MARKET STRATEGY WEEKLY 29/06 – 03/07/2020: KHÓ CÓ SỰ ĐỘT PHÁ- CHỌN LỌC CƠ HỘI. | Phân tích cổ phiếu - Hợp tác đầu tư

MARKET STRATEGY WEEKLY 29/06 – 03/07/2020: KHÓ CÓ SỰ ĐỘT PHÁ- CHỌN LỌC CƠ HỘI.

Lượt xem:4341 - Ngày:
  • Chia sẻ
  • Diễn biến thị trường quốc tế:

    Chứng khoán toàn cầu đồng loạt giảm điểm trong tuần vừa qua khi nhà đầu tư lo ngại về sự gia tăng đột biến mới nhất của đại dịch Covid-19 và tác động của nó đến nền kinh tế bất chấp sự gia tăng kỷ lục trong chi tiêu tiêu dùng tháng 5/2020, bên cạnh đó nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng chịu sức ép sau kiểm tra của Fed và kênh trái phiếu được hưởng lợi từ dòng vốn đầu tư trong tuần vừa qua. Lo ngại liên quan Covid-19 đe dọa làm chệch hướng đợt tăng gần đây của Phố Wall, khiến chỉ só S&P 500 tuần qua điều chỉnh xuống dưới đường trung bình động 200 ngày, chỉ báo về xu hướng dài hạn. Chỉ số Dow Jones và S&P 500 lần lượt sụt 3,3% và 2,9%, còn Nasdaq Composite giảm 1,9%, các chỉ số chính ghi nhận tuần sụt giảm thứ 2 trong 3 tuần gần đây. Thị trường cổ phiếu châu Âu đều ghi nhận giảm trong tuần qua, với Stoxx Europe 600 giảm 1,89%. Trong khi đó, thị trường châu Á đóng cửa phân hóa, với cổ phiếu Nhật Bản gần như đi ngang còn cổ phiếu Trung Quốc tăng giá nhẹ.

    Trái lại, các dấu hiệu phục hồi kinh tế tích cực và kỳ vọng kích thích tài khóa mở rộng đã phần nào đệm đỡ đà giảm của thị trường trong tuần vừa qua. Cụ thể, vào đầu tuần Tổng thống Donald Trump đã cho biết một dự luật kích thích “rất hào phóng” nữa sắp được thông qua và kế hoạch này có thể bao gồm một đợt trợ cấp tiền mặt trực tiếp nữa cho người dân. Trong khi đó, các số liệu kinh tế đều có sự cải thiện rõ rệt tại Mỹ và châu Âu. Các chỉ số PMI của IHS Markit cho thấy cả hoạt động ngành sản xuất và dịch vụ Mỹ đều tăng trở lại trong tháng Năm. Dù vậy, các hoạt động kinh tế vẫn chưa thể quay về mức trước đại dịch, và một số tín hiệu ngắn hạn cải thiện tích cực không đảm bảo nền kinh tế có thể nhanh chóng hồi phục hoàn toàn trong tương lai gần

    Một điểm đáng lưu ý khác trong tuần qua là sự leo thang trở lại của những căng thẳng thương mại, không chỉ giữa Mỹ và Trung Quốc mà còn là giữa Mỹ và EU. Trong đó, Mỹ đã đe dọa áp thuế quan bổ sung lên 3,1 tỷ USD hàng hóa của Anh và EU, và EU đáp trả rằng việc mở rộng phạm vi đánh thuế sẽ gây ra những tổn thất kinh tế không đáng có cho cả 2 bờ Đại Tây Dương.

    Về căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, thị trường tuần qua đã có phản ứng mạnh mẽ bất ngờ liên quan đến trạng thái của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Cụ thể, thị trường cổ phiếu đã lao dốc mạnh khi Cố vấn cao cấp Nhà trắng Peter Navarro bình luận rằng thỏa thuận này đã kết thúc. Tuy nhiên không lâu sau đó, thông báo của tổng thống Trump trên Twitter rằng thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung Quốc vẫn “hoàn toàn nguyên vẹn” đã giúp thị trường bật tăng mạnh trở lại. Điều này cho thấy ngay cả khi phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng như đại dịch và suy thoái kinh tế, thị trường cổ phiếu vẫn rất nhạy cảm với vấn đề thương mại.

    FED trong ngày 25/06 đã thông báo các Ngân hàng lớn nhất ở Mỹ có khả năng sẽ chịu đựng được ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên vẫn có khả năng kinh tế sẽ chịu suy thoái kéo dài và các Ngân hàng này chịu nhiều trăm tỷ USD.

    Tình hình dịch Covid-19:  LO NGẠI ĐỢT BÙNG PHÁT MỚI ?

    Tính đến ngày 28/6, theo thống kê của trang worldometers.info, thế giới đã ghi nhận hơn 10,1 triệu người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do chủng mới của virus corona SARS-CoV-2 gây ra, trong đó hơn nửa triệu người đã tử vong

    Mỹ vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong dịch Covid-19 với tổng số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 lên tới 2.596.770 và số ca tử vong là 128.152 ca. Mỹ đã liên tục gia tăng các ca nhiễm khi chỉ trong vòng 24 giờ, quốc gia này đã có thêm 42.581 ca nhiễm – con số cao kỷ lục trong những ngày qua. Mỹ cũng đang là quốc gia có số người tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới. Tiếp nối Mỹ, tình hình dịch Covid-19 vẫn chưa “hạ nhiệt” tại Brazil khi quốc gia này tiếp tục ghi nhận 35.887 ca nhiễm Covid-19, chỉ trong vòng 24 giờ qua, đưa tổng số ca nhiễm tại quốc gia Nam Mỹ lên hơn 1,3 triệu người, 57.103 người tử vong. Brazil hiện vẫn là tâm dịch lớn thứ hai của thế giới.

    Là vùng dịch lớn thứ ba thế giới, Nga cho biết, dù tình hình dịch đã giảm nhiệt, nước này vẫn chuẩn bị phương án để đối phó với kịch bản làn sóng lây nhiễm mới bùng lên vào mùa thu. Ấn Độ là vùng dịch lớn nhất châu Á và lớn thứ tư thế giới với 530.924 ca nhiễm và 16.124 ca tử vong.

    THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM:

    Tin vĩ mô đáng chú ý trong tuần:

    Trong Báo cáo Cập nhật Triển vọng Kinh tế Thế giới vừa công bố, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu. IMF dự báo năm nay GDP toàn cầu có thể giảm tới 4,9%, mạnh hơn tốc độ mức giảm 3% trong báo cáo hồi tháng 4 của cơ quan này. IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP trong năm tới, từ 5,8% xuống còn 5,4%.

    Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 6/2020 (từ ngày 01/6 đến ngày 15/6/2020) đạt 20,57 tỷ USD, tăng 3,3% so với nửa cuối tháng 5/2020. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 6 năm 2020 có mức thặng dư 170 triệu USD, đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa của Việt Nam từ đầu năm đến hết ngày 15/6 lên 3,75 tỷ USD. Thặng dư cán cân xuất nhập khẩu giúp nguồn cung ngoại tệ trong 6 tháng đầu năm tiếp tục dồi dào. Bên cạnh đó, tổng nguồn vốn FDI thực hiện trong 5 tháng đầu năm cũng đạt 6,7 tỷ USD cũng giúp dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng lên trong năm nay và sẽ ổn định tỷ giá USD/VND trong thời gian tới. Tỷ giá ổn định và lạm phát được kiểm soát sẽ giúp NHNN có nhiều công cụ để kích thích nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong thời gian tới.

    Tối 27/6, ông Đỗ Tuấn Đạt, Giám đốc Công ty TNHH Vaccine và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Bộ Y tế, cho hay sau đợt tiêm thử nghiệm vắc-xin ngừa Covid-19 lần 2 thành công trên chuột. Với thành công bước đầu này, thời gian tới, đơn vị nghiên cứu sẽ hoàn thiện quy mô, hướng đến tạo thành vắc-xin sử dụng cho người. Tuy nhiên, theo ông Đạt, đây là quá trình dài và cần qua nhiều khâu khảo sát, đánh giá hiệu quả.

    Đồ thị Vnindex 26.06.2020.

    Diễn biến thị trường chứng khoán trong nước:

    Thị trường chứng khoán Việt Nam trong tuần qua đã bị chặn đứt đà hồi phục do số ca nhiễm Covid-19 bùng phát trở lại khiến cho tâm lý nhà đầu tư thận trọng. Theo đó, chỉ số VN-Index đã giảm 1,91% so với tuần trước, tương đương 5,04 điểm. Việc chốt lời liên tục vào những phiên cuối tuần đã khiến độ rộng thị trường không mấy tích cực với 127 mã tăng, 232 mã giảm giá và 21 mã đứng giá. Nhóm Vn30 với 5 mã tăng giá, 24 mã giảm giá và 1 mã giữ giá trong tuần vừa qua. Áp lực chốt lời ở hầu hết các nhóm cổ phiếu, ngoài nhóm Vn30 thì nhóm ETF cũng chịu mức giảm mạnh, nhóm Finlead giảm 2,75% và nhóm Finselect giảm 2,45%. Ngoài ra nhóm Diamond với mức giảm 1,15%, nhóm Midcap giảm 0,90%, nhóm Smallcap giảm 2,41%.

    Nhóm cổ phiếu smallcap cũng có dấu hiệu hạ nhiệt khi giảm lần đầu tiên sau 11 tuần tăng liên tiếp, bên cạnh đó nhóm cổ phiếu đầu cơ như ITA, HQC, DBC,…cũng đã có đỉnh ngắn hạn. Dòng tiền lúc này đang tìm kiếm các mã cổ phiếu có kết quả kinh doanh quý 2 khả quan bên cạnh các nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ đầu tư công, bất động sản khu công nghiệp, thực phẩm, thủy sản, các cổ phiếu ngân hàng có câu chuyện riêng…

    Về xu hướng dòng tiền: Các nhà đầu tư trong nước cũng tỏ ra thận trọng khi thị trường điều chỉnh 4/5 phiên trong tuần vừa qua nhưng vẫn chưa thấy hấp dẫn để quay trở lại. Thanh khoản thị trường giảm sang tuần thứ 2 liên tiếp sau khi đạt đỉnh ở tuần giữa tháng 6, khoản trong tuần vừa qua đã giảm về mức thấp nhất 7 tuần.

    Dòng tiền tuần này tiếp tục có sự sụt giảm đáng kể, thanh khoản không thể bứt phá rõ rệt kể từ đầu tuần tới nay nên khi không còn sự hỗ trợ của các trụ hoặc các trụ gặp áp lực bán thì thị trường giảm điểm là điều tất yếu. Giá trị khớp lệnh tuần vừa qua đạt 4.136 tỷ đồng, giảm 5,4% so với tuần trước. Tuy nhiên, tổng giá trị giao dịch đạt 4.923 tỷ đồng (giảm 42,3%). Thanh khoản nhóm Smallcap với mức giảm 16,9% trong khi đó thanh khoản nhóm Midcap tăng 9,9%, bên cạnh đó dòng tiền cũng rút ra khỏi các nhóm ETF khi nhóm VN Diamond giảm 4,4%, nhóm Finlead giảm 27,3%, nhóm Finselect giảm 26,1%.

    Giới đầu tư cũng tỏ ra thận trọng khi dòng vốn đầu tư đã có sự dịch chuyển sang các kênh đầu tư an toàn như trái phiếu và vàng. Tuần vừa qua, các quỹ trái phiếu trở thành người hưởng lợi khi ghi nhận mức hút ròng tới 19,2 tỷ USD từ thị trường cổ phiếu và tiền mặt. Trong khi đó, các quỹ đầu tư vàng cũng hút ròng được 2,9 tỷ USD.

    Về giao dịch của khối ngoại: Nhà đầu tư nước ngoài trở lại bán ròng trên sàn HSX trong tuần này khi thị trường điều chỉnh. Theo đó, trong tuần vừa qua họ đã bán ròng tổng cộng 169 tỷ đồng, bên cạnh đó đã bán ròng thông qua khớp lệnh là 457 tỷ đồng. Trong tuần vừa qua, khối ngoại đã mua ròng ở nhóm cổ phiếu Vingroup, Dầu khí, Hóa chất, Logistics, Dệt may, Thủy sản. Ở nhóm 3 chỉ số ETF, tuần vừa qua nhóm Diamond trở lại bán ròng 12,6 tỷ trong khi tuần trước mua 61,5 tỷ, bên cạnh đó ở 2 nhóm FinLead và FinSelect tiếp tục bán ròng với mức bán bình quân 85 tỷ trong khi tuần trước đó mua ròng 180 tỷ đồng

    Về dòng vốn đầu tư quốc tế: Mạch bán ròng của NĐTNN đã trở lại ở phần lớn các thị trường khi biến động mạnh, duy chỉ có mua ròng tại Ấn Độ và Đài Loan…Ở thị trường trong nước, dòng vốn đầu tư quốc tế qua kênh ETF đã duy trì mua ròng trong tuần vừa qua nhờ quỹ VanEck, quỹ VFMVN30 và quỹ FUESSVFL VN. Kể từ đầu năm cho tới nay dòng vốn qua kênh ETF bị rút khoảng 62,4 triệu USD, chủ yếu tập trung ở 3 quỹ VanEck, VFMVN30 và FTSE Vietnam

    Kết Luận:

    Thị trường trong nước đang có sự đồng pha với thị trường quốc tế trong khi giới đầu tư đang trở nên nghiện các gói kích thích mới từ các Ngân hàng Trung ương, khi đà tăng trong bảng cân đối tài sản của Fed có dấu hiệu chững lại ở 2 tuần vừa qua cũng là thời điểm chứng khoán toàn cầu lập đỉnh ngắn hạn. Cùng với đó là sự trở lại của dịch covid-19 ở một số nước như Mỹ, Brazil, Nga, Ấn Độ….đang đe dọa nhịp hồi phục của chứng khoán toàn cầu gần 3 tháng qua. TTCK thế giới đã có tuần giao dịch kém khả quan thì TTCK Việt Nam cũng không phải ngoại lệ khi nhà đầu tư chứng khiến tuần thứ 2 liên tiếp chỉ số VN-Index điều chỉnh quanh khu vực 860- 870 điểm.

    Thanh khoản tuần này sụt giảm còn do một số công ty chứng khoán bán ra hoặc hạ tỷ lệ cho vay margin với nhiều cổ phiếu để đưa dòng tiền của họ về dư tiền mặt kha khá, tăng hệ số an toàn tài chính để nếu có thanh tra, kiểm tra của định kỳ bán niên của UBCK. Một số Quỹ cũng để dành 1 cơ số tiền mặt để báo cáo với cổ đông bán niên hoặc hết năm ( 30/6 và 31/12). Đặc biệt lạ, NĐT sử dụng margin tăng không quá nhiều tăng khoảng 20% so với vùng đáy 650. Khi MG chưa quá cao cũng khó giảm, nó đặc biệt quan trọng .

    Dòng tiền f0 có sự suy giảm thể hiện ở thanh khoản một sô phiên vừa rồi, cũng dễ hiểu khi lượng tiền F0 bị sản sẻ khi các hoạt động kinh doanh quay trở lại, các kệnh đầu tư khác mở cửa. Tuy nhiên tôi đánh giá thanh khoản sẽ duy trì quanh 4 -5k tỷ/ phiên chứ sẽ ko bị rút tiền ra ngoài nhiều.

    Tuy nhiên theo đánh giá chung của chúng tôi, thì việc điều chỉnh của Vnindex ngoài tác động từ bên ngoài thì đây là thời điểm tái thiết lại dòng tiền, điều chỉnh sau một nhịp tăng từ 660 lên 900 là hợp lý. Cường độ điều chỉnh sẽ không mạnh và thiên về dao động hẹp phân hóa mạnh các dòng cổ phiếu riêng biệt. Bước sang tháng 7, một tháng luôn khó khăn cho nhà đầu tư khi theo thống kê 8/10 năm đều giao dịch trầm lắng và ảm đạm.Toàn cầu đang trong giai đoạn TIỀN RẺ nên Không có gì phải bi quan quá về thị trường sắp tới khi mà kinh tế vĩ mô hay diễn biến giao dịch trên thị trường đang ủng hộ quan điểm thị trường cuối cùng cũng sẽ vượt khó đi lên.

    Cơ hội cho dòng tiền lúc này đang tìm kiếm các mã cổ phiếu có kết quả kinh doanh quý 2 khả quan bên cạnh các nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ đầu tư công (HPG,FCN, PLC,HSG ), bất động sản khu công nghiệp, thực phẩm (GTN, VLC) , các cổ phiếu ngân hàng có câu chuyện riêng (STB, ACB, LPB..) nước sạch (TDM, BWE); Bảo hiểm: ABI, BVH…

    Chiến lược đầu tư: Giảm tỷ trọng cổ phiếu, không dùng margin, tập trung vào nhóm cổ phiếu có kết quả kinh doanh quý 2 khả quan, quan sát động thái của thị trường ở vùng hỗ trợ. Có thể xem xét trading trong vùng sideway với các CP cơ bản tốt hoặc có dao động với biên đủ rộng, hoặc ngược lại xem xét hạ mạnh tỷ trọng khi vùng hỗ trợ mạnh bị phá vỡ và lực cầu tham gia yếu, thanh khoản giảm.

    Các kịch bản thị trường trong tuần tới: Trong tuần này sẽ diễn ra hoạt động chốt NAV quý II của các quỹ nên được kỳ vọng tích cực từ hoạt động làm đẹp sổ sách của họ.

    Kịch bản 1 ( 70%) : Trong kịch bản lạc quan, chỉ số VN-Index kiểm định vùng 845 850 (Fibonacci 23.6%) trước khi side way cùng 845 – 860.

    Kịch bản 2 ( 25%): Trong một kịch bản thận trọng hơn nếu thủng 845 thì kiểm định vùng đáy cũ 830- 832.

    Kịch bản xấu(5%): Giảm mạnh tỷ trọng nếu thủng 830

    Chúng ta không nên đoán đỉnh đoán đáy, qua đỉnh mới thấy đỉnh hãy để mọi thứ tự nhiên, Càng khôn càng cứng lập trường như xưa thì càng thất bại.. Không có lý do gì để thị trường đảo chiều GIẢM SÂU ngay lúc này. Đây cũng là thời điểm dành cho những cổ phiếu, ngành có câu chuyện riêng, Trồng cây gì nuôi con gì mới là quan trọng! Hãy tiến hành chiến lược bottom up để sàng lọc các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn đầu tư giá trị.

    Bản tin này chúng tôi thu thập thông tin nhiều nguồn tin cậy (MBS..), tuy nhiên chúng tôi không đảm bảo chắc chắn sự chính xác hoàn toàn và đầy đủ. Các nhận định trong báo cáo được đưa ra dựa trên cơ sở phân tích chi tiết, cẩn thận, theo đánh giá chủ quan của người viết và là hợp lý trong thời điểm đưa ra báo cáo. Các nhận định trong báo cáo có thể thay đổi bất kì lúc nào mà không báo trước. Báo cáo này không nên được diễn giải như một đề nghị mua hay bán bất cứ một cổ phiếu nào.

    Xin chân thành cảm ơn!

    ==================================================

    LÊ HÙNG

    TƯ VẤN – ỦY THÁC – HỢP TÁC ĐẦU TƯ CHUYÊN NGHIỆP.

    Liên hệ: 0961 498 596.

    Facebook: https://www.facebook.com/cophieu86/

    Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.

    ==================================================

     

    Ý kiến Bình luận
    Top
    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Mở tài khoản
    Nhóm tư vấn