Điểm tin sáng 13/08: Tuần qua vàng thế giới giảm, đồng USD tăng mạnh

Điểm tin sáng 13/08: Tuần qua vàng thế giới giảm, đồng USD tăng mạnh

Lượt xem:1441 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • Phân tích, nhận định TT ngày 13/08:

    Tiếp tục tăng điểm trong nghi ngờ. Chỉ báo ngắn hạn cho thấy VN-Index đang có hỗ trợ tại 954-963 điểm và kháng cự tại vùng 975-981 điểm. Nhận định phiên giao dịch đầu tuần 13/08, khả năng VN-Index vẫn có hiện tượng rung lắc và giao động trong biên độ hẹp. Mức kháng cự tiếp theo nằm tại mốc 981 điểm và hỗ trợ tại 954 điểm. Chi tiết xem tại đây.

    Thị trường phiên 10/08:

    Vnindex tăng với GTGD vẫn thấp hơn bình quân gần đây. Độ rộng thị trường mở rộng, có 22 mã tăng trần và 27 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của NĐTNN giảm và khối này bán ròng nhẹ. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra kém sôi động hơn với giao dịch thỏa thuận lớn diễn ra ở các mã NVL & GEX; giao dịch thỏa thuận nhỏ diễn ra ở mã VHM.

    Khối ngoại tích cực mua VCB; HPG và HDB. Đồng thời tích cực bán HDB và VCB.

    Các mã ngân hàng nhìn chung tăng, dẫn đầu là TCB và HDB.

    Các mã tài chính phi ngân hàng nhìn chung tăng, dẫn đầu là cổ phiếu ngành chứng khoán.

    Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ biến động trái chiều và tăng, dẫn đầu là QNS và MWG.

    Cổ phiếu ngành công nghệ biến động trái chiều với FPT tăng trong khi YEG giảm nhẹ.

    Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiều và giảm, dẫn đầu là AAA và HHS.

    Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản biến động trái chiều với GTN và HAG tăng trong khi HNG và DPM giảm.

    Cổ phiếu ngành dược phẩm biến động trái chiều với DHG và DMC tăng trong khi IMP và TRA giảm.

    Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic biến động trái chiều và giảm, dẫn đầu là HVN và GMD

    Tin trong nước

    Đạm Phú Mỹ có thể “về một nhà” với Đạm Cà Mau. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, đã và đang xây dựng phương án tối ưu nhất trong đó bao gồm cả việc hợp nhất 2 Đạm Phú Mỹ (DPM) và Đạm Cà Mau (DCM) để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét.

    VNM: Vinamilk đầu tư 4.000 tỉ đồng làm ‘siêu’ trang trại bò sữa ở Cần Thơ. Theo UBND TP.Cần Thơ, khi dự án “Tổ hợp các trang trại bò sữa công nghệ cao” triển khai và đi vào hoạt động còn hình thành một khu vực chuyên canh với hàng nghìn hecta canh tác thức ăn cho bò sữa và gia súc xung quanh các trang trại, tạo ra hàng nghìn việc làm. Với hạt nhân là các trang trại của Vinamilk còn tạo hiệu ứng tiếp theo là sự ra đời của hàng trăm trang trại tư nhân, của nông dân, cùng tham gia vào trong chuỗi giá trị do Vinamilk dẫn dắt.

    VIC: VINFAST hợp tác với SIEMENS sản xuất xe buýt điện. Hai hợp đồng vừa được ký kết với đối tác Siemens khẳng định rõ cam kết của VinFast trong việc sản xuất ra những chiếc xe buýt điện an toàn, tiện nghi, chất lượng cao, vì một tương lai xanh cho người dân VN. Đây sẽ là một giải pháp tiên phong góp phần thay đổi hệ thống vận tải công cộng tại VN”, ông Võ Quang Huệ, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup phụ trách dự án VinFast, phát biểu.

    AAA: Vinh danh trong top 3 doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR tốt nhất năm 2018. Tại Lễ công bố kết quả bình chọn “Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động Quan hệ Nhà đầu tư (IR) tốt nhất năm 2018 do Vietstock phối hợp với Tạp chí điện tử Tài chính và Cuộc sống điện tử – FiLi.vn tổ chức, Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát đã xuất sắc vượt qua 686 doanh nghiệp niêm yết và được bình chọn trong Top 3 “Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động Quan hệ Nhà đầu tư (IR) tốt nhất năm 2018”.

    HSG: Theo công bố thông tin, bà Hoàng Thị Xuân Hương – em gái Phó tổng giám đốc Hoàng Đức Huy của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vừa thông báo đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu HSG. Bà Xuân Hương đồng thời cũng là vợ cũ của Chủ tịch HĐQT Lê Phước Vũ. Giao dịch sẽ được thực hiện theo phương thức thỏa thuận/khớp lệnh. Thời gian thực hiện dự kiến từ 15/8 đến 13/9. Trước đó, bà Hương không sở hữu cổ phiếu HSG.

    ANV: Chủ tịch Doãn Tới đã mua 2 triệu cổ phiếu ANV.  Ông Doãn Tới – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP Nam Việt (HOSE: ANV) vừa thông báo mua xong 2 triệu cổ phiếu ANV trong thời gian từ 10/7 đến 8/8. Sau giao dịch trên, vị Chủ tịch đã nắm giữ 58,9 triệu cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ sở hữu 47,11% vốn điều lệ ANV. Hoạt động kinh doanh của Nam Việt trong những năm gần đây ghi nhận kết quả vượt bậc. Năm 2017, công ty lãi 144 tỷ đồng, gấp 10,7 lần năm 2016. Trong 6 tháng đầu năm 2018, ANV lãi 193 tỷ, gấp 3,6 lần cùng kỳ.

    Tuần 13 – 19/8, 22 doanh nghiệp thực hiện chốt quyền cổ tức, phần lớn chi trả bằng tiền: GEX, FPT, CTD, DIG, PPG, PMC, TMX, NQT, KCE, PPG, SMA, TDT, NQB, MCC, TA6, CCI, NST, MH3, MRF, KHW, V12.

    Chốt quyền chi trả tỷ lệ cao nhất tuần thuộc về Coteccons (CTD) với 50% bằng tiền. Một doanh nghiệp khác trả cổ tức cao là Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam (Mã: GEX) với 10% bằng tiền và 20% cổ phiếu thưởng. FPT thực hiện chốt quyền 10% bằng tiền. Với hình thức trả bằng cổ phiếu, CTCP Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn (Mã: SMA) chốt quyền 18%.

    Thị trường chứng khoán châu Á & các đồng tiền chính

    Thị trường chứng khoán Châu Á biến động trái chiều hôm thứ 6 khi thị trường Phố Wall giảm vào hôm thứ 5. Về các đồng tiền, đồng USD phá vỡ biên độ dao động trung hạn hôm nay so với giỏ các đồng tiền tính theo tỷ trọng thương mại (chỉ số đô la ICE ở vào 95,938). So với đồng USD, đồng Euro yếu đi (tỷ giá EUR/USD ở vào 1,1470); đồng Bảng Anh tiếp tục mất giá do những lo ngại về Brexit (tỷ giá GBP/USD ở vào 1,2781); đồng Yên mạnh lên (tỷ giá USD/JPY ở vào 110,95); trong khi đó đồng NDT yếu đi (tỷ giá USD/CNY ở vào 6,8528).

    Giá dầu dao động trong biên độ hẹp

    Tuần qua, giá dầu thô WTI giảm 1.3%, giá dầu Brent mất 0.6%. Các hợp đồng dầu thô tương lai quay đầu tăng mạnh trong ngày thứ Sáu (10/08), khi dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu gia tăng, cùng với sự gia tăng nguồn cung từ Nga, đã bù đắp những lo ngại về căng thẳng thương mại có thể làm giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm năng lượng trên toàn cầu, MarketWatch đưa tin.

    Vào ngày thứ Sáu, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu thêm 110,000 thùng/ngày lên 1.5 triệu thùng/ngày trong năm 2019. Báo cáo định kỳ hàng tháng của cơ quan này cũng cho biết nguồn cung toàn cầu tăng 300,000 thùng/ngày trong tháng trước, chủ yếu là vì sản lượng tăng cao từ Nga và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). Tamas Varga, Chuyên gia phân tích tại PVM, nhận định: “Khả năng tích cực nhiều hơn tiêu cực bởi vì sự thay đổi triển vọng nhu cầu”.

    Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9 trên sàn Nymex tiến 82 xu (tương đương 1.2%) lên 67.63 USD/thùng, qua đó giúp chấm dứt mạch 2 phiên giảm liên tiếp của hợp đồng này.

    Nhà đầu tư cũng đang quan sát các động thái đáp trả thuế quan từ Mỹ và Trung Quốc, với lo ngại rằng xung đột thương mại có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu. Cho đến nay, dầu WTI đã được loại khỏi danh sách đánh thuế của Trung Quốc.

    Ở mặt bằng giá hiện tại, thị trường có vẻ đang chịu tác động cân bằng từ hai yếu tố trái chiều. Một mặt, thị trường lưu ý đến tranh chấp thương mại hiện tại giữa Mỹ và Trung Quốc nóng lên với động thái áp thuế 16 tỷ USD hàng hóa từ cả hai phía đang ở giai đoạn chuẩn bị cuối cùng để bắt đầu áp dụng từ ngày 23/8/2018. Mặt khác, thị trường cũng nỗ lực ước tính mức sụt giảm trong xuất khẩu dầu của Iran trong những tháng tới. Con số ước tính dao động từ 500.000 – 1.300.000 thùng/ ngày. Nếu mức giảm rơi vào cận dưới của biên độ trên thì các nước OPEC khác có thể dễ dàng bù đắp thiếu hụt và theo đó không ảnh hưởng đến giá dầu. Tuy nhiên, như chúng tôi đã từng đề cập trước đó, nếu xuất khẩu của Iran giảm đến hơn 1 triệu thùng/ngày, thì việc bù đắp sẽ khó khăn hơn nhiều.

    Do đó, NĐT sẽ chờ đợi quyết định từ các nước như Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản để xem các nước này có tham gia lệnh trừng phạt của Mỹ hay sẽ muốn đứng ngoài. Trung Quốc đã cho biết nước này không muốn tham gia lệnh trừng phạt, tuy nhiên Sinopec cũng xốt xắng bỏ dầu thô của Mỹ ra khỏi danh sách áp thuế.

    Tin thế giới

    Vàng thế giới suy yếu tuần qua khi đồng USD tăng mạnh. Các hợp đồng vàng tương lai giảm nhẹ trong ngày thứ Sáu (10/08), đồng thời ghi nhận đà sụt giảm trong tuần qua, khi đà tăng mạnh của đồng USD đã lấn át những lo ngại ngày càng tăng rằng cuộc khủng hoảng tiền tệ tại Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ lan rộng, MarketWatch đưa tin.

    Thị trường chứng khoán Mỹ sụt điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, khi cuộc khủng hoảng kinh tế trở nên trầm trọng hơn ở Thổ Nhĩ Kỳ đẩy giá cổ phiếu ngân hàng tuột dốc và khiến nhà đầu tư thoái vốn mạnh khỏi các tài sản có mức độ rủi ro cao hơn.

    Chính phủ Nhật Bản công bố GDP Q2 tăng trưởng tốt hơn kỳ vọng, tăng 1,9% so với cùng kỳ (thị trường dự báo tăng 1,4% so với cùng kỳ). Trước đó GDP Q1 giảm 0,9%. GDP Q2 cũng tăng 0,5% so với quý liền trước sau khi giảm 0,2% so với quý liền trước trong Q1. Tiêu dùng tư nhân (chiếm khoảng 60% GDP) tăng 0,7% so với quý liền trước và đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GDP Q2. Nhờ doanh số bán ô tô và đồ gia dụng tăng. Đầu tư vốn cơ bản tăng 1,3% so với quý liền trước. Cuối cùng, nhu cầu bên ngoài (bằng kim ngạch xuất khẩu trừ kim ngạch nhập khẩu) làm mất đi 0,1% tăng trưởng của GDP.

    Nhà chức trách Nhật Bản sẽ cảm thấy nhẹ gánh khi tiêu dùng tăng lên sau khi lương tăng trước đó. Rủi ro lớn nhất là sự suy giảm tăng trưởng xuất khẩu. Nhật Bản đang lo ngại thuế ô tô do Mỹ áp đặt. Ở vấn đề này, đã có một cuộc gặp diễn ra hôm qua giữa Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi bàn về vấn đề thương mại. Mỹ muốn có hiệp định thương mại song phương với Nhật Bản trong khi Nhật muốn thỏa thuận đa phương. Và chưa có tiến triển gì được công bố từ cuộc họp này.

    Trong báo cáo công bố tối qua, Bộ Lao động Mỹ cho biết chỉ số PPI tháng 7 không đổi so với tháng liền trước sau khi tăng 0,3% so với tháng liền trước trong tháng 6. So với cùng kỳ năm trước, PPI tháng 7 tăng 3,3%, giảm tốc so với mức tăng 3,4% so với cùng kỳ trong tháng 6.

    Chỉ số PPI cốt lõi tháng 7, không tính biến động thành phần lương thực, năng lượng và dịch vụ tăng 0,3% so với tháng liền trước và tăng 2,8% so với cùng kỳ, tăng tốc nhẹ so với mức tăng 2,7% so với cùng kỳ trong tháng 6. CPI cốt lỗi của Mỹ sẽ được công bố vào cuối ngày hôm nay và đây là số liệu được theo dõi sát sao. Chúng tôi nhắc lại rằng chỉ số PCE, không bao gồm lương thực và năng lượng (công cụ đo lường lạm phát ưu thích của Fed) trong tháng 6 tăng 1,9% so với cùng kỳ, rất sát mới mục tiêu chính thức là 2%.

    Biến động PPI của Mỹ tương tự với xu hướng quan sát được ở PPI và CPI của Trung Quốc công bố hôm qua, cho thấy sự gia tăng nhẹ ở áp lực giá cả chung và chưa có bất kỳ dấu hiệu nào về khả năng tăng tốc mạnh. Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu ban đầu cho thấy các đợt áp thuế đang bắt đầu có tác động.

    —————————

    Bùi Thị Lam Giang – Quản lý tài khoản chứng khoán
    (Hỗ trợ tư vấn đầu tư – mở tài khoản chứng khoán)
    Điện thoại: 0911524555

    Tư vấn chuyên sâu trên Skype: cophieu86.com
    https://www.facebook.com/cophieu86/
    Website: www.cophieu86.com
    Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn