Cập nhật cổ phiếu BID: KQKD Q3/2020 tích cực, chất lượng tài sản cải thiện.

Cập nhật cổ phiếu BID: KQKD Q3/2020 tích cực, chất lượng tài sản cải thiện.

Lượt xem:1410 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu BID ngày 30/11/2020 (theo fireant)

    KQKD Q3/2020: KQKD tích cực, chất lượng tài sản cải thiện

    KQKD Q3/2020 tích cực với lợi nhuận thuần tăng 16,2% đạt 2.108 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần 9 tháng đầu năm 2020 đạt 5.501 tỷ đồng (gần như giữ
    nguyên so với cùng kỳ năm trước), cao hơn một chút so với kỳ vọng của chúng tôi.

    Cho vay khách hàng tăng 2,54% so với đầu năm, tỷ lệ NIM tăng 62 điểm phần trăm so với quý trước sau khi giảm trong Q2/2020 trong khi chi phí
    hoạt động tăng 11,9% và chi phí dự phòng gần như đi ngang.

    Tỷ lệ nợ xấu là 1,97% (giảm 3 điểm phần trăm so với quý trước) và tỷ lệ nợ xấu mới hình thành là 0,38% (giảm 14 điểm phần trăm so với quý
    trước) đều cho thấy dấu hiệu tích cực hơn.

    Duy trì khuyến nghị Giảm tỷ trọng với giá mục tiêu là 34.200đ; thấp hơn 11,5% so với thị giá.

    Sự kiện: Công bố KQKD Q3/2020 vào ngày 29/10

    BID đã công bố KQKD Q3/2020 đáng khích lệ với lợi nhuận thuần tăng 16,2% so với cùng kỳ đạt 2.108 tỷ đồng. Kết quả trên đạt được nhờ tỷ lệ NIM hồi phục mạnh, lãi thuần HĐ dịch vụ tăng vững và lãi mua bán trái phiếu lớn. Trong khi đó chi phí dự phòng đi ngang.

    Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận thuần đạt 5.501 tỷ đồng (gần như giữ nguyên so với cùng kỳ), bằng 77,1% dự báo của HSC cho cả năm 2020. Kết quả thực hiện cao hơn một chút so với kỳ vọng của chúng tôi.

    Thu nhập lãi thuần quay trở về mức bình thường nhờ tỷ lệ NIM hồi phục

    Cho vay khách hàng chỉ tăng 0,54% so với quý trước (tăng 2,54% so với đầu năm) đạt 1,145 triệu tỷ đồng. Chúng tôi dự báo tăng trưởng tín dụng cả năm 2020 đạt 6% trong khi hạn mức tăng trưởng tín dụng được giao của Ngân hàng là 9%.

    Tiền gửi khách hàng tăng nhẹ 1,2% so với quý trước (tăng 2,8% so với đầu năm) lên 1,145 triệu tỷ đồng; theo đó hệ số LDR thuần gần như giữ nguyên so với quý trước ở mức 100%. Giấy tờ có giá phát hành giảm 2,5% so với quý trước nhưng tăng 32,6% so với đầu năm. Trong đó, trái phiếu thứ cấp ổn định ở 49.191 tỷ đồng (tăng 0,7% so với quý trước).

    Tỷ lệ NIM hồi phục mạnh trong Q3/2020, tăng 62 điểm phần trăm so với quý trước (giảm 23 điểm phần trăm so với đầu năm) lên 2,63% từ mức thấp trong Q2/2020. Điều này chủ yếu nhờ chi phí huy động giảm đáng kể, giảm 44 điểm phần trăm so với quý trước trong khi lợi suất gộp hồi phục 21 điểm phần trăm so với quý trước (giảm 91 điểm phần trăm so với đầu năm).

    Chúng tôi cho rằng BID đã tiếp tục thoái lãi dự thu vì lợi suất gộp Q3/2020 ở mức 7,05% vẫn thấp hơn nhiều so với mức khoảng 7,6% trong giai đoạn 2018-Q1/2020.

    Theo đó, thu nhập lãi thuần tăng khiêm tốn 4,5% so với cùng kỳ (tăng 32% so với quý trước) đạt 9.144 tỷ đồng trong Q3/2020 và giảm 4,4% so với cùng kỳ đạt 25.232 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2020.

    Thu nhập ngoài lãi tăng bền vững

    Tổng thu nhập ngoài lãi tăng trưởng khá tốt, tăng 14,5% so với cùng kỳ trong Q3/2020 đạt 3.248 tỷ đồng. Cơ cấu thu nhập ngoài lãi cụ thể như sau:

    Lãi thuần HĐ dịch vụ tăng ấn tượng, tăng 30,2% so với cùng kỳ đạt 1.368 tỷ đồng.

    Lãi thuần HĐ kinh doanh ngoại hối tăng 27,8% so với cùng kỳ đạt 438 tỷ đồng.

    Lãi mua bán trái phiếu đạt 398 tỷ đồng (tăng 131% so với cùng kỳ) do BID tiếp tục chốt lời danh mục trái phiếu trong bối cảnh mặt bằng lợi suất
    thấp.

    Thu nhập khác giảm 16,8% so với cùng kỳ còn 1.002 tỷ đồng do thu nhập từ thu hồi nợ xấu đạt thấp hơn so với cùng kỳ.

    Theo đó, thu nhập ngoài lãi 9 tháng đầu năm tăng vững, tăng 18,6% so với cùng kỳ đạt 9.323 tỷ đồng; nhờ Ngân hàng hạch toán đáng kể lãi mua bán trái phiếu cộng với lãi thuần HĐ dịch vụ và lãi thuần HĐ kinh doanh ngoại hối tăng trưởng tốt.

    Hiệu quả hoạt động được kiểm soát tốt

    Chi phí hoạt động tăng vừa phải 11,9% so với cùng kỳ trong Q3/2020 lên 3.931 tỷ đồng do chi phí nhân viên tăng 27,9% so với cùng kỳ lên 2.223 tỷ
    đồng. Theo đó, chi phí hoạt động 9 tháng đầu năm 2020 là 11.374 tỷ đồng (tăng 6% so với cùng kỳ). Hệ số CIR 9 tháng đầu năm 2020 là 32,9% (so với 31,3% trong 9 tháng đầu năm 2019), là mức thấp nếu so với các ngân hàng trong danh sách khuyến nghị của chúng tôi.

    Chất lượng tài sản cải thiện nhẹ

    Nợ xấu gần như giữ nguyên so với quý trước ở 22.526 tỷ đồng (tăng 15,5% so với đầu năm). Theo đó tỷ lệ nợ xấu là 1,97% (so với 2% tại thời điểm cuối Q2/2020 và 1,75% tại thời điểm cuối năm 2019). Trái lại nợ nhóm 2 tăng 20% so với quý trước sau khi giảm mạnh trong Q2/2020. Tỷ lệ nợ nhóm 2 theo đó tăng lên 2,2% từ 1,8% tại thời điểm cuối Q2/2020.

    Tuy nhiên, chi phí dự phòng gần như giữ nguyên so với cùng kỳ tại 5.758 tỷ đồng. Nếu không tính chi phí dự phòng trích lập cho trái phiếu VAMC trong Q3/2019 thì chi phí dự phòng Q3/2020 thực tế tăng 6% so với cùng kỳ.

    Tỷ lệ nợ xấu mới hình thành giảm còn 0,38% trong Q3/2020 từ 0,52% trong Q2/2020 trong khi tỷ lệ nợ xấu được xóa tăng lên 0,4% dư nợ cho vay (từ 0,22% trong Q2/2020). Tỷ lệ nợ xấu mới hình thành 9 tháng đầu năm 2020 giảm còn 1,43% so với 2,01% trong năm 2019. Tỷ lệ nợ xấu mới hình thành giảm còn phản ánh tác động của việc tái cấu trúc các khoản vay cho khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 theo Thông tư 01.

    Tỷ lệ LLR (cho nợ nhóm 3-5) tăng lên 87,1% từ 81% tại thời điểm cuối Q2/2020 và 75,1% tại thời điểm cuối năm 2019.

    Duy trì khuyến nghị Giảm tỷ trọng

    Chúng tôi duy trì khuyến nghị Giảm tỷ trọng và giá mục tiêu là 34.200đ; thấp hơn 11,5% so với thị giá hiện tại.

     

    (Nguồn : HSC)

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn