Ngành và vị thế doanh nghiệp
Ngành đường VN kém phát triển so với các nước trong khu vực (Thái Lan, Indo, Philippines) mặc dù lợi thế khí hậu phù hợp cho cây mía và diện tích trồng mía lớn (đứng thứ 14 trên TG). Nguyên nhân chính là do diện tích trồng mía manh mún & người nông dân thiếu gắn bó với ngành, khiến nguồn nguyên liệu mía không ổn định.
Do vấn đề nguồn nguyên liệu, nên trong tổng số 37 doanh nghiệp mía đường Việt Nam, có tới 22 doanh nghiệp có công suất khá nhỏ, dưới 300 TMN, không hề có lợi thế về quy mô. Giá thành các công ty nội địa nói chung cao hơn 40% so với giá thành đường Thái.
SBT là doanh nghiệp đứng đầu trong ngành mía đường VN, với thị phần ~40%. Xét về quy mô vùng nguyên liệu & quy mô sản xuất, SBT cũng là doanh nghiệp số 1 Việt Nam. Hiện công ty có khoảng 58,800ha vùng nguyên liệu (chiếm ~1/4 diện tích nguyên liệu cả nước), với năng lực nhà máy sản xuất có thể lên tới ~1 triệu tấn đường/năm. Ngoài ra, SBT còn là 1 trong 4 đơn vị duy nhất trong nước sản xuất đường tinh luyện RE (Refined Extra).
Mô hình kinh doanh
Đường là mảng kinh doanh cốt lõi của SBT, chiếm tới 87% doanh thu thuần và 97% lợi nhuận gộp. Sản phẩm chủ lục của SBT là đường RE…Ngoài ra, SBT cũng kinh doanh những sản phẩm giá trị gia tăng liên quan tới mía đường như mật rỉ, điện, … nhưng đóng góp vào SBT vẫn còn nhỏ. Khách hàng chủ yếu của SBT là các công ty công nghiệp lớn (MNC), chiếm tới 45% doanh thu của công ty.
Lợi thế cạnh tranh của SBT nằm ở (1) vùng nguyên liệu và năng lực nhà máy sản xuất lớn nhất Việt Nam, bỏ xa những doanh nghiệp nội địa cùng ngành (2) tính linh hoạt của nhà máy khi 70% công suất nhà máy có thể sản xuất đường từ cả đường thô và mía (3) mạng lưới bán lẻ lớn với hơn 200,000 nhà phân phối khắp cả nước (chiếm khoảng 22% thị phần đường bán lẻ cả nước) (4) thương hiệu đường Biên Hòa được ưa chuộng.
Mô hình kinh doanh của SBT sẽ chịu tác động từ (1) biến động giá đường thành phẩm: đường là sản phẩm hàng hóa có giá biến động theo cungcầu thế giới; trong khi đó, giá mía thường nguyên liệu thường khó giảm mạnh theo giá đường nhằm ngăn việc nông dân bỏ trồng mía. Do đó giá đường giảm sẽ tác động tiêu cực tới lợi nhuận của SBT (2) các chính sách ngành: hiện 2 chính sách ảnh hưởng rõ rệt nhất tới SBT là ATIGA (giảm thuế nhập đường các nước trong khu vực về 0%) và Đề án phát triển mía đường tới 2020, định hướng tới 2030 nghiêm cấm mở thêm nhà máy đường mới (3) cạnh tranh gay gắt: ngoài việc phải cạnh tranh với đường lậu, SBT sẽ phải cạnh tranh với nguồn đường tinh luyện giá rẻ từ Thái khi ATIGA có hiệu lực từ 2020.
Ký kết hợp tác với nhà đầu tư chiến lược Hàn Quốc thông qua việc phát hành trái phiếu chuyển đổi đợt đầu
Ngày 28/02/2020, CTCP Thành Thành Công Biên Hòa (TTC Sugar, HoSE: SBT) đã chính thức ký kết hợp tác với 3 nhà đầu tư chiến lược là Cape Securities, Yeollim Partners và Core Trend Investment Co., Ltd.
Cụ thể, các nhà đầu tư này đã đăng ký tham gia vào gói trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ) 1.200 tỷ mà Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty đã thông qua vào ngày 11/02/2020 trước đó.
TPCĐ sẽ có kỳ hạn tối thiểu 3 năm, lãi suất danh nghĩa dự kiến 3,5%/năm. Thời điểm phát hành sẽ được thỏa thuận cụ thể giữa SBT và nhà đầu tư nhưng trong không quá 90 ngày kể từ ngày nhận được chấp thuận phát hành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Dự kiến, trái phiếu này được quyền chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ thành cổ phiếu phổ thông sau 1 năm kể từ thời điểm hoàn tất phát hành. Các vấn đề liên quan đến giá chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi, thời điểm chuyển đổi và các vấn đề khác sẽ do HĐQT quyết định. Khoản đầu tư này dự kiến sẽ được giải ngân toàn bộ trong tháng 3/2020.
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid 19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại Hàn Quốc khi các ca nhiễm bệnh ở quốc gia này đang có xu hướng tăng mạnh, chính vì điều này, rất nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc đã có động thái rút vốn về nước hoặc ngừng đầu tư mới để tối thiểu hóa rủi ro, tuy vậy với niềm tin cũng như sự đánh giá rất cao vào triển vọng của Ngành Đường Việt Nam nói chung và định hướng phát triển của SBT nói riêng thì các nhóm nhà đầu tư Hàn Quốc này vẫn mạnh dạn đầu tư số tiền lớn vào SBT. Thương vụ này được kỳ vọng sẽ mở đầu suôn sẻ cho chuỗi những thương vụ huy động vốn từ các NĐT Hàn Quốc trong thời gian tới của Công ty.
Triển vọng ngành mía đường, cơ hội đầu tư mới.
ATIGA Cơ hội cho những doanh nghiệp mạnh bứt phá
Trong trung & dài hạn: việc ATIGA có hiệu lực cũng mở ra cho SBT cơ hội chuyển mình: (i) tăng thị phần và (ii) tăng biên lợi nhuận khi ATIGA có hiệu lực, đẩy mạnh việc hợp nhất (consolidate) ngành đường. (i) Theo đó, khoảng 22 nhà máy không có lợi thế về quy mô, và không có khả năng luyện từ đường thô sẽ nhiều khả năng bị đóng cửa, để lại phần thị phần cho những doanh nghiệp vượt trội hơn như SBT (ii) ATIGA cũng tạo cơ hội cho SBT nhập nguyên liệu đường thô giá rẻ (rẻ hơn mía ~25%) để gia tăng tỷ suất lợi nhuận. Tuy nhiên, đây sẽ là bài toán đường dài cho SBT.
Ngày 18/02/2020 vừa qua, trong cuộc họp Thường trực Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành Mía đường, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã quán triệt chủ trương: “Sẵn sàng cạnh tranh, bảo đảm cạnh tranh thắng lợi”.
Theo đó, Nhà nước tuy không bao cấp hoàn toàn cho ngành Mía đường nhưng đã, đang và sẽ tiếp tục có những giải pháp, cơ chế chính sách cụ thể nhằm ủng hộ, giúp xóa bỏ mọi rào cản trong phát triển mía đường để tạo thuận lợi cho ngành Mía đường phát triển và sẵn sàng cạnh tranh sòng phẳng trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 tăng cường chống buôn lậu, chống hàng giả, gian lận thương mại một cách quyết liệt hơn, xử lý nghiêm cán bộ liên quan đến việc bảo kê nhập khẩu đường trái phép. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét tổng thể những vùng bị hạn hán, thiên tai, khó khăn để khoanh nợ, giãn nợ cho nông dân và xem xét cho vay vốn ưu đãi để trồng mía và chế biến đường ở những khu vực có hiệu quả, những nhà máy có hiệu quả.
Giá đường thế giới có khả năng đã tạo đáy và có xu hướng tăng (tăng 14% kể từ đầu năm) .
Theo tổ chức đường thế giới, niên vụ 2019/2020 đường thế giới có khả năng sẽ thiếu hụt khoảng 4.76 triệu tấn đường (trong khi niên vụ 2018/2019 đường thế giới dư thùa 1.72 triệu tấn). Cung đường thế giới giảm nguyên nhân chính là sản lượng đường từ Thái Lan, Ấn Độ, Brazil đã giảm do hạn hán kéo dài và chuyển đổi công năng. Sản lượng đường của Thái Lan ước giảm khoảng 28% so với cùng kỳ theo báo cáo của tổ chức đường thế giới. Bên cạnh đó, Brazil – quốc gia sản xuất đường lớn nhất thế giới đang chuyển sang sản xuất ethanol với biên gộp cao hơn nên qua đó sản lượng đường thế giới trong năm sau sẽ tiếp tục giảm. BSC đánh giá việc giá đường thế giới tăng trở lại sẽ làm giảm bớt chênh lệnh giá đường Việt Nam so với thế giới và hạn chế sự cạnh tranh về giá đối với các nước như Thái Lan và Ấn Độ.
Nguồn: tổng hợp
==================================================
VIỆT KHUÊ
TƯ VẤN – ỦY THÁC – HỢP TÁC ĐẦU TƯ CHUYÊN NGHIỆP.
Liên hệ: 098 171 2523
Facebook: https://www.facebook.com/cophieu86/
Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.
==================================================