Báo cáo nhanh tình hình dịch bệnh Covid 19 và đánh giá triển vọng kinh tế toàn cầu. | Phân tích cổ phiếu - Hợp tác đầu tư

Báo cáo nhanh tình hình dịch bệnh Covid 19 và đánh giá triển vọng kinh tế toàn cầu.

Lượt xem:3159 - Ngày:
  • Chia sẻ
  •  

    1. Tình hình dịch bệnh Covid-19

    Sau một thời gian liên tục gia tăng, số lượng các ca nhiễm Covid 19 trên toàn cầu đã có xu hướng tạo đỉnh và đi ngang. Khảo sát tại các quốc gia là đầu tầu kinh tế thế giới có thể thấy tại  Mỹ và EU dịch bệnh đã có dấu hiệu tạo đỉnh và đi xuống trong khi tại TQ và Hàn Quốc đã cơ bản khống chế được dịch bệnh (nhưng chưa tuyên bố hết dịch) và hoạt động kinh tế nội địa đã và đang hồi phục mặc dù rất khó khăn. 

    Hiện tại, tất cả các quốc gia có nền kinh tế lớn và trọng yếu đối với kinh tế toàn cầu đều đang phải áp dụng chính sách giãn cách xã hội khắc nghiệt ngoại trừ Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên các biện pháp này nhiều khả năng sẽ được nới lỏng dần tại các quốc gia có số ca nhiễm mới giảm mạnh như Italy, Đức và Tây Ban Nha. Đặc biệt, tại Italy một số ngành nghề lĩnh vực sản xuất và dịch vụ thiết yếu đã được mở cửa trở lại. 

    Chúng tôi kỳ vọng các nền kinh tế như Italy, Đức và Tây Ban Nha sẽ dỡ bỏ dần các biện pháp phong tỏa trong 2 -3 tuần tới trước khi hoạt động bình thường trở lại vào cuối tháng 5 khi dịch bệnh cơ bản được khống chế. Các nền kinh tế lớn khác như Mỹ, UK và Pháp cần thêm sẽ cần thêm từ 2 đến 3 tuần so với các quốc gia trên do thời điểm áp dụng giãn cách xã hội muộn hơn.

    Hiện tại, Các quốc gia EU đã áp dụng giãn cách xã hội sớm từ đầu tháng 3 đã có dấu hiệu cho thấy dịch bệnh đang được khống chế và giảm dần mức độ lây lan là Italy, Đức và Tây Ban Nha với các ca nhiễm mới ngày 15/4/2020 đã giảm mạnh so với đỉnh lần lượt là 2972, 2138, 3961 giảm mạnh so với số ca nhiễm mới tại thời điểm đỉnh dịch là 8000 -9000 ca nhiễm mới/ngày.

    Theo kinh nghiệm từ TQ thì sau khi các ca nhiễm mới giảm mạnh, các quốc gia cần thêm 3 tuần nữa để dịch bệnh được khống chế và nền kinh tế quay trở lại trạng thái bình thường.

    Mỹ, UK, Pháp hiện tại đã cho thấy xuất hiện đỉnh dịch khi các ca nhiễm mới trong các ngày có tăng và giảm đan xen song đã cách khá xa so với những ngày cao điểm. Cụ thể, số ca nhiễm mới của ba quốc gia trên trong ngày 15/4/2020 là 26250, 5252 và 6,524 cách khá xa so với ngày cao điểm lần lượt là 31280, 6584 và 8,250. Số lượng các ca nhiễm mới tại các quốc gia này đã có xu hướng giảm rõ ràng. Dự kiến các quốc gia này sẽ kìm chế được dịch bệnh muộn hơn từ 3-4 tuần so với các quốc gia Italy, Đức và Tây Ban Nha.

    Xét trên quy mô toàn cầu dịch bệnh đã có dấu hiệu giảm dần mức độ lây lan khi các ca nhiễm mới và tử vong giảm trong các ngày gần đây và các quốc gia áp dụng chính sách giãn cách xã hội khắc nghiệt tuy nhiên để dịch bệnh hoàn toàn được khống chế và các nền kinh tế vận hành trở lại bình thường theo kinh nghiệm từ TQ có thể thấy cần ít nhất 1.5 đến 2 tháng nữa.

    2. Triển vọng kinh tế toàn cầu

    Nền kinh tế thế giới chắc chắn đã và đang bước vào một cuộc khủng hoảng khi tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp khiến các nền kinh tế đầu tầu gần như bị đình trệ hoàn toàn bởi các biện pháp phong tỏa và dãn cách xã hội. Thiệt hại kinh tế toàn cầu dự kiến theo ước tính của ADB là khoảng trên 4000 tỷ VNĐ; theo ước tính của IMF là khoảng 9,000 tỷ USD. Sự khác nhau về hai con số trên là do sự khác nhau về giả định diễn biến của dịch bệnh trong thời gian tới. IMF tỏ ra bi quan hơn vì họ đánh giá chưa biết thời điểm chính xác dịch bệnh kết thúc trong khi ADB giả định dịch bệnh sẽ tạo đỉnh trong thời gian tới và hoàn toàn được kìm chế trong năm nay. 

    Dù xảy ra hai kịch bản nào trong hai kịch bản trên thì tăng trưởng kinh tế thế giới vẫn sẽ rất ảm đảm với một năm tăng trưởng âm cao với mức suy giảm từ 1.54% (theo ADB) đến 3% (theo IMF). 

    Mặc dù, Các Chính Phủ và Ngân hàng trung ương các nước đã hành động rất quyết liệt trong việc tung ra các biện pháp hỗ trợ làm giảm sự thiệt hại của nền kinh tế trước đại dịch. Các gói kích thích tài khóa nhằm hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng do đại dịch đã lên tới 7000 tỷ USD. Các NHTU bao gồm FED, ECB và BOJ đã áp dụng chính sách tiền tệ siêu nới lỏng với mức lãi suất bằng không hoặc âm cộng thêm các chương trình mua trái phiếu với quy mô lớn nhằm hỗ trợ nền kinh tế và xoa dịu thị trường tài chính. 

    Tuy nhiên các biện pháp trên sẽ không mang lại nhiều tác dụng do nền kinh tế bị đóng băng bởi các biện pháp dãn cách xã hội. Do đó, triển vọng kinh tế thế giới năm 2020 sẽ được dựa trên triển vọng kìm chế dịch bệnh tại các đầu tàu kinh tế lớn là Mỹ, EU, TQ và Nhật Bản.

    Dự báo tăng trưởng GDP các nền kinh tế chính của IMF

    Nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với cả một cú sốc cung và một cú sốc cầu cùng một lúc khi các quốc gia thực hiện biện pháp kiểm soát dịch bệnh cứng rắn như phong tỏa toàn quốc, đóng cửa biên giới, cấm các hoạt động kinh doanh dịch vụ (nhà hàng, giải trí, du lịch, mua sắm) khiến nhu cầu tiêu dùng toàn cầu sụt giảm mạnh. Sản xuất bị gián đoạn do vận chuyển khó khăn, nguyên liệu sản xuất đầu vào thiếu hụt trong khi nhu cầu tiêu thụ suy yếu khiến công nghiệp sản xuất suy giảm nghiêm trọng. 

    Triển vọng kinh tế thế giới trong năm nay sẽ diễn biến theo hình chữ U khi tăng trưởng sẽ sụt giảm mạnh trong nửa đầu năm, dần dần hồi phục trong nửa còn lại của năm. Thế giới gần như chắc chắn sẽ trải qua một năm tăng trưởng  âm với mức độ nghiêm trọng của sự suy giảm tương đương hoặc hơn so với  sự suy giảm trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 (-1.54%). 

    Tuy nhiên, điểm khác biệt lần giữa hai cuộc khủng hoảng là từ nguyên nhân gây ra hai cuộc khủng hoảng (một từ dịch bệnh và một từ sự sụp đổ của bong bóng tài sản dẫn tới sự khủng hoảng trong hệ thống tài chính toàn cầu) và phản ứng của các NHTU cũng như các chính phủ trong việc hỗ trợ nền kinh tế. 

    Tại cuộc khủng hoảng hiện tại do dịch bệnh các NHTU và các Chính Phủ đã nhận ra nguyên nhân rất nhanh và đã đưa ra các biện pháp tiền tệ và tài khóa mạnh mẽ nhằm hỗ trợ nền kinh tế nhanh chóng hơn rất nhiều so với cuộc khủng hoảng trước. Thanh khoản trong toàn bộ hệ thống NHTM và thị trường tài chính dồi dào và có mặt bằng lãi suất cực thấp. Các gói hỗ trợ tài khóa nhanh chóng được thông qua và có quy mô lớn hơn nhiều so với thời điểm năm 2008. 

    Bên cạnh đó, mặc dù GDP suy giảm sâu, tỷ lệ thất nghiệp trên toàn cầu dự kiến tăng vọt lên cao hơn thời điểm 2008 song nguyên nhân chủ yếu là đến từ các biện pháp dãn cách xã hội do dịch bệnh. Một khi dịch bệnh được kìm chế, các nền kinh tế sẽ nhanh chóng phục hồi sản xuất và dịch vụ trở lại khi các biện pháp phong tỏa được gỡ bỏ. Tham khảo trường hợp của TQ chúng ta có thể thấy rõ điểm này. 

    3.  Dự báo TTCK toàn cầu

    TTCK toàn cầu đã có sự phục hồi từ 17% – 30% so với điểm đáy nhờ kỳ vọng của các nhà đầu tư trước các gói kích thích hỗ trợ kinh tế và triển vọng khống chế được dịch bệnh vào tháng 4 và đầu tháng 5. Mức phục hồi của các thị trường tiêu biểu Mỹ, Đức, Nhật và Hàn Quốc lần lượt là 28%, 31%, 17% và 28%.

    Trong thời gian tới các thông tin vĩ mô xấu của Quý 2 bao gồm GDP sut giảm sâu, tỷ lệ thất nghiệp cao, thương mại suy giảm sẽ liên tục được đưa ra tuy nhiên sẽ chỉ gây ra các nhịp điều chỉnh 7-8% lên thị trường chứng khoán do bản chất của TTCK là phản ánh kỳ vọng tương lai. 

    TTCK sẽ không kiểm định lại đáy cũ nếu tình hình kiểm soát dịch bệnh tiếp tục tiến triển tốt và các nền kinh tế mở cửa trở lại theo đúng như kế hoạch dự kiến và kỳ vọng của giới đầu tư ( từ giữa cuối tháng 5 trở đi).

    Nếu kịch bản này diễn ra xu hướng đi lên của TTCK thế giới sẽ được duy trì song sẽ đan xen các nhịp điều chỉnh giảm từ nay tới cuối năm 2020 và mức độ gia tăng cũng sẽ không còn mạnh so với mức điểm hiện này (dự kiến còn khoảng 7-10%) do kỳ vọng phục hồi Quý 3 và Quý 4 cũng đã phản ánh khá nhiều vào giá cổ phiếu

    Nguồn TTNC MBS.

    ==================================================

    LÊ HÙNG

    TƯ VẤN – ỦY THÁC – HỢP TÁC ĐẦU TƯ CHUYÊN NGHIỆP.

    Liên hệ: 0961 498 596.

    Facebook: https://www.facebook.com/cophieu86/

    Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.

    ==================================================


    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn