa ra báo cáo. Các nhận định trong báo cáo có thể thay đổi bất kì lúc nào mà không báo trước. Báo cáo này không nên được diễn giải như một đề nghị mua hay bán bất cứ một cổ phiếu nào. ĐỂ CÓ CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH MUA BÁN TỪNG CỔ PHIẾU, QUẢN TRỊ DANH MỤC THÌ XIN LIÊN HỆ VÀO HOTLINE.

    Xin chân thành cảm ơn!

    Source: MBS

    ==================================================

    LÊ HÙNG

    TƯ VẤN – ỦY THÁC – HỢP TÁC ĐẦU TƯ CHUYÊN NGHIỆP.

    Đối tác của cophieu86.com : MBS, HSC, VPS….
    Liên hệ: 0961 498 596.

    Facebook: https://www.facebook.com/cophieu86/

    Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.

    ==================================================

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn