Phân tích, nhận định TT ngày 06/11
Hiện tại các chỉ báo kỹ thuật đang ủng hộ xu hướng tăng điểm của VNI trong ngắn hạn. MACD sắp cho mua trở lại, RSI vẫn đang hướng lên, VNI đang nằm trên đường Psar… Các chỉ báo ngắn hạn cho thấy hỗ trợ của VNI tại vùng 910-915 điểm. Nhận định phiên giao dịch ngày mai, VNI khả năng tăng điểm và gặp kháng cự vùng 930-940 điểm. Chi tiết xem tại đây.
Thị trường phiên 05/11
Cả 2 sàn mở cửa trong sắc đỏ với đà giảm mạnh lên cho đến cuối phiên chiều. Vnindex đã hồi phục lên trên tham chiếu và đóng cửa tại 925; và đây là ngưỡng kháng cự trong ngắn hạn của chỉ số này. Hnindex đóng của giảm khoảng 0,2%. GTGD giảm chỉ còn bằng khoảng 60% mức bình thường. Độ rộng thị trường thu hẹp mạnh, đã có 26 mã tăng trần và 22 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của khối ngoại trên sàn HSX vẫn ở mức cao về tỷ trọng nhưng giảm về giá trị. Và khối này đã mua ròng. Trên sàn HNX mức độ tham gia thị trường của NĐTNN vẫn thấp và khối này đã mua ròng. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động hơn xét về tỷ trọng nhưng trầm lắng hơn xét về giá trị. Hôm nay đã có giao dịch thỏa thuận lớn diễn ra ở các mã VFG; HPG; VNM và GMD.
Khối ngoại tích cực mua bán VNM; VHM và VRE (mua ròng VNM và VHM trong khi bán ròng VRE). NĐTNN tích cực mua HPG và MSN; tích cực bán VFG và VIC.
• Các mã ngân hàng biến động trái chiều và tăng hôm nay, với TCB và VCB tăng mạnh nhất, trong khi đó ACB, STB và HDB giảm. EIB vẫn đóng cửa tại tham chiếu, và CTG cũng vậy.
• Các mã tài chính phi ngân hàng biến động trái chiều và giảm, với PVI và SSI tăng nhẹ trong khi BVH và HCM giảm. VND và VCI đóng cửa tại tham chiếu.
• Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ cũng giảm, với VNM, BHN, MWG và KDC giảm, áp đảo các mã tăng ít ỏi như MSN và SAB. KDF vẫn đi ngang. MCH; QNS và PNJ cũng đóng cửa tại tham chiếu hôm nay.
• Cổ phiếu ngành công nghệ đảo chiều hôm nay, với cả FPT và YEG giảm.
• Cổ phiếu ngành sản xuất trái lại có phiên giao dịch tốt hôm nay, với NKG và HSG lần lượt tăng 5% và 6%, cùng với các mã tăng khác như HHS và TCM. DQC; DRC và PAC là những mã giảm hiếm hoi, trong khi đó EVE, HPG và RAL đóng cửa tại tham chiếu.
• Cổ phiếu dầu khí, ngoại trừ GAS, duy trì đà tăng và dẫn đầu là PVD.
• Cổ phiếu BĐS và xây dựng biến động trái chiều và tăng, dẫn đầu là VRE, TDH và CII. NVL và HBC giảm trong khi đó KDH, VIC và VHM đóng cửa tại tham chiếu.
• Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản nhìn chung tăng tốt, ngoại trừ DPM và VFG đóng cửa tại tham chiếu.
• Cổ phiếu ngành dược phẩm giảm, duy nhất TRA tăng.
• Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic nhìn chung cũng tăng, dẫn đầu là PPC; VNS và HVN. NCT và VSC giảm, trong khi đó ACV và VSH đóng cửa tại tham chiếu.
Tin trong nước
ACB: Gần 163 triệu cổ phiếu thưởng ACB sẽ về tài khoản hôm nay. Số cổ phiếu ACB phát hành để chi trả cổ tức năm 2017 tỷ lệ 15% sẽ chính thức giao dịch từ 5/11. Theo đó, gần 162,7 triệu cổ phiếu niêm yết bổ sung sẽ chính thức được giao dịch trên sàn. Cổ đông sở hữu số cổ phần mới này là các nhà đầu tư nắm giữ ACB ngày 6/9 (ngày đăng ký cuối cùng là 7/9).
EVE: Lãi ròng EVE quý III gấp ba lần cùng kỳ đạt hơn 27 tỷ đồng. Sau 9 tháng, EVE báo lợi nhuận gần gấp đôi cùng kỳ 2017 với hơn 60,3 tỷ đồng.
PVN: Không có khuất tất trong hợp đồng phân phối sản phẩm nhựa PP của BSR. Theo PVN, việc thực hiện hợp đồng phân phối sản phẩm nhựa PP của Bình Sơn trong thỏa thuận hợp tác vận hành nhà máy Xơ sợi Polyestes Đình Vũ với An Phát Holdings được thực hiện minh bạch.
VIC: VinGroup chính thức sở hữu Viễn Thông A! Với thương vụ mua lại Viễn Thông A, đây có thể cũng chính là cách VinGroup đưa điện thoại Vsmart đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng hơn. Vsmart là tên thương hiệu điện thoại được Vingroup công kế hoạch sản xuất hồi giữa tháng 6 vừa qua và nằm trong chiến lược mở rộng lĩnh vực sản xuất công nghiệp của tập đoàn.
VNM: CTCP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành thực phẩm – đồ uống năm 2018. Trong đó, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) được bình chọn uy tín nhất trong danh sách này.
Thị trường chứng khoán thế giới
Ngày 5/11: Chứng khoán châu Á đồng loạt đi xuống, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định kinh tế Trung Quốc vẫn ổn định. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 344,67 điểm (1,55%) trong khi chỉ số Topix giảm 18,37 điểm (1,11%). Kospi của Hàn Quốc giảm 19,08 điểm (0,91%).Thị trường Trung Quốc giao dịch kém tích cực với Shanghai composite giảm 11,04 điểm (0,41%) còn 2.665,43 điểm. Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng giảm 2,08% về mức 25.934,39 điểm.Tại Australia, chỉ số ASX 200 giảm 31,06 điểm (0,53%).
Dow Jones vọt gần 200 điểm trước thềm cuộc bầu cử Mỹ giữa nhiệm kỳ. S&P 500 tăng điểm vào ngày thứ Hai (05/11) nhờ đà leo dốc từ các lĩnh vực tài chính, năng lượng và phòng thủ, khi nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước thềm cuộc bầu cử Mỹ giữa nhiệm kỳ. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số Dow Jones tiến 190.87 điểm (tương đương 0.76%) lên 25,461.7 điểm, chỉ số S&P 500 cộng 15.25 điểm (tương đương 0.56%) trong khi Nasdaq Composite mất 28.14 điểm (tương đương 0.38%) còn 7,328.85 điểm.
Giá dầu thế giới
Giá dầu ngày 5/11 diễn biến trái chiều sau đợt giảm sâu tuần trước, trong bối cảnh Mỹ bắt đầu trừng phạt ngành dầu Iran nhưng vẫn cho 8 nước được tạm thời mua dầu từ quốc gia Trung Đông này. Giá dầu Brent tăng nhưng dầu WTI giảm liền 6 phiên khi lệnh trừng phạt của Mỹ được kích hoạt. Nguồn tin cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày thứ Hai đã nói với các phóng viên rằng ông muốn “đi chậm hơn một chút” trong vấn đề trừng phạt lĩnh vực dầu mỏ Iran bởi vì ông không muốn đẩy giá dầu leo cao. Điều này đã giúp xoa dịu lo ngại về tình trạng thắt chặt nguồn cung toàn cầu.
Ông Tập Cận Bình đề cao thương mại tự do, hứa giảm thuế nhập khẩu, mở cửa nền kinh tế. Ông nói thêm rằng sự kiện này “chứng tỏ lập trường vững vàng của Trung Quốc trong việc hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương và thúc đẩy tự do thương mại. Đây là một hành động thiết thực của Trung Quốc để tiến tới một thế giới kinh tế mở và hỗ trợ toàn cầu hóa về kinh tế”. Bình luận này của ông đến sau phát biểu của Tổng thống Mỹ hôm thứ Sáu rằng ông dường như muốn một thỏa thuận về thương mại với Trung Quốc, và rằng nhiều kết quả đã đạt được để giải quyết sự khác biệt giữa 2 nước. Bình luận của ông Trump đến sau khi Larry Kudlow, cố vấn của tổng thống về kinh tế, đã bày tỏ sự thận trọng về một thỏa thuận tiềm năng về thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, làm giảm khả năng sẽ có một thỏa thuận nhanh chóng.
Trung Quốc sẽ không nhún nhường trong cuộc chiến thương mại? Nếu có chăng Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình, đang chuẩn bị nhượng bộ trước Mỹ thì bài phát biểu của ông trong ngày thứ Hai (05/11) lại chẳng thể hiện điều đó. Ông Tập chống trả lại các chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Donald Trump, với những lời lẽ sắc nhọn nhất, tố cáo “luật rừng” và hành vi thương mại “biến hàng hóa thành ăn mày” (beggar-thy-neighbor). Cùng lúc đó, ông cũng không đưa ra bất kỳ đề xuất nào mới cho thấy ông sẵn lòng đáp ứng yêu cầu từ Donald Trump, như ngừng chuyển giao công nghệ bắt buộc hoặc giảm bớt hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Chứng khoán châu Á cũng đồng loạt lao dốc.
TH.