Bản tin sáng 05/11: Dầu giảm 4 tuần không ngừng nghỉ

Bản tin sáng 05/11: Dầu giảm 4 tuần không ngừng nghỉ

Lượt xem:1649 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • Phân tích, nhận định TT ngày 05/11

    Một số chỉ báo nhanh đã tăng trở lại từ vùng quá bán, MACD sắp cho mua trở lại… Chúng tôi dự đoán tuần tới thị trường vẫn tiếp tục trong xu hướng tăng điểm và kèm theo những dịp rung lắc mạnh trong phiên. Mức kháng cự gần nhất của chỉ số VNI là vùng 940 đến 952 điểm. Chi tiết xem tại đây.

    Thị trường phiên 02/11

    Cả VN Index và HN Index đều bật tăng hôm nay, lần lượt đóng cửa tăng khoảng 2% và hơn 2% với xu hướng giao dịch khá biến động. VN index kiểm định ngưỡng kháng cự ngắn hạn đặt tại 925 và đóng cửa tăng dù giảm vào cuối phiên giao dịch. GTGD khá tốt, nhưng vẫn thấp hơn một chút so với mức thông thường. Độ rộng thị trường mở rộng với 39 mã tăng trần và 28 mã giảm sàn. KLGD của NĐTNN vẫn ở mức cao trên HOSE, tuy vậy khối này vẫn bán ròng đáng kể. Ở sàn Hà Nội, giao dịch của NĐTNN khá trầm lắng nhưng khối này tiếp tục mua ròng. Giá trị giao dịch thỏa thuận giảm về mức khá thấp do không còn các giao dịch lớn như hôm qua. Ở sàn Hà Nội, thị trường giao dịch thỏa thuận rất trầm lắng. Chúng tôi quan sát thấy có một giao dịch thỏa thuận tương đối ở mã TCB, một giao dịch thỏa thuận lớn ở mã SAB và một giao dịch nhỏ hơn ở mã VNM.

    Khối ngoại tích cực mua bán TCB; SAB; VNM và VHM (mua và bán cân bằng ở mã TCB trong khi đó bán ròng ở các mã còn lại). Khối ngoại cũng tích cực mua SVI và tích cực bán VIC.

    Các mã ngân hàng tăng dẫn đầu là BID tăng trần, ACB và VPB cũng tăng mạnh. Không có mã giảm hôm nay trong khi đó EIB vẫn đi ngang.

    Các mã tài chính phi ngân hàng bật tăng mạnh, dẫn đầu là HCM và VND, trong khi đó BVH giảm.

    Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ cũng tăng, mặc dù mức độ tăng nhỏ hơn, với PNJ và MSN tăng mạnh nhất, trong khi đó BHN, QNS và KDC giảm. KDF và SAB đóng cửa tại tham chiếu.

    Cổ phiếu ngành công nghệ tăng với cả FPT và YEG đều tăng mạnh.

    Cổ phiếu ngành sản xuất nhìn chung tăng, dẫn đầu là TCM, DQC, STK và DRC. NKG (giảm sàn) và HSG tiếp tục giảm, TMT cũng vậy. AAA đóng cửa tại tham chiếu.

    Cổ phiếu dầu khí, ngoại trừ PXS đi ngang, bật tăng hôm nay dù giá dầu thô tiếp tục giảm.

    Cổ phiếu BĐS và xây dựng tăng dẫn đầu là VHM, DXG và CTD. Duy nhất KDH giảm, trong khi SJS và TDH đóng cửa tại tham chiếu.

    Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản cũng tăng hôm nay, dẫn đầu là GTN, VHC và HNG. PAN giảm mạnh và VFG đóng cửa tại tham chiếu.

    Cổ phiếu ngành dược phẩm biến động trái chiều với TRA tăng mạnh, IMP giảm mạnh trong khi DMC và DHG đi ngang.

    Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic biến động trái chiều và tăng, dẫn đầu là VSC, mặc dù VNS, NCT và NT2 giảm, trong khi GMD và VSH đóng cửa tại tham chiếu.

    Tin trong nước

    Phôi thép, thép dài nhập khẩu tiếp tục bị áp thuế. Bộ Công Thương quyết định duy trì áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam từ các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau. Việc duy trì biện pháp là cần thiết nhằm đảm bảo hiệu quả của biện pháp và giúp ngành sản xuất trong nước có thời gian cần thiết để phục hồi sản xuất.

    Lợi nhuận ngành thép 9 tháng ảm đạm, Hòa Phát ngược dòng. Ngành thép quý III chứng kiến hàng loạt doanh nghiệp suy giảm lợi nhuận hoặc lỗ (HSG, NKG, DTL). Riêng Tập đoàn Hòa Phát tăng trưởng và ghi nhận quý đạt lợi nhuận cao nhất từ trước tới nay.

    VJC: Vietjet ký hợp đồng mua 50 tàu bay của Airbus trị giá 6,5 tỷ USD. Vietjet cũng ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về dịch vụ dài hạn bảo dưỡng động cơ LEAP-1B trị giá 5,3 tỷ USD với Công ty CFM International.

    OIL: Sau khi thành công ty cổ phần, PVOil báo lỗ hơn 5 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu của Tổng CTCP Dầu Việt Nam (UPCoM: OIL) đạt trên 46.864 tỷ đồng.

    VCS: Cổ phiếu Vicostone mất nửa giá trị sau 6 tháng, vốn hóa ‘bay’ 4.480 tỷ đồng. Vốn hóa của Vicostone đã bốc hơi nửa giá trị trong bối cảnh kết quả kinh doanh không như kỳ vọng và doanh nghiệp đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng trên thị trường.

    MPC: Luỹ kế 9 tháng đầu năm, MPC ghi nhận doanh thu 12.567 tỷ và lợi nhuận sau thuế 681 tỷ, lần lượt tăng 15% và hơn 58% so với thực hiện 9 tháng đầu năm 2017. So với kế hoạch 18.200 tỷ doanh thu và 990 tỷ lãi ròng, đến nay MPC đồng thuận thực hiện được 69% cả 2 chỉ tiêu.

    VGT: Giá vốn giảm sâu, Vinatex (VGT) báo lãi sau thuế 9 tháng đạt 671 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ. Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2018 Vinatex đạt 731 tỷ đồng LNTT, hoàn thành 93% kế hoạch năm.

    AAA quay về mức đáy 2 năm, An Phát Holdings tiếp tục đăng ký mua vào. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 6/11 đến 5/12/2018 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

    Thị trường chứng khoán khu vực

    Nuôi hy vọng về đàm phán thương mại, Shanghai tăng hơn 2.5%, Hang Seng bứt phá hơn 1,000 điểm. Khép lại phiên giao dịch ngày thứ Sáu (02/11), chỉ số Hang Seng của Hồng Kông leo dốc 1,070.35 điểm (tương ứng 4.21%) lên 26,486.35 điểm.

    Ở Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite tiến 70.24 điểm (tương ứng 2.7%) lên 2,676.48 điểm và Shenzhen Composite vọt 3.428% lên 1,351.09 điểm.

     Hàn Quốc, chỉ số Kospi bứt phá 3.53% và khép phiên tại 2,096 điểm.

    Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản leo dốc 2.56% lên 22,243.66 điểm, còn Topix tiến 1.64% lên 1,658.76 điểm.

    Chỉ số ASX 200 quay đầu tăng 0.14% lên 5,849.2 điểm vào lúc khép phiên, mặc dù lĩnh vực năng lượng giảm 1.12% và chỉ số tài chính lùi 0.38%..

    Phố Wall giảm điểm sau nhiều luồng thông tin trái chiều về thương mại. Chứng khoán Mỹ chấm dứt chuỗi 3 phiên tăng liền vào ngày thứ Sáu (02/11), khi cổ phiếu Apple sụt giảm sau dự báo đáng thất vọng, cùng với việc Nhà Trắng làm giảm bớt lạc quan về đàm phán thương mại Mỹ – Trung, Reuters đưa tin. Dow Jones ghi nhận tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 6/2018. Tuần qua, Dow và S&P đều tăng 2.4%, Nasdaq vọt 2.7%.

    Giá dầu và hàng hóa khác

    Dầu giảm 4 tuần không ngừng nghỉ. Tuần qua, dầu WTI sụt 6.6%, dầu Brent giảm 6.2%. Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm nhẹ vào ngày thứ Sáu (02/11), đánh dấu 4 tuần lao dốc liên tiếp, chịu sức ép từ kế hoạch miễn giảm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và sự gia tăng của sản lượng dầu thô toàn cầu, MarketWatch đưa tin. Tuần tới nhà đầu tư tiếp tục chú tới nguồn cung dầu thô toàn cầu ảnh hưởng tới giá xăng dầu thế nào, đặc biệt là lượng dầu xuất khẩu từ Iran khi lệnh trừng phạt chính thức có hiệu lực vào ngày 4/11.

    Vàng thế giới giảm nhẹ tuần qua. Các hợp đồng vàng tương lai quay đầu suy giảm trong ngày thứ Sáu (02/11) sau báo cáo việc làm tháng 10 mạnh hơn dự báo, qua đó khiến giá kim loại quý giảm nhẹ trong tuần qua, MarketWatch đưa tin.

    Giá cao su phập phồng theo cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su chủ lực của Việt Nam với tỷ trọng trên 60% tổng lượng cao su xuất khẩu. Nếu cuộc chiến này không được giải quyết thì với mức thuế cao được áp dụng cho các mặt hàng linh kiện ô tô của Trung Quốc khi xuất khẩu sang Mỹ, ngành cao su Việt Nam chắc chắn sẽ bị tác động tiêu cực.

    Tin thế giới

    Ông Trump: Tôi nghĩ Mỹ sẽ tiến tới thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Trao đổi tại Nhà Trắng trong ngày thứ Sáu (02/11), ông Trump nói thêm, ông sẽ ăn bữa tối với Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình, tại hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới ở Argentina vào cuối tháng này. “Chúng ta sẽ tiến tới một thỏa thuận với Trung Quốc và tôi nghĩ sẽ có một thỏa thuận rất công bằng cho tất cả mọi người”, ông Trump cho biết trước khi đi lên trực thăng Marine One trên đường tới cuộc vận động ở Tây Virginia. Cả hai bên “đang tiến gần hơn rất nhiều tới việc thực hiện một điều gì đó” và “đã đạt được rất nhiều bước tiến”. Vẫn chưa rõ là liệu ông Trump có hạ bớt yêu cầu nếu Trung Quốc phản đối hay không, và việc tiến tới một thỏa thuận vẫn đối mặt với rất nhiều rào cản.

    TH.

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn