MARKET STRATEGY WEEKLY: Khai Xuân tích cực - Đổi trụ thành công sang nhóm cổ phiếu ngân hàng! | Phân tích cổ phiếu - Hợp tác đầu tư

MARKET STRATEGY WEEKLY: Khai Xuân tích cực – Đổi trụ thành công sang nhóm cổ phiếu ngân hàng!

Lượt xem:3782 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • Diễn biến TTCK thế giới:


    Các chỉ số chứng khoán Mỹ đã kết thúc đợt điều chỉnh trong tháng 1 bằng tuần tăng điểm đầu tiên ở tháng 2 này và cũng là tuần tăng mạnh nhất từ đầu năm đến nay. Nguyên nhân chính khiến thị trường giảm mạnh trong tháng đầu năm là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thể hiện quyết tâm đẩy nhanh thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát. Nhưng trong mấy ngày gần đây, một số quan chức Fed đã đưa ra những phát biểu mang tính trấn an thị trường, nói rằng họ không muốn tăng lãi suất với tốc độ gây xáo trộn thị trường tài chính, và không có vị nào tỏ ý muốn tăng lãi suất với bước nhảy 0,5 điểm phần trăm mỗi lần

    Tất cả những phát biểu với màu sắc thận trọng này trái ngược với các dự báo mà Phố Wall đưa ra gần đây. Nhiều tổ chức dự báo thậm chí cho rằng Fed sẽ nâng lãi suất tới 7 lần trong năm 2022, trong đó sẽ có một số đợt nâng với bước nhảy 0,5 điểm phần trăm thay vì 0,25 điểm phần trăm. Tuần qua, S&P 500 tăng 1,5%, Nasdaq Composite vọt 2,4% và Dow Jones cộng 1,1%. Đây là tuần ghi nhận mức tăng thứ 2 trong năm 2022 của các chỉ số chính – vốn đã chịu áp lực hồi tháng trước do lo ngại lãi suất cao tác động tiêu cực đến các công ty công nghệ.
    Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã nhảy vọt từ mức 1,51% hồi cuối năm 2021 và vượt mốc 1,9%, chạm mức cao nhất kể từ tháng 12/2019 khi Fed chuyển sang đối phó lạm phát một cách mạnh mẽ hơn, báo hiệu rằng sẽ giảm nhịp độ mua trái phiếu và nâng lãi suất vài lần trong năm nay. Lãi suất cao hơn đã gây áp lực lên các cổ phiếu, đặc biệt là nhóm cổ phiếu công nghệ với định giá cao. S&P 500 đã sụt hơn 5% từ đầu năm đến nay (có thời điểm giảm 9,8% theo giá đóng cửa). Theo thống kê, trong tất cả các đợt điều chỉnh của S&P 500 (từ 10% – 15%) kể từ 1980 đến nay, sau 1 năm chỉ số này vẫn tăng bình quân 22%.

    Trong tuần giao dịch vừa qua, giá dầu có thời điểm chạm mốc 93 đô la/thùng, ghi nhất mức tăng theo tuần dài nhất kể từ tháng 10-2021. Theo Reuters, cả dầu Brent và WTI đều đạt mức cao nhất trong bảy năm qua. Giá dầu thế giới tăng cao trong vài phiên gần đây sau thông tin Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) quyết định tiếp tục kế hoạch tăng sản lượng ở mức vừa phải, bất chấp áp lực từ những nước tiêu thụ dầu hàng đầu yêu cầu tăng sản lượng cao hơn Giá dầu tăng mạnh còn vì nguồn cung thu hẹp đáng kể, trong bối cảnh thời tiết khắc nghiệt tại Mỹ và nhu cầu tiêu thụ tăng vọt. Theo Bloomberg, dầu diesel, loại nhiên liệu giúp cung cấp năng lượng cho nền kinh tế toàn cầu, cũng đang tăng lên trong bối cảnh nhu cầu tăng vọt, hàng tồn kho đang giảm dần.Đà tăng của giá dầu vẫn còn mạnh, khi nhiều chuyên gia phân tích cho rằng không loại trừ trường hợp dầu thô có thể lên đến 100 đô la/thùng trong ngắn hạn

    Diễn biến TTCK Việt Nam:
    Chứng khoán trong nước có tuần tăng điểm trước kỳ nghỉ lễ kéo dài, mức tăng tập trung ở nhóm bluechips với sự dẫn dắt từ nhóm cổ phiếu ngân hàng. Thanh khoản toàn thị trường sụt giảm do yếu tố mùa vụ nhưng độ rộng ở nhóm bluechips rất tích cực. Đáng chú ý là các quỹ ETF giải ngân mạnh mẽ, bên cạnh đó khối ngoại cũng mua ròng trở lại và là tuần mua ròng thứ 2 trong 4 tuần kể từ đầu năm

    Chỉ số Vn-Index chốt năm Âm lịch ở sát ngưỡng 1.500 điểm, tăng 0,41% so với tuần trước đó. Đây cũng là tuần tăng thứ 2 kể từ đầu năm 2022, tuy vậy mức tăng phần lớn tập trung ở nhóm Vn30 khi nhóm này tăng tới 2%, trái ngược với mạch giảm sang tuần thứ 3 liên tiếp của nhóm midcap và smallcap.

    1) Thanh khoản thị trường ở những phiên cuối năm vẫn rất tích cực hứa hẹn thị trường sau kỳ nghỉ lễ có thể phá kỷ lục tháng 11/2021. Thanh khoản toàn thị trường tuần cuối năm Âm lịch đạt 25.200 tỷ đồng, trong đó thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE đạt mức 20.000 tỷ đồng. Nếu như thanh khoản ở nhóm midcap và smallcap giảm mạnh sang tuần thứ 2 liên tiếp thì nhóm Vn30 đã ngược dòng tăng nhẹ 3% và tiếp tục thu hút dòng tiền vào các nhóm mang tính dẫn dắt như ngân hàng, dầu khí,…

    2) Thị trường đã có sự đổi trụ thành công với sự dẫn dắt củ nhóm cổ phiếu ngân hàng, bên cạnh đó việc nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đang trong xu hướng giảm cũng hỗ trợ dòng tiền tiếp tục dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu bluechips. Theo thống kê của chúng tôi kể từ đầu năm 2022, hiện có 4 nhóm cổ phiếu có mức tăng trưởng dương trong khi thị trường giảm 1,3% gồm: Dầu khí, Ngân hàng, Vingroup và Bất động sản khu công nghiệp.

    Trong đó, đáng chú ý vẫn là nhóm dầu khí và ngân hàng, cả 2 nhóm này đều có mức tăng bình quân gần 10% kể từ đầu năm. Trong khi nhóm cổ phiếu ngân hàng đang rẻ hơn so với mặt bằng chung. Hiện tại P/B trung bình của ngành ngân hàng đạt hơn 1.9x, tương đối hấp dẫn so với mức ROE xấp xỉ 18% của trung bình ngành. Áp lực gia tăng tỷ lệ nợ xấu sẽ được giảm đáng kể nhờ các hoạt động kinh tế phục hồi, giúp dòng tiền của người đi vay được cải thiện…

    Thì nhóm cổ phiếu dầu khí đang được hưởng lợi từ đà tăng của giá dầu đang ở mức cao nhất trong vòng 7 năm qua và các hoạt động mở cửa nền kinh tế. Năm ngoái, nhóm cổ phiếu dầu khí cũng chỉ có mức tăng 14%, chưa bằng ½ so với mức tăng của chỉ số Vn-Index, do vậy nhóm cổ phiếu này đang có nhiều dư địa để tăng trưởng trong năm nay.

    3) Diễn biến giao dịch tích cực trở lại từ khối ngoại và các quỹ ETF. Tuần trước kỳ nghỉ lễ, khối ngoại cũng đã mua ròng hơn 1,95 nghỉn tỷ đồng, trong đó chủ yếu là mua ròng ở sàn HOSE 1,86 nghìn tỷ đồng. Đây cũng là tuần mua ròng thứ 2 trong 4 tuần kể từ đầu năm. Nếu loại trừ thương vụ bán ròng khá lớn ở cổ phiếu MSN (4.600 tỷ đồng) thì khối ngoại đang mua ròng kể từ đầu năm cho tới nay, đây đang là tín hiệu khả quan sau 1 năm bán ròng kỷ lục năm 2021 với 2,7 tỷ USD. Bên cạnh đó, các quỹ ETF cũng tăng cường giải ngân, nổi bật là quỹ ETF Fubon đã giải ngân lần lượt hơn 39 triệu USD và 14 triệu USD trong 2 tuần trước kỳ nghỉ lễ, đưa tổng mức hút ròng từ các quỹ ETF lên 55,43 triệu USD kể từ đầu năm 2022.
    Sự trở lại mua ròng từ khối ngoại là rất ấn tượng với những nhóm cổ phiếu lớn, theo thống kê khối ngoại đang duy trì mua ròng nhóm cổ phiếu ngân hàng sang tuần thứ 6 liên tiếp, nhóm dầu khí cũng đang có chuỗi mua ròng 5 tuần liên tiếp, bên cạnh đó là nhóm Vingroup và 2 quỹ ETF (Finselect và Finlead)..

    Tuy vậy, năm 2022 chúng tôi cũng kỳ vọng rằng nền kinh tế sẽ hoàn toàn mở cửa, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng dần được khôi phục và kết quả kinh doanh cũng sẽ khởi sắc, đồng nghĩa với việc dòng tiền sẽ quay lại kênh sản xuất kinh doanh thay vì đầu tư tài chính như trong năm qua. Đây sẽ là một trong những yếu tố hạn chế hoặc chí phối về măt dòng tiền vốn là động lực chính lập nên những kỷ lục trong năm vừa qua.

    Đồ thị VN-Index theo khung tuần

    Về kỹ thuật, thị trường trong nước trở lại sau kỳ nghỉ lễ dài ngày cũng là thời gian mà chứng khoán thế giới đã kết thúc nhịp điều chỉnh trong tháng 1 đầy biến động. Trong 8 phiên vừa qua, chỉ số Vn-Index cũng đã tăng tới 6 phiên, do vậy nhiều khả năng nhịp điều chỉnh hơn 110 điểm của chỉ số Vn-Index cũng đã kết thúc, cùng nhịp với các chỉ số lớn trên thế giới. Với các chỉ báo kỹ thuật đang được cải thiện, chúng tôi cho rằng chỉ số Vn-Index có thể kiểm tra lại vùng 1.495 – 1.500 điểm trong tuần đầu năm mới âm lịch. Trong kịch bản lạc quan, nếu thị trường bứt phá thành công vùng cản tâm lý này, khả năng vượt đỉnh cũ 1.536 điểm là khá cao. Chúng tôi cho rằng điều này là hoàn toàn khả thi khi thị trường đã có sự đổi trụ thành công sang nhóm cổ phiếu ngân hàng, bên cạnh đó việc giá dầu tăng cao cũng như các hoạt động kinh tế mở cửa trở lại, dòng cổ phiếu dầu khí cũng như nhóm dịch vụ trong đó có hàng không cũng sẽ hỗ trợ thị trường.

    MBS CLTT

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn