Phân tích, nhận định TT ngày 22/10
Các yếu tố tiêu cực hiện tại có thể kể đến như việc FED tuyên bố sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay, cũng như việc nền kinh tế Trung Quốc trong quý 3 tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2009 đến nay và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Yếu tố tích cực hiện tại có lẽ chỉ còn là công bố KQKD quý 3 của các doanh nghiệp và việc này sẽ dẫn đến sự phân hóa trên thị trường và đà tăng là không thực sự vững chắc. Chi tiết xem tại đây.
Thị trường phiên 19/10
Vnindex giảm với GTGD vẫn thấp hơn bình quân gần đây. Độ rộng thị trường thu hẹp, có 16 mã tăng trần và 17 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của NĐTNN giảm và khối này bán ròng đáng kể. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động hơn với giao dịch thỏa thuận lớn diễn ra ở các mã NVL & MSN; giao dịch thỏa thuận nhỏ diễn ra ở mã VNM.
Khối ngoại tích cực mua VNM; HPG và MSN. Đồng thời tích cực bán VIC và PVD.
• Các mã ngân hàng biến động trái chiều và giảm, ngoại trừ VPB và TCB tăng nhẹ.
• Các mã tài chính phi ngân hàng đồng loạt giảm, dẫn đầu là cổ phiếu ngành chứng khoán.
• Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ biến động trái chiều với BHN và MSN tăng trong khi KDF và MCH giảm.
• Cổ phiếu ngành công nghệ đồng loạt giảm.
• Cổ phiếu ngành sản xuất nhìn chung giảm, dẫn đầu là HSG và DQC.
• Cổ phiếu dầu khí nhìn chung lình xình.
• Cổ phiếu BĐS và xây dựng nhìn chung giảm, ngoại trừ CTI và DXG tăng nhẹ.
• Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản biến động trái chiều và tăng, dẫn đầu là HAG và HNG.
• Cổ phiếu ngành dược phẩm biến động trái chiều và giảm, dẫn đầu là DHG và DMC.
• Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic biến động trái chiều với GMD và VSH tăng trong khi VSC và VJC giảm.
Tin trong nước
Các ngân hàng khó thoái vốn để giảm sở hữu chéo. Tiến trình thoái vốn tại các ngân hàng nhằm đáp ứng quy định về sở hữu chéo đang gặp trở ngại, một phần vì diễn biến thị trường chứng khoán không thuận lợi. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa thông báo sẽ không tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần của Ngân hàng Eximbank do Ngân hàng Ngoại thương VN (Vietcombank) sở hữu vào ngày 22-10 tới. Lý do là đã hết thời hạn đăng ký và đặt cọc nhưng không có nhà đầu tư nào đăng ký tham dự đấu giá. Vài ngày trước, ở phiên đấu giá cổ phần Ngân hàng Quân Đội (MB) cũng do Vietcombank sở hữu, chỉ có 10.000 cổ phần được đấu giá thành công trên tổng số hơn 53 triệu cổ phần được đem ra bán đấu giá. Với duy nhất một nhà đầu tư cá nhân trong nước trúng thầu.
STB: Sacombank được Ngân hàng nhà nước chấp thuận lập chi nhánh tại 4 tỉnh phía Bắc: Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định và Lào Cai. Bằng việc đang từng bước hiện diện tại tất cả các tỉnh thành thuộc khu vực miền Bắc, Sacombank sẽ có sự phát triển mạnh mẽ về mạng lưới khi đạt mục tiêu phủ kín 63/63 tỉnh thành Việt Nam.
TCM: Khách hàng chiếm 7% doanh thu phá sản, TCM nỗ lực thu hồi tiền hàng chưa được thanh toán. Công ty cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công công bố thông tin về việc đối tác bị phá sản. Cụ thể, Công ty Sears Holding đã nộp đơn phá sản lên tòa án Hoa Kỳ. Hai công ty con của Sears Holding là Sears, Roebuck và Kmart đang giao dịch với TCM. Hai công ty này chiếm 7% tổng doanh thu hàng năm của Thành Công
MBB: MBBank lãi 9 tháng đạt 6.014 tỷ, thu nhập nhân viên bình quân gần 26 triệu đồng. Nguồn thu từ bảo hiểm là một trong những động lực tăng trưởng chính của MBBank. Sau 9 tháng, ngân hàng đã hoàn thành 88% kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm.
LPB: LienVietPostBank: 9 tháng lãi hơn 1.000 tỷ, tín dụng tăng chậm do gần cạn room. “Room” tín dụng không được nới trong khi đã nhanh chóng kín từ quý II nhưng thu nhập lãi của ngân hàng này vẫn tăng đáng kể.
NLG: Quý III Nam Long lãi 420 tỷ đồng, gấp 10 lần cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng, Nam Long lãi sau thuế công ty mẹ đạt 635 tỷ đồng, hoàn thành 73% kế hoạch năm.
SSI: Lợi nhuận trước thuế quý III của công ty mẹ SSI tăng trưởng 227%. Dự kiến lợi nhuận hợp nhất trước thuế 9 tháng khoảng 1.350 tỷ đồng, thực hiện 84% kế hoạch cả năm.
CRE: Lãi ròng CENLand tăng 89% sau 9 tháng. Doanh thu môi giới bất động sản và dịch vụ liên quan đi lên, giúp lợi nhuận ròng 9 tháng của CENLand đạt hơn 213 tỷ đồng, cao hơn 89% so với cùng kỳ 2017.
LDG: Hoàn tất thủ tục bán Giang Điền, LDG báo lãi quý III gấp 5 lần cùng kỳ. Sau 9 tháng, LDG mới thực hiện được 23% kế hoạch doanh thu và 50% kế hoạch lợi nhuận ròng năm.
GAS lãi hơn 9.000 tỷ đồng sau 9 tháng, vượt 41% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế quý III tăng trưởng 66% đạt 3.266 tỷ đồng, chủ yếu do giá dầu Brent tăng cao và tăng tiêu thụ Condensate.
TNG: báo lãi quý III tăng 38%, 9 tháng vượt 3% kế hoạch. Doanh thu trong quý III của công ty tăng mạnh 46% nhưng lãi ròng chỉ tăng 38% so cùng kỳ năm trước do chi phí tăng tương ứng.
PNJ: Lãi ròng PNJ tăng 40% trong quý III nhờ trang sức vàng kênh bán lẻ. Sau 9 tháng PNJ đạt 869,4 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước và tương đương 79% kế hoạch năm.
KSB tăng vay nợ 610 tỷ đồng trong 9 tháng, lợi nhuận ròng tăng 11%. Riêng quý III, KSB đạt 61 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước.
CTD: Coteccons có gần 4.800 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng, LNST 9 tháng tăng nhẹ lên 1.192 tỷ đồng.
VRE: Ngày 1/11: Vincom Retail chốt danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 22,5%. Như vậy Vincom Retail sẽ phát hành gần 428 triệu cổ phiếu mới thưởng cho cổ đông.
DIG chào bán 47 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu giá 13.000 đồng/cp. Thời gian phát hành trong quý 4/2018.
TCB: Ông Nguyễn Nhị Hà, người có liên quan đến ông Nguyễn Đoan Hùng, Thành viên HĐQT đã mua 1.500 cổ phiếu theo phương thức khớp lệnh.
GEX: Công ty TNHH VLCC đã mua 710.000 cổ phiếu ngày 17/10. Số cổ phần này tương ứng 0,7%.
VPB: Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, em gái ông Nguyễn Thanh Bình, Phó tổng giám đốc đăng ký bán 80.000 cổ phiếu từ ngày 22/10 đến 20/11.
HBC: Ông Nguyễn Văn An, Phó tổng giám đốc bán 35.000 cổ phiếu từ ngày 9/10 đến 17/10.
Thị trường chứng khoán thế giới
Ngày 19/10: Chứng khoán châu Á trái chiều, Trung Quốc bứt phá dù GDP quý III tăng thấp nhất kể từ 2009. Shanghai composite tăng 2,58% và Shenzhen composite tăng 2,6. Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,42% lên 25.561,4 điểm. Ngày 18/10 ghi nhận tình trạng bán tháo ở các thị trường Trung Quốc, đặc biệt là Shanghai composite chạm mức thấp nhất kể từ tháng 11/2014 trong phiên giao dịch sáng.
Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi phục hồi với mức tăng 0,37%.
Ngược lại, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,56% xuống mức 22.532,08 điểm.
Tại Australia, ASX 200 phục hồi nhưng vẫn đóng cửa thấp hơn với 5.939,5 điểm.
Tuần qua, Dow Jones tăng 0.4%, S&P nhích 0.02%, còn Nasdaq giảm 0.6%. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số Dow Jones tiến 64.89 điểm (tương đương 0.26%), chỉ số S&P 500 mất 1 điểm (tương đương 0.04%)và chỉ số Nasdaq Co mposite lùi 36.11 điểm (tương đương 0.48%) trong bối cảnh khi báo cáo lợi nhuận tích cực từ Procter & Gamble bị lấn át bởi những lo ngại kéo dài về đà tăng của lãi suất và căng thẳng về khả năng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của chính sách thương mại, Reuters đưa tin.
Giá dầu và hàng hóa khác
Dầu WTI khởi sắc nhưng vẫn sụt hơn 3% tuần qua. Tuần qua, dầu WTI sụt 3.1%, dầu Brent giảm 0.8%. Các hợp đồng dầu thô tương lai khởi sắc vào ngày thứ Sáu (19/10), trong đó dầu Brent tạm thời tăng lên trên mốc 80 USD/thùng nhờ lo ngại về khả năng căng thẳng giữa Mỹ và Ả-rập Xê-út, dẫu vậy, các hợp đồng này vẫn suy giảm trong tuần qua.
Vàng thế giới tăng 3 tuần liên tiếp. Các hợp đồng vàng tương lai quay đầu giảm nhẹ vào ngày thứ Sáu (19/10) nhưng vẫn đảm bảo đà tăng tuần qua, đánh dấu 3 tuần leo dốc liên tiếp, khi chỉ số đồng USD suy yếu và chứng khoán giao dịch trái chiều, MarketWatch đưa tin.
Tin thế giới
Ngày 19/10, Trung Quốc chính thức công bố GDP quý III, với tốc độ tăng trưởng chỉ 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái – thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009. Để trấn an tâm lý hoảng loạn ngày càng tăng trên thị trường chứng khoán, giới lãnh đạo tài chính Trung Quốc, từ Thống đốc, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Ngân hàng và Bảo hiểm, đến Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, đều đồng loạt ra thông báo kêu gọi nhà đầu tư bình tĩnh.
Bên cạnh dữ liệu GDP mới nhất, Trung Quốc cũng công bố số liệu thống kê về sản lượng công nghiệp tháng 9/2018: Sản lượng tăng trưởng 5.8% so với cùng kỳ năm ngoái, không đạt kỳ vọng tăng trưởng 6% từ cuộc thăm dò của Reuters. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc 4 lần trong năm nay. Những động thái này được mô tả là nỗ lực để bơm thêm thanh khoản cho thị trường và hỗ trợ tăng trưởng giữa lúc xung đột thương mại với Mỹ. Trung Quốc cũng muốn triển khai chính sách tiền tệ tương đối thắt chặt để buộc giảm bớt đòn bẩy và giảm nợ. Tuy nhiên, các điều kiện tiền tệ dễ dàng hơn – xuất phát từ các đợt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc – lại được xem là công cụ để hỗ trợ tăng trưởng.
TH.