Phân tích, nhận định thị trường ngày 07/08:
Các chỉ báo ngăn hạn cho thấy VN-Index đang có mốc hỗ trợ tại vùng 935-955 điểm và kháng cự tại 961 điểm. Nhận định thị trường phiên mai VN-Index khả năng sẽ tiếp tục giằng co quanh mốc 961 điểm. Rất có thể trong một vài phiên tới nhóm bank sẽ làm trụ kéo để thị trường bứt phá khỏi khu vực hiện tại tạo một xu thế mới. Chi tiết xem tại đây.
Thị trường phiên 06/08:
Vnindex tăng nhẹ với GTGD vẫn thấp hơn bình quân gần đây. Độ rộng thị trường thu hẹp, có 21 mã tăng trần và 16 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của NĐTNN giảm và khối này bán ròng mạnh. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động hơn với giao dịch thỏa thuận lớn diễn ra ở các mã HNG & VIC, giao dịch thỏa thuận nhỏ diễn ra ở mã EIB.
Khối ngoại tích cực mua VIC, VNM và HPG. Đồng thời tích cực bán VRE và VHM.
• Các mã ngân hàng biến động trái chiều và tăng, dẫn đầu là BID và EIB.
• Các mã tài chính phi ngân hàng đồng loạt giảm, dẫn đầu là cổ phiếu ngành chứng khoán.
• Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ biến động trái chiều và giảm, dẫn đầu là BHN và PNJ.
• Cổ phiếu ngành công nghệ đồng loạt giảm, dẫn đầu là YEG.
• Cổ phiếu ngành sản xuất nhìn chung giảm, dẫn đầu là HSG và NKG.
• Cổ phiếu dầu khí biến động trái chiều với GAS và PLX tăng trong khi PVD và PVS giảm. PXS tăng trần hôm qua.
• Cổ phiếu BĐS và xây dựng biến động trái chiều và giảm, dẫn đầu là CTD và CTI.
• Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản biến động trái chiều và tăng, dẫn đầu là VHC và DPM. GTN đóng cửa tăng trần.
• Cổ phiếu ngành dược phẩm lình xình.
• Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic biến động trái chiều và giảm, dẫn đầu là GMD và HVN.
Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động trong biên độ hẹp
Vnindex biến động trong biên độ hẹp trong phiên hôm qua. GAS đóng góp nhiều nhất vào sự tăng điểm của index. Mã cùng ngành tài nguyên PLX cũng tăng và lần này là trong bối cảnh giá dầu cũng tăng. MSN cũng là mã tăng. Cổ phiếu ngân hàng như VCB và CTG tăng. Trong số các mã BĐS, VRE và CII tăng. GTN tăng gần trần.
Trái lại, VNM, BHN, SAB và MWG tiếp tục giảm trong bối cảnh ngành hàng tiêu dùng & bán lẻ có KQKD không được thực sự khả quan và NĐT lo ngại doanh số bán lẻ trực tuyến ngày càng tăng. VPB, MBB và TPB là các mã ngân hàng giảm. BVH giảm sau khi tăng gần đây.
Vnindex tiếp tục ở ngay dưới đường MA 50 ngày và không rõ xu hướng. Có vẻ lực mua ở ngay dưới ngưỡng này là khá tốt nhưng ở ngay bên trên đó tâm lý NĐT lại tỏ ra thiếu tự tin. Từ đó thị trường trước mắt biến động trong một biên độ khá hẹp. Vnindex hôm qua giữ sắc xanh trong khi các chỉ số khác có sắc đỏ.
Thị trường phái sinh cũng cho thấy diễn biến trái chiều với các kỳ hạn đóng cửa chỉ cách nhau vài điểm cho dù kỳ hạn dài giảm mạnh hơn kỳ hạn ngắn. Và HĐTL cả 4 kỳ hạn thấp hơn 5-6 điểm so với chỉ số cơ sở VN30. Và đây không phải là dấu hiệu tốt về mặt tâm lý cho phiên hôm nay. Điều này một phần vì hiện đang là tháng 8, là thời gian mà nhiều NĐT hay có các kỳ nghỉ và thị trường thường lình xình. Trên thực tế, đồng CNY và thị trường chứng khoán Trung Quốc (ảnh hưởng do chiến tranh thương mại) biến động gần đây đã ảnh hưởng nhất định tới thị trường chứng khoán Việt Nam
Trong khi đó thị trường cũng có vẻ khá ổn định ở mặt bằng hiện tại. Mức cho vay margin thấp mặc dù đã tăng trở lại từ đáy. Mặt bằng định giá đã giảm xuống mức đủ để các quỹ đầu tư giá trị quay trở lại thị trường một cách dè dặt. Điều còn thiếu hiện là một cú bật giúp Vnindex vượt được ngưỡng kháng cự hiện tại.
Tin trong nước
– BIDV phải trả 1.633 tỷ đồng cho CBBank: Đây là quyết định của tòa án về việc Phạm Công Danh đã vay 1.800 tỷ đồng từ Sacombank với tài sản đảm bảo bằng tiền gửi của VNCB. Sau khi được giải ngân, số tiền này được Phạm Công Danh chuyển 1.176 tỷ đồng đến BIDV chi nhánh Sở giao dịch 2 và 457 tỷ đồng đến BIDV chi nhánh Hải Vân để trả cho các khoản nợ của Tập đoàn Thiên Thanh và các công ty riêng. HĐXX xác định số tiền trả khoản vay cho Thiên Thanh và các công ty riêng có nguồn gốc từ số tiền vật chứng vụ án, do đó cần được thu hồi trả lại cho CBBank. Việc BIDV cho vay 4.700 tỷ đồng và cấn trừ nợ bằng tài sản đảm bảo và trái phiếu đã không gây thiệt hại cho BIDV trong vụ án. Việc cấn trừ này là hoàn toàn hợp pháp theo kết luận từ HĐXX và BIDV không có nghĩa vụ trả lại CBBank.
– MSR công bố Nghị quyết HĐQT về việc phát hành cổ phiếu thưởng tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Cụ thể, ngày 31/8 tới đây Masan Resources sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện phát hành hơn 179,86 triệu cổ phiếu mới thưởng cho cổ đông. Tỷ lệ phát hành 25%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 25 cổ phiếu mới.
– QCG bị tạm dừng cấp phép và chuyển nhượng, nhiều nhà đầu tư của QCG đã không khỏi lo lắng. Cụ thể, ngày 10/5/2018, Điện lực Đà Nẵng cũng đã có công văn về việc đề nghị tạm ngừng cấp phép và chuyển nhượng bất động sản đối với dự án tổ hợp trên đến khi QCG hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo Luật Kinh doanh bất động sản. Dự án này có quy mô 4ha, trong đó có 6.910 m2 được phép chuyển quyền sử dụng đất, từng được đầu tư bởi Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai nhưng sau đó đã chuyển nhượng cho Quốc Cường Gia Lai vào tháng 3/2016.
– Traphaco (TRA) doanh thu giảm và chi phí tăng cao đã khiến lợi nhuận chỉ còn một nửa so với cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo tài chính quý 2/2018 của TRA, doanh thu quý này của công ty đạt 433 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, giá vốn bán hàng bị đội lên 10% khiến biên lợi nhuận gộp công ty giảm xuống còn 51%. Kỳ này, từ 10 tỷ đồng vay dài hạn đầu năm đã tăng lên 117 tỷ đồng. Bên cạnh đó, vay ngắn hạn cũng tăng từ 19 tỷ lên mức 46 tỷ đồng. Chi phí lãi vay đã tăng gấp gần 2,5 lần cùng kỳ năm trước, kéo theo đó là chi phí tài chính lên mức 2,8 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt ở mức 137 tỷ đồng và 56 tỷ đồng. Kết thúc quý 2, TRA mang về khoản lợi nhuận sau thuế hợp nhất 21 tỷ đồng, giảm 70% so với cùng kỳ.
Thị trường các đồng tiền chính
Đồng USD mạnh lên hôm qua so với giỏ các đồng tiền tính theo tỷ trọng thương mại (chỉ số đô la ICE ở vào 95,320). So với đồng USD, đồng Euro yếu đi (tỷ giá EUR/USD ở vào 1,1557); đồng Bảng Anh tiếp tục yếu đi trước nguy cơ cao về một Brexit không có thỏa thuận (tỷ giá GBP/USD ở vào 1,2958); đồng Yên ít biến động (tỷ giá USD/JPY ở vào 111,25); trong khi đó đồng NDT yếu đi và tỷ giá tiếp tục tăng vượt mốc 6,8 hôm qua (tỷ giá USD/CNY ở vào 6,8455).
Giá dầu tăng nhẹ
Giá dầu tăng nhẹ với giá dầu WTI trên hợp đồng tương lai ở vào 68,83 USD/thùng vào cuối thời gian giao dịch trên thị trường châu Á. Xuất hiện lực mua hỗ trợ trước những dấu hiệu cho thấy sản lượng của Saudi Arabia và Mỹ trước mắt chưa thể tăng lên.
Giá dầu tăng trong bối cảnh nhà đầu tư đánh cược sản lượng từ Iran ra thị trường giảm, sau khi Mỹ ngày 6/8 xác nhận các lệnh trừng phạt tài chính với Iran sẽ có hiệu lực từ 0h01 ET ngày 7/8 (11h giờ Hà Nội).
Đây là đợt trừng phạt thứ nhất của Mỹ, nhằm hạn chế khả năng Iran mua USD, mua bán vàng cùng các kim loại quý, mua than cùng các phần mềm công nghiệp.
Đợt trừng phạt thứ hai dự kiến triển khai vào tháng 11, nhằm vào hạ tầng năng lượng Iran, xuất khẩu dầu, làm dấy lên lo ngại thị trường thiếu nguồn cung, đẩy giá tăng.
Các yếu tố khác góp phần đẩy giá dầu tăng là sản lượng từ Arab Saudi giảm và số giàn khoan dầu đang hoạt động của Mỹ giảm 2, xuống còn 861. Theo hai nguồn tin OPEC, sản lượng dầu thô của Arab Saudi trong tháng 7 giảm 200.000 thùng/ngày so với tháng 6, xuống còn 10,29 triệu thùng/ngày.
Vào thứ 6, Baker Hughes công bố số lượng giàn khoan hoạt động tại Mỹ giảm 2 giàn khoan xuống 859 giàn khoan. KQKD Q2 của các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ không đồng đều do giá dầu giảm nhẹ và vay nợ tăng và theo đó các kế hoạch mở rộng có thể sẽ được cân nhắc lại. Theo một số nguồn tin từ OPEC cho biết sản lượng khai thác dầu thô của Saudi Arabia thực tế đã giảm xuống khoảng 10,29 triệu thùng/ngày trong tháng 7, giảm khoảng 200.000 thùng/ngày so với tháng 6.
Kết quả này có thể là do các yếu tố mùa vụ do thời tiết ở Saudi Arabia mát hơn mức thông thường một chút trong khi nước này hiện sử dụng nhiều khí hơn dầu để sản xuất điện. Nói cách khác, sản lượng giảm là do nhu cầu thời vụ giảm nhẹ. Bên cạnh đó, Saudi Arabia cũng đã phục hồi hoạt động vận chuyển qua eo biển Bab al-Mandeb sau khi bị tấn công vào tàu sân bay một tuần trước đó.
Tin thế giới
Đồng CNY mạnh lên một chút hôm qua sau khi NHTW Trung Quốc PBOC hôm thứ 6 đã thay đổi quy định khiến cho chi phí để bán khống đồng CNY tăng lên. Cụ thể PBOC quy định mức dự trữ bắt buộc 20% với các hợp đồng ngoại hối kỳ hạn. PBOC đã làm điều này vào tháng 9/2015 với những tác động không thực sự như mong muốn. Trong khi đó tỷ giá USD/CNY trên thị trường nước ngoài vào thứ 2 cố định ở mức 6,8513; là mức cao nhất kể từ tháng 5/2017; cho thấy PBOC vẫn cho phép đồng CNY yếu đi theo thị trường.
Cho dù vậy, bằng việc có động thái không khuyến khích vị thế bán khống thì đây là lần đầu tiên trong những tháng gần đây PBOC đã có hành động nhằm ổn định đồng CNY. Hầu hết các nhà quan sát kỳ vọng tỷ giá USD/CNY sẽ tăng dần về mốc 7 trong những tháng tới. Việc tỷ giá USD/CNY tăng vượt 7 có thể coi là một sự kiện lớn.
Trên thực tế vấn đề chiến tranh thương mại vẫn chưa lắng xuống. Hôm thứ 6 Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng áp thuế 60 tỷ USD hàng hóa của Mỹ nếu Mỹ áp thuế 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Và điều này cho thấy Trung Quốc sẵn sàng “chiến đấu” trường kỳ nếu cần. Mỹ hiện đang trong thời gian lấy ý kiến đối với quyết định đánh thuế và sẽ chỉ đánh thuế khi kết thúc thời gian này, có lẽ là tháng sau. Đồng thời quá trình đàm phán giữa hai nước cũng đã được nối lại với các cuộc đàm phán cấp trung đã được tổ chức gần đây.
Trung Quốc đang chuẩn bị cho một “cuộc chiến tranh kéo dài” và không sợ việc hy sinh lợi ích kinh tế ngắn hạn, tờ Global Times cho biết vào ngay tối chủ nhật. “Xem xét các yêu cầu không hợp lý của Hoa Kỳ, một cuộc chiến thương mại là một hành động với mục đích nhằm đè bẹp chủ quyền kinh tế của Trung Quốc, cố gắng buộc Trung Quốc trở thành một chư hầu kinh tế của Hoa Kỳ”. Chi tiết xem tại đây.
HCM
Thị trường tăng hôm qua với GTGD tăng, đạt 5.221,19 tỷ đồng (tương đương 224,37 triệu USD). VN index tăng 0,07% kết thúc phiên với 960,23 điểm. 114 mã tăng trong đó có 8 mã tăng trần và 155 mã giảm trong đó có 3 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 19,61% giá trị mua vào và 27,06% giá trị bán ra của toàn thị trường.
Giá trị mua vào của NĐTNN tăng về khối lượng và về tỷ trọng. Họ bán ra cũng tăng về khối lượng và về tỷ trọng. Khối ngoại bán ròng với giá trị 388,779 tỷ đồng. Chúng tôi thấy có 32 giao dịch thỏa thuận được thực hiện thành công trong hôm qua.
HSX – Chênh lệch mua bán (%)
Nhìn chung, khối ngoại tích cực mua vào các mã VIC, VNM, HPG, GAS và VRE. Họ cũng bán ra nhiều VIC, VNM, GTN, VRE và VHM. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động hơn trong ngày hôm qua với 4 giao dịch khổng lồ, 2 giao dịch rất lớn, 4 giao dịch lớn cùng các giao dịch trung bình và nhỏ, chiếm 35,09% tổng GTGD toàn thị trường.
Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 47.950.000 cổ phiếu HNG, 4.274.900 cổ phiếu VIC, 19.461.000 cổ phiếu EIB, 4.000.000 cổ phiếu GEX và 1.313.000 cổ phiếu NVL trong số các giao dịch thỏa thuận hôm qua. Mức độ tham gia giao dịch thỏa thuận của NĐTNN tăng và khối này tham gia vào giao dịch thỏa thuận cổ phiếu VIC & VHM và 9 giao dịch thỏa thuận nhỏ khác.
CCQ E1VFVN30 giảm 0,52% hôm qua và đóng cửa tại 15.400đ.
Hà Nội
Sàn Hà Nội giảm hôm qua với GTGD đạt 510,91 tỷ đồng, tương đương 21,96 triệu USD. HNIndex giảm 0,61% xuống 105,6 điểm. 60 mã tăng giá trong đó có 13 mã tăng trần và 90 mã giảm trong đó có 13 mã giảm sàn.
Khối ngoại chiếm 8,51% giá trị mua vào và 3,45% giá trị bán ra của toàn thị trường. NĐTNN mua ròng với giá trị 25,869 tỷ đồng. Chúng tôi thấy có 17 giao dịch thỏa thuận trung bình và nhỏ được thực hiện thành công, chiếm 19,49% tổng GTGD toàn thị trường. Hoạt động giao dịch thỏa thuận hôm qua diễn ra sôi động hơn.
Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 620.000 cổ phiếu HHC; 2.730.000 cổ phiếu MAC và 800.000 cổ phiếu PVS và một số giao dịch thỏa thuận rất nhỏ khác.
————————
Bùi Thị Lam Giang – Quản lý tài khoản chứng khoán
(Hỗ trợ tư vấn đầu tư – mở tài khoản chứng khoán)
Điện thoại: 0911524555
Tư vấn chuyên sâu trên Skype: cophieu86.com
https://www.facebook.com/cophieu86/
Website: www.cophieu86.com
Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.