Bản tin sáng 15/11: Giá dầu tăng trở lại, kết thúc chuỗi giảm 12 phiên liên tiếp | Phân tích cổ phiếu - Hợp tác đầu tư

Bản tin sáng 15/11: Giá dầu tăng trở lại, kết thúc chuỗi giảm 12 phiên liên tiếp

Lượt xem:1546 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • Phân tích, nhận định TT ngày 15/11

    Mặc dù đóng cửa phiên hôm nay VNI vẫn cố ngoi lên trên mốc tâm lý 900 điểm, nhờ sự “nỗ lực” cực lớn đến từ VNM, VIC và SAB “cày” điểm số. Tuy nhiên, không thể phủ nhận thị trường quá chấp chới như “ngọn đèn trước giông tố”. Chúng tôi cho rằng phiên mai thị trường sẽ chịu tác động lớn từ diễn biến kết quả giao dịch đêm nay của thị trường Mỹ. Chi tiết xem tại đây.

    Thị trường phiên 14/11

    Vnindex giảm với GTGD vẫn thấp hơn bình quân gần đây. Độ rộng thị trường mở rộng, có 23 mã tăng trần và 16 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của NĐTNN tăng và khối này bán ròng nhẹ. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động hơn với giao dịch thỏa thuận lớn diễn ra ở các mã VJC & SBT; giao dịch thỏa thuận nhỏ diễn ra ở mã HNG.

    Khối ngoại tích cực mua HPG; VNM và GMD. Đồng thời tích cực bán NVL và PPC.

    • Các mã ngân hàng tiếp tục giảm, dẫn đầu là HDB và CTG.

    • Các mã tài chính phi ngân hàng biến động trái chiều và giảm, dẫn đầu là cổ phiếu ngành chứng khoán.

    • Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ nhìn chung giảm, dẫn đầu là BHN và KDF.

    • Cổ phiếu ngành công nghệ đóng cửa tăng.

    • Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiều và giảm, dẫn đầu là HSG và DRC.

    • Cổ phiếu dầu khí đồng loạt giảm, dẫn đầu là GAS và PVD.

    • Cổ phiếu BĐS và xây dựng biến động trái chiều với VIC và CTD tăng trong khi HBC và TDH giảm.

    • Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản biến động trái chiều với DPM và SBT tăng trong khi VHC và HNG giảm.

    • Cổ phiếu ngành dược phẩm lình xình.

    • Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic biến động trái chiều và giảm, dẫn đầu là cổ phiếu ngành hàng không.

    Tin trong nước

    Hiệp định CPTPP sắp đến dự kiến sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu, khi CPTPP đang chiếm 12,9% GDP toàn cầu và 14,9% khối lượng giao dịch thương mại toàn thế giới, chưa kể hàng hoá giao dịch trong nhóm CPTPP sẽ được cắt giảm thuế quan đến 95%. Như vậy, nếu đáp ứng được các điều kiện về nguyên tắc xuất sứ, dệt may Việt Nam dự kiến tăng gấp đôi thị phần tại các thị trường CPTPP ngay sau khi FTAs này có hiệu lực kể từ năm 2019. Thông tin thêm, trong vòng 7 năm kể từ ngày ký kết, có đến 99,2% dòng thuế được EU cam kết cắt giảm đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.

    Thị trường giảm sâu, cổ phiếu thủy sản vẫn ‘lội ngược dòng’ nhờ kết quả kinh doanh đột biến. Với bức tranh ngành khởi sắc, hầu hết doanh nghiệp thủy sản đều có mức tăng trưởng lợi nhuận tốt, dao động từ 30% đến 1.144% trong quý III.

    FLC: Phó chủ tịch Bamboo Airways Dương Thị Mai Hoa: “Thị trường đang mở cơ hội cho mô hình hàng không mới. Chúng tôi đang thiết kế các combo trọn gói cung cấp cả hai dịch vụ hàng không và nghỉ dưỡng”…Chúng ta đều biết chi phí đi lại, lưu trú chiếm quá nửa chi phí một tour du lịch. Nếu xây dựng được sản phẩm chung, chi phí sẽ tiết giảm, từ đó thúc đẩy phát triển du lịch tại nhiều địa phương, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Và đây cũng chính là mục tiêu mà Bamboo Airways đang hướng tới.

    DPR tạm ứng cổ tức 40% khi vượt kế hoạch năm sau 10 tháng. Đồng Phú đã lãi 269 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch năm.

    Thị trường chứng khoán thế giới

    Phần lớn thị trường chứng khoán châu Á đều nhuốm sắc đỏ trong ngày thứ Tư (14/11) khi giá dầu chìm sâu hơn vào thị trường con gấu trong đêm qua.

    Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 138.44 điểm (tương ứng 0.54%) xuống 25,654.43 điểm.

    Trên thị trường Trung Quốc chỉ số Shanghai Composite lùi 0.85%, còn Shenzhen Composite giảm 0.401%.

    Bên cạnh đó, chỉ số ASX 200 của Australia giảm 1.74%, còn Kospi của Hàn Quốc lùi 0.15% xuống 2,068.05 điểm.

    Đi ngược lại với xu hướng chung là thị trường chứng khoán Nhật Bản,chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản với mức tăng 0.16% và chỉ số Topix tiến 0.17%.

    Thị trường chứng khoán Mỹ nhuốm sắc đỏ khi cổ phiếu tiếp tục giảm mạnh và tích tắc rơi vào thị trường con gấu. Ngoài ra, đà giảm của nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng gây áp lực lên thị trường chung. Khép lại phiên giao dịch ngày thứ Tư (14/11), chỉ số Dow Jones giảm 205.99 điểm (tương ứng 0.81%), S&P 500 hạ 20.60 điểm (tương ứng 0.76%) và Nasdaq Composite lùi 64.48 điểm (tương ứng 0.9%). Tính từ mức cao nhất trong phiên, Dow Jones đã giảm 400 điểm. Còn S&P 500 ghi nhận 5 phiên giảm liên tiếp.

    Giá dầu và các đồng tiền chính

    OPEC và đồng minh cân nhắc giảm sản lượng, dầu đảo chiều sau 12 phiên giảm liên tiếp. So với đỉnh 4 năm thiết lập hồi đầu tháng 10, giá dầu WTI dầu Brent giảm lần lượt 27% và 25%. Cả OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho rằng nguồn cung dầu thô sẽ vượt nhu cầu do kinh tế toàn cầu chững lại, đặc biệt là Trung Quốc.

    Giá trị giao dịch USD-Nhân dân tệ lên kỷ lục mới vì chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Phần lớn hoạt động giao dịch hoán đổi USD-Nhân dân tệ xảy ra khi các doanh nghiệp và nhà đầu tư có đầu tư ở thị trường Trung Quốc muốn phòng hộ rủi ro giao dịch ngoại tệ. Ngoài ra, còn xuất hiện suy đoán cho rằng các cơ quan chức trách Trung Quốc đang can thiệp vào thị trường ngoại hối để bảo vệ cho đồng nội tệ, qua đó thúc đẩy giá trị giao dịch tăng lên mức đỉnh mới.

    Tin thế giới

    Tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm khiến thị trường chứng khoán giảm. Thị trường chứng khoán toàn cầu đang giảm, do mức độ chấp nhận rủi ro của các nhà đầu tư trên thị trường giảm xuống, trong bối cảnh lo ngại về sự suy giảm trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

    Nền kinh tế Đức trong quý 3 năm nay đã suy giảm, đây là lần đầu tiên kể từ năm 2015. Các nhà đầu tư tiếp tục hoảng sợ do gia tăng sự bất ổn chính trị ở châu Âu. Bên cạnh đó, quyết định của Ý để thách thức Ủy ban châu Âu bằng cách tiếp tục các kế hoạch thâm hụt cao trong ngân sách dự thảo năm tới.

    Kinh tế châu Á dần giảm tốc, Nhật bản tăng trưởng âm. Đà suy giảm của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 7-9/2018 là một biểu hiện cho thấy nền kinh tế châu Á đang tăng trưởng chậm lại, khi khu vực này phải vật lộn với lãi suất ngày càng tăng và cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc. Tăng trưởng của Trung Quốc giảm về 6.5% trong cùng quý, yếu nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tăng trưởng ở Đài Loan giảm từ 3.3% xuống còn 2.3% và Hàn Quốc lùi từ 2.8% xuống còn 2%. Tăng trưởng kinh tế Philippines giảm về mức 6.1% trong quý 3/2018. Ở Indonesia, tăng trưởng kinh tế giảm từ 5.3% xuống 5.2%. Hai ngân hàng trung ương ở Indonesia và Philippines đã tích cực thắt chặt chính sách nhằm ngăn chặn làn sóng thoái vốn sau các đợt nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

    Fed đã 3 lần nâng lãi suất trong năm nay và các chuyên viên phân tích đặt nhiều kỳ vọng vào khả năng nâng lãi suất vào tháng 12/2018. Lãi suất Mỹ cao hơn thường làm cho các tài sản ở các thị trường mới nổi trở nên kém hấp dẫn hơn, qua đó thôi thúc các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ra khỏi các quốc gia này.

    TH.

     

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn