Phân tích, nhận định TT ngày 09/11
Dự báo phiên cuối tuần thị trường vẫn tiếp tục diễn biến trong thế giằng co, VN-Index có thể tiếp tục đi ngang với vùng hỗ trợ tại 915-925 điểm và vùng kháng cự tại 930-940 điểm, với sự phân hóa ở các nhóm cổ phiếu khác nhau, trước khi hình thành xu hướng mới. Chi tiết xem tại đây.
Thị trường phiên 08/11
Cả Vnindex và Hnindex tăng mạnh sau khi mở cửa nhưng yếu dần trong phiên với Vnindex chỉ còn tăng gần 0,5% trong khi Hnindex tăng 0,33%. GTGD tiếp tục giảm còn khoảng 1/2 mức bình thường. Độ rộng thị trường cũng giảm về mức thấp với chỉ 20 mã tăng trần và 13 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của NĐTNN giảm nhẹ. Khối này mua ròng trên sàn HSX nhưng mức độ mua ròng là khiêm tốn trong khi đẩy mạnh bán ra trên sàn Hà Nội (bán ròng với tỷ lệ 5:1). Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra rất trầm lắng, chỉ có giao dịch thỏa thuận diễn ra ở mã NBB và AAM là đáng chú ý. NĐTNN tích cực mua bán VNM; HPG và VHM (mua ròng VNM & VHM và bán ròng HPG).
Khối ngoại cũng tích cực mua SSI & VRE trong khi tích cực bán VIC & NVL.
• Các mã ngân hàng biến động trái chiều và và tăng nhẹ, với EIB; VCB; ACB và VPB tăng nhẹ trong khi đó CTG; STB và MBB giảm. Có vẻ như các mã tăng giảm ngày hôm qua đã hoán đổi vị trí cho nhau. BID, HDB và TCB đóng cửa tại tham chiếu.
• Các mã tài chính phi ngân hàng cũng hoán đổi vị trí với BVH giảm, trong khi SSI, HCM và VND tăng. PVI và VCI đóng cửa tại tham chiếu.
• Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ tăng tốt, dẫn đầu là KDC, BHN và MCH. KDF, MWG và MSN giảm. Các mã tăng lấn áp các mã giảm với số lượng lớn gấp đôi.
• Cổ phiếu ngành công nghệ cuối cùng đã biến động đồng nhất và tăng.
• Cổ phiếu ngành sản xuất trái lại giảm dẫn đầu là DRC; PAC và DQC, lấn át các mã tăng như AAA và TMT. STK đóng cửa tại tham chiếu.
• Cổ phiếu dầu khí tiếp tục giảm, ngoài trừ GAS tăng nhẹ.
• Cổ phiếu BĐS và xây dựng biến động trái chiều hôm nay với CTD; CTI; KDH; SJS; VIC và TDH đóng cửa tại tham chiếu. VHM và VRE dẫn đầu 5 mã tăng, trong khi đó KBC và CII giảm.
• Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản tiếp tục tăng, dẫn đầu là HAG, GTN và VHC. SBT và DPM giảm trong khi đó BFC và VFG đóng cửa tại tham chiếu.
• Cổ phiếu ngành dược phẩm bật tăng, với DHG và IMP tăng khá, trong khi đó DMC và TRA đóng cửa tại tham chiếu.
• Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic biến động trái chiều với NCT; HVN và GMD tăng. VNS duy nhất giảm, trong khi đó VSH đóng cửa tại tham chiếu.
Tin trong nước
Xuất khẩu cao su tháng 10 tăng mạnh. Theo ước tính, xuất khẩu cao su tháng 10/2018 đạt 180 nghìn tấn, trị giá 233 triệu USD, tăng 17,8% về lượng và tăng 18,3% về trị giá so với tháng 9/2018 và tăng 55,4% về lượng và tăng 31% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Giá tôm, cá tra sẽ duy trì đà tăng tới cuối năm vì nhu cầu lớn. Nhờ những chuyển biến tích cực trong ngành hàng cá tra và tôm, xuất khẩu thủy sản tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm nay.
FLC: Thủ tướng Chính phủ vừa chính thức đồng ý với đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải về việc cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Hàng không Tre Việt – đơn vị sở hữu hãng hàng không Bamboo Airways, thành viên của Tập đoàn FLC.
VJC: Vietjet trở thành hãng hàng không lớn thứ 2 Đông Nam Á, vượt cả AirAsia, chỉ xếp sau Singapore Airlines. Cụ thể, vốn hóa thị trường của Vietjet Air hiện ở mức 71.492 tỷ VNĐ (tương đương hơn 3 tỷ USD) đã vượt cả hãng hàng không giá rẻ được cho là lớn nhất Đông Nam Á Air Asia (2,1 tỷ USD) và chỉ sau Singapore Airlines (gần 8,5 tỷ USD).
LDG chuyển nhượng dự án Khu du lịch và biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp Grand World với giá không thấp hơn 1.180 tỷ đồng. Công ty đang có 426,9 tỷ đồng chi phí sản xuất, kinh doanh dài hạn tại dự án Grand World. Lũy kế 9 tháng, công ty đạt 605 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 39% so cùng kỳ năm trước; lãi ròng 278 tỷ, tăng 49%. So với kế hoạch năm, LDG thực hiện được 23% kế hoạch doanh thu và 50% kế hoạch lợi nhuận ròng.
OGC: báo lãi quý III 40 tỷ đồng, gấp 2 lần cùng kỳ. Lợi nhuận quý III nâng kết quả 9 tháng của OGC lên hơn 27 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán thế giới
Chứng khoán châu Á giảm bớt đà tăng vào cuối phiên ngày thứ Năm (08/11) sau khi tăng mạnh vào đầu phiên, nối tiếp phiên leo dốc trên Phố Wall 08/11.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc quay đầu giảm 0.22% xuống 2,635.63 điểm, còn Shenzhen Composite lùi 0.477% xuống 1,333.98 điểm.
Bên cạnh đó, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông chỉ còn tăng 80.03 điểm (tương ứng 0.31%) lên 26,227.72 điểm, sau khi tăng hơn 1% trước đó.
Trên thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm bớt đà leo dốc và chỉ còn tăng 401.02 điểm (tương ứng 1.82%), còn Topix tiến 1.74%. Ngoài ra, chỉ số Kospi của Hàn Quốc cộng 0.67% sau khi tăng hơn 1.5% trước đó trong phiên.
Ở Australia, chỉ số ASX 200 tiến 0.53% lên 5,928.2 điểm.
S&P 500 và Nasdaq Composite nhuốm sắc đỏ vào ngày thứ Năm (08/11) sau tuyên bố cuộc họp từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), và lĩnh vực năng lượng tác động tiêu cực nhất đến S&P 500 khi giá dầu WTI lao dốc. Chỉ số Dow Jones nhích 10.92 điểm (tương đương 0.04%) lên 26,191.22 điểm; trong khi S&P 500 mất 7.06 điểm (tương đương 0.25%) còn 2,806.83 điểm và chỉ số Nasdaq Composite lùi 39.87 điểm (tương đương 0.53%) xuống 7,530.89 điểm.
Giá dầu và hàng hóa khác
Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm mạnh vào ngày thứ Năm (08/11), trong đó dầu WTI giảm phiên thứ 9 liên tiếp, qua đó đẩy giá dầu bước vào thị trường con gấu, khi đà tăng mạnh của sản lượng dầu thô từ các nhà sản xuất chủ chốt đã làm dấy lên lo ngại về sự dư cung trên thị trường, MarketWatch đưa tin.
Vàng thế giới giảm triền miên sau cuộc họp của Fed. Các hợp đồng vàng tương lai giảm phiên thứ 4 trong 5 phiên vào ngày thứ Năm (08/11), rồi sau đó trồi sụt trong phiên giao dịch điện tử do đồng USD nới rộng đà tăng đầu phiên khi cuộc họp chính sách mới nhất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không có bất ngờ
Sau 2 ngày họp căng thẳng, FED quyết định không tăng lãi suất. Tăng trưởng chậm trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh là lý do chính dẫn tới quyết định này. Việc FED không tăng lãi suất có thể khiến thị trường chứng khoán Mỹ phần nào đó ổn định trong tháng 11. Tuy nhiên, mọi ánh mắt sẽ đổ dồn vào tháng 12 tới, khi FED nhiều khả năng sẽ ra quyết định tăng lãi suất lần thứ 4 trong năm nay.
Dữ liệu xuất khẩu trong tháng 10 của Trung Quốc vượt qua mức kỳ vọng. Trung Quốc báo cáo dữ liệu xuất khẩu tăng hơn nhiều so với dự kiến cho tháng Mười, khi các chủ hàng chạy đua để tránh mức thuế cao hơn bắt đầu vào năm sau khi xuất khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ. Xuất khẩu của Trung Quốc tăng 15,6% trong tháng trước so với một năm trước đó, dữ liệu hải quan cho thấy, tăng từ mức 14,5% của tháng 9 và vượt qua dự báo của các nhà phân tích về mức giảm nhẹ xuống còn 11%. Mức tăng trưởng của nhập khẩu cũng vượt ngoài dự báo về sự suy giảm, cho thấy các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng của Bắc Kinh để hỗ trợ nền kinh tế đang có dấu hiệu chậm lại có thể dần dần bắt đầu có tác dụng. Tăng trưởng nhập khẩu trong tháng 10 đã tăng nhanh lên 21,4% từ mức 14,3% trong tháng Chín, đánh bại các dự báo của các chuyên gia phân tích rằng dữ liệu này sẽ giảm nhẹ về mức 14%.
TH.