Nhịp tăng kéo dài từ 2 đến 3 tuần liên tiếp của nhiều chỉ số chứng khoán chính trên toàn cầu đã bị chắn ngang bởi cơn hoảng loạn của giá dầu ở đầu tuần vừa qua, tuy vậy các thị trường đã ngay lập tức lấy lại đà trong những phiên cuối tuần những cũng chưa bù đắp được mức giảm mạnh ở phiên bị ảnh hưởng từ giá dầu. Do vậy, phần lớn các thị trường đầu giảm điểm trong tuần vừa qua, mức giảm nhiều nhất thuộc về các thị trường Đông Nam Á như Phillippine, Singapore, Indonesia,…..TTCK Mỹ trong tuần qua, Dow Jones cũng đã sụt 1,9%, còn S&P 500 giảm hơn 1%. Nasdaq Composite mất 0,2% từ đầu tuần đến nay. Đó là tuần sụt giảm đầu tiên trong 3 tuần trên Phố Wall.
Sự bùng phát dịch COVID-19 đã chi phối tâm lý thị trường trong phần lớn năm 2020 khi nhà đầu tư vật lộn với những hậu quả kinh tế từ đại dịch này, các quốc gia trên thế giới đã bơm khoảng 8 nghìn tỷ USD để kích thích kinh tế toàn cầu vẫn là chưa đủ. Dữ liệu hoạt động sản xuất và dịch vụ thuộc khu vực tư nhân ở Mỹ, Anh, Pháp, khu vực sử dụng đồng euro (eurozone) và Nhật Bản đồng loạt suy giảm về mức thấp kỷ lục trong tháng 4 ho thấy nền kinh tế toàn cầu suy sụp với tốc độ nhanh chưa từng thấy trong lịch sử khi các chính phủ thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để kiểm soát dịch Covid-19.
Nhận định nền kinh tế sẽ phục hồi vào năm 2021 là một trong những lý do thị trường chứng khoán tỏ ra khá bình tĩnh trước những biến động gần đây bất chấp thị trường dầu mỏ chao đảo dữ dội, bên cạnh các thông điệp suy thoái của nền kinh tế toàn cầu. Điều này tạo nên sự đứt gãy giữa thị trường chứng khoán và nền kinh tế, khi mọi số liệu được công bố từ giá nhà, doanh số bán lẻ, việc làm cho tới sản xuất công nghiệp đều cho thấy mọi hoạt động kinh tế lao dốc, ngay cả khi các gói kích thích tiền tệ và tài khóa chưa từng có tiền lệ với con số khổng lồ đã được tiến hành.
Vẫn có rất nhiều nhà đầu tư hiện tại đang đồng ý quan điểm nền kinh tế báo hiệu sự suy giảm lớn hơn nhiều so với định giá các cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, kể từ cuối tháng 3 và đầu tháng 4 cho tới nay, nhiều thị trường đã có mức phục hồi đáng ngạc nhiên, điều mà trước đó hầu như không ai dự đoán được sự hồi hình chữ V trong thị trường chứng khoán, chỉ số chứng khoán toàn cầu phục hồi gần 25% kể từ đáy, cả 2 chỉ số chính của TTCK Mỹ là DowJone và S&P500 đã tăng 30%, thị trường chứng khoán châu âu cũng có mức phục hồi gần 23%, chứng khoán khu vực Châu Á Thái Bình Dương cũng có mức phụ hồi gần 19%, điều đáng ngạc nhiên là thị trường Trung Quốc chỉ phục hồi từ mức đáy hơn 6%, TTCK Việt Nam cũng có mức phục hồi khá ấn tượng khi có tới 3 tuần tăng liên tiếp với mức gần 20%..
Tình hình dịch bệnh: Những cải thiện chậm rãi, ổn định và nhất quán!
Tính đến hết ngày 24/4, thế giới ghi nhận 1,83 triệu trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, tăng 3,9% trong 24h. Tốc độ tăng trưởng số ca nhiễm trung bình 5 ngày hiện ở mức 3,2% so với tỷ lệ tăng trưởng trung bình 2,8% và 4,1% của hai giai đoạn 5 ngày liền trước đó. Tương tự, tăng trưởng số ca tử vong ngày 24/4 cũng giảm tốc xuống 3,2%, so với mức 4,1% của ngày liền trước. Tốc độ tăng trưởng số ca tử vong trung bình 5 ngày duy trì ở mức 3,5%. Điều này cho thấy xu hướng cải thiện chậm rãi, ổn định và nhất quán hơn là một bước đột phán ngoạn mục của tình hình đại dịch Covid-19 toàn cầu.
Khi so sánh số ca nhiễm và tử vong trên tổng dân số tại mỗi quốc gia theo thời gian, có thể thấy những diễn biến tương đồng của của các quốc gia châu Âu. Hà Lan, Anh, Pháp đều có chung một xu hướng lây nhiễm và tử vong với Italy, sau khi đã điều chỉnh dân số. Mặc dù Mỹ hiện là quốc gia có số trường hợp nhiễm và tử vong vì Covid19 lớn nhất thế giới, nhưng số ca tử vong trên 1 triệu dân của nước này lại thấp hơn đáng kể so với các điểm nóng tại châu Âu. Trong khi đó, các đường của Trung Quốc và Hàn Quốc lại rất thấp khi đặt cạnh các quốc gia châu Âu và Mỹ. Điều này có thể báo hiệu khả năng mở cửa trở lại của các nền kinh tế châu Âu và Mỹ sẽ khó khăn và trường kỳ hơn nhiều so với 2 tâm dịch tại châu Á.
Chiến lược tái mở cửa:
- Pháp: Tổng thống Macron cho biết một kế hoạch nới lỏng lệnh đóng cửa sẽ được tuyên bố vào khoảng thứ Ba tuần sau.
- Anh: Bộ trưởng Scotland cho biết lệnh đóng cửa có thể sẽ được dỡ bỏ theo từng giai đoạn, và một vài biện pháp hạn chế vẫn sẽ được duy trì cho tới năm sau.
- Ý: Các ngành công nghiệp sản xuất, ô tô và xây dựng sẽ hoạt động trở lại từ ngày 4/5 khi quốc gia này bắt đầu quy trình tái mở cửa. Các ngành công nghiệp sẽ cần đảm bảo giãn cách xã hội và các biện pháp bảo vệ.
Cập nhật y tế:
Thuốc kháng virus của Gilead đã không cho thấy hiệu quả tốt trong cuộc thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đầu tiên, theo các tài liệu được WHO công bố sớm. Gilead trả lời rằng cuộc thử nghiệm đã bị chấm dứt sớm do ít người đăng ký tham gia, vì vậy những không đưa ra được những kết luận có ý nghĩa.
Cơ quan y tế châu Âu cảnh báo nguy cơ gây đau tim khi kết hợp hai loại thuốc Hydroxychloroquine và azithromycin trong điều trị Covid-19. Như vậy đến hiện tại vẫn chưa có một phác đồ điều trị Covid-19 hiệu quả có tính khả thi để đẩy lùi đại dịch, ngoại trừ các biện pháp đóng cửa và giãn cách xã hội đang được sử dụng hiện nay.
Cập nhật tình hình kinh tế: Chỉ số PMI nhanh tháng Tư cho thấy sự xuống cấp trầm trọng trong nền kinh tế toàn cầu:
- PMI tổng hợp khu vực đồng tiền chung châu Âu giảm xuống mức thấp kỷ lục 13,5 điểm, từ mức 29,7 điểm trong tháng Ba. PMI dịch vụ giảm xuống 11,7 – thấp nhất từ trước đến nay, trong khi PMI sản xuất giảm xuống 33,6 điểm, thấp nhất kể từ tháng 2/ 2009.
- Các chỉ số PMI tổng hợp cũng giảm xuống mức thấp kỷ lục tại Đức (17,1); Pháp (11,2); Anh (12,9) và Mỹ (27,4).
- Đức: Chỉ số niềm tin người tiêu dùng cho tháng Năm giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại -23,4 điểm.
- Mỹ: Số đơn mới thất nghiệp tuần giảm xuống 4,427 triệu đơn. Đây cũng là tuần giảm thứ 3 liên tiếp kể từ mức đỉnh 6,867 triệu đơn. Doanh số bán nhà trong tháng Ba giảm 15,4% so với tháng liền trước – mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 7/2013.
Thị trường đã bước vào mùa báo cáo lợi nhuận từ tuần trước. Các báo cáo kết qủa kinh doanh đã cho nhà đầu tư những cái nhìn đầu tiên về tình trạng hoạt động doanh nghiệp trong giai đoạn bùng nổ đại dịch Covid-19.
Trong rổ chỉ số S&P500 đã có 41 công ty (chiếm khoảng 12,1% vốn hóa thị trường) công bố kết quả lợi nhuận. Theo đó, lợi nhuận của chỉ số S&P500 được dự báo sẽ giảm 14,6% trong quý 1 so với 1 năm trước đây. Tuy nhiên, không phải tất cả các ngành đều sụt giảm như nhau, trong đó những ngành nhạy cảm với hoạt động giãn cách xã hội và đóng cửa nền kinh tế nhất sẽ chịu áp lực nghiêm trọng nhất.
Trái với bức tranh kinh tế và lợi nhuận tiêu cực, thị trường cổ phiếu tiếp tục phục hồi mạnh mẽ tuần thứ hai liên tiếp, cho thấy nhà đầu tư đang tập trung nhiều vào sự lây lan của Covid-19 và ít chú ý đến những yếu tố cơ bản. Bằng chứng là mối tương quan chặt chẽ giữa tốc độ tăng trưởng chậm lại của số ca nhiễm Covid-19 và nhịp phục hồi mạnh mẽ của chỉ số S&P500 kể từ mức đáy ngày 23/3.
Điều này cũng có thể cho thấy rằng nhà đầu tư đang đơn giản bỏ qua những dữ liệu cơ bản tồi tệ đã ghi nhận và tập trung nhiều hơn vào tiềm năng tái mở cửa nền kinh tế hậu đại dịch trong một vài tháng tới. Tuy nhiên trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh còn tiềm ẩn nhiều rủi ro bất chắc, nhà đầu tư vẫn nên hạn chế gia tăng khẩu vị rủi ro mà tay vào đó tập trung vào các doanh nghiệp chất lượng tốt với biên lợi nhuận cao, đòn bẩy thấp và được trang bị định hướng tốt để vượt qua giai đoạn khó khăn khủng hoảng này.
Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam: Điều chỉnh trước vùng kháng cự mạnh?
Thị trường trong nước có sự điều chỉnh sau 3 tuần liên tiếp tăng điểm, tuy nhiên đã có sự hồi phục ở 3 phiên cuối tuần. Hỗ trợ đà tăng là các mã cổ phiếu vốn hóa lớn trong bối cảnh dòng tiền tham gia bùng nổ. Tín hiệu tích cực lúc này là chính phủ Việt Nam đã kiểm soát dịch tốt và bắt đầu gỡ bỏ cách ly xã hội.
Chuỗi tăng 19/22 phiên liên tiếp vừa qua cũng chính là thành quả tốt trong mùa dịch covid-19, sau chuỗi giảm mạnh khiến chỉ số Vnindex mất 27,3% kể từ đầu năm và rơi vào thị trường giá xuống (bear market), thị trường đã thu hẹp đà giảm cùng biên độ dao động khi vượt ngưỡng 700 điểm. Mức giảm 1,64% trong tuần vừa qua cũng là tuần hạ nhiệt sau 3 tuần tăng liên tiếp, tuy vậy nhóm Smallcap vẫn duy trì được sắc xanh.
Một số các nhóm cổ phiếu chính hưởng lợi từ giá dầu giảm đều tăng điểm trong tuần vừa qua, trong đó phải kể đến các nhóm ngành như dịch vụ, hóa chất, SX và phân phối điện, xây dựng và VLXD, thực phẩm đều tăng trên 3,5%.
Nhóm cổ phiếu hóa chất, SX và phân phối điện là những lĩnh vực hưởng lợi từ việc giá dầu giảm do đó có mức tăng ấn tượng bình quân lần lượt 7,77% và 4,79% nhờ DCM tăng 18,18%, DGC tăng 10,66%, NT2 tăng 9,52% và PPC tăng 7,14%. Ngoài ra nhóm cổ phiếu thực phẩm tăng 3,46%, XD và VLXD tăng 3,58%, dịch vụ tăng 3,72%, bán lẻ tăng 1,62%. Hỗ trợ đà tăng cho nhóm thực phẩm nhờ cổ phiếu SAB tăng 8,83% và VNM tăng 3,52%; nhóm cổ phiếu XD và VLXD nhờ cổ phiếu HSG tăng 13,05% và NKG tăng 8,01%. Nhóm cổ phiếu dịch vụ nhờ cổ phiếu SKG tăng 8,81% và MAS tăng 7,81%; nhóm cổ phiếu bán lẻ nhờ cổ phiếu FRT tăng 30,88% và MWG tăng 1,22%.
Ngoài ra, một xu hướng không mấy khả quan bao phủ lên nhóm cổ phiếu ngân hàng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận lẫn suy giảm lợi nhuận trong quý I/2020 là việc biên lợi nhuận gộp mảng tín dụng suy giảm đáng kể do chi phí huy động (thể hiện qua chi phí lãi) tăng cao hơn doanh thu tín dụng (thể hiện qua thu nhập lãi). Điều này nhiều khả năng là do ảnh hưởng từ các động thái hạ lãi suất liên tiếp dưới sự chỉ đạo từ Ngân hàng Nhà nước.
Có thể thấy, thị trường tích cực nhờ các nhóm cổ phiếu vốn chịu tác động mạnh từ covid-19 như: hàng không, bán lẻ, xây dựng…đã phục hồi mạnh mẽ khi giới đầu tư đang đặt cược ở một mức nhất định rằng mọi thứ có thể trở lại bình thường sớm. Giá cổ phiếu đang cho thấy giả định rằng một loạt các thất bại sẽ không xảy ra. Rằng mất việc làm trên diện rộng và giảm thu nhập sẽ không dẫn đến đóng cửa hàng loạt doanh nghiệp. Rằng mọi người sẽ có một công việc trở lại và sẽ sẵn sàng chi tiêu khi cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng giảm xuống.
Về xu hướng dòng tiền: Dòng tiền mới đổ vào thị trường, thanh khoản tuần vừa qua tiếp tục bùng nổ so với tuần trước đó, giá trị khớp lệnh bình quân đạt trên 3.804 tỷ đồng, cao hơn với mức bình quân kể từ đầu năm cho tới nay. Trong khi đó, tổng giá trị giao dịch đạt trên 4.436 tỷ đồng, tăng hơn 0,6% so với tuần trước đó. Tăng mạnh nhất là thanh khoản nhóm Midcap với mức tăng 20,2% tiếp đến là nhóm Smallcap với mức tăng 11,6%, ngoài ra các nhóm index còn lại đã giảm nhiệt.
Dù khối nội “vùng lên” tạo nên thanh khoản và thúc đẩy đà tăng của thị trường chứng khoán từ đầu tháng 4, nhưng xu hướng giao dịch của nhà đầu tư trong nước vẫn chưa thoát khỏi “cái bóng” của nhà đầu tư ngoại. Tâm lý và động thái mua bán của nhà đầu tư nội vẫn bị ảnh hưởng bởi tâm lý vào – ra thị trường của khối ngoại. Trong trường hợp dịch bệnh trên phạm vi toàn cầu chưa hết phức tạp, có khả năng khối ngoại còn tiếp tục bán ròng.
-Về giao dịch của khối ngoại: Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng sang tuần thứ 13 liên tiếp trên sàn HSX bất chấp thị trường tăng mạnh hay quay đầu điều chỉnh. Tổng khối lượng bán ròng toàn thị trường đạt gần 86 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng hơn 1.700 tỷ đồng, tăng gần 31% so với tuần trước. Trên sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 1.526 tỷ đồng (tăng 31,8% so với tuần trước).
Kể từ đầu năm cho tới nay, khối ngoại đã bán ròng 13.492 tỷ đồng trên sàn HSX, trong đó giao dịch thông qua khớp lệnh là 13.945 tỷ đồng. Trong tuần vừa qua, khối ngoại đã mua ròng ở nhóm cổ phiếu xây dựng và VLXD, cao su tự nhiên, dược phẩm và công nghệ so với ở tuần trước đó cũng có 4 nhóm mua ròng. Ở nhóm 3 chỉ số ETF, tuần vừa qua nhóm Diamond áp lực bán tăng từ mức 142 tỷ lên 154 tỷ, trong khi ở 2 nhóm FinLead và FinSelect áp lực bán tăng bình quân từ 270 tỷ lên 572 tỷ.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, cuối năm 2019, tổng giá trị danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam của khối nhà đầu tư nước ngoài đạt khoảng 36,4 tỷ USD, tăng 11,6% so với cuối năm 2018. Theo tính toán sơ bộ, hiện giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam khoảng 700.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 30 tỷ USD, tức là giảm khoảng 17,5% so với cuối năm 2019.
Về dòng vốn đầu tư quốc tế: Xu hướng rút ròng khỏi khu vực Emerging Market vẫn là chủ đạo nhất là khi tỷ giá tại các khu vực này đang có xu hướng mất giá mạnh so với Dollar Mỹ.
Ở thị trường trong nước, dòng vốn đầu tư quốc tế qua kênh ETF đã trở lại mua ròng nhẹ trong tuần vừa qua nhờ quỹ VFMVN30, kể từ đầu năm cho tới nay dòng vốn qua kênh ETF bị rút khoảng 50,4 triệu USD, chủ yếu tập trung ở 2 quỹ VanEck và FTSE Vietnam.
Tuần trước chúng tôi đã cảnh báo thị trường đang cận vùng kháng cự mạnh 800 và có thể vấp phải lực điều chỉnh. Tuy nhiên trong tuần vừa rồi vùng 750 được duy trì và cần được kiểm định trong vài phiên nữa. Chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm khi VNI càng áp sát kháng cự 800 thì mức độ rủi ro càng tăng cao (mức tăng trên 20% kể từ đáy 652) chưa thể vượt ngay được.
Trong kịch bản khả dĩ cho tuần sau khi kỳ nghỉ lễ 30/4 1/5 tới gần là thị trường đi vào vùng phân hóa ở cổ phiếu, chỉ số chỉ dao động trong biên độ hẹp trong vùng 750 –795. Qua đó tạo một vùng dao động kỹ thuật ngắn hạn trước khi xu hướng mới được hình thành.
Theo quan điểm của chúngtôi thì khả năng sau khi test lại ngưỡng 750 khi đủ, VNI sẽ break thành công ngưỡng cản 800 và tiến lên các ngưỡng cao hơn. Kịch bản xấu và ít khả năng xảy ra hơn là VNI có thể chỉnh giảm về đến mức hỗ trợ 700. Rất khó để có thể quay trở lại mức 652 và chúng tôi đánh giá mức 652 chính là đáy của VNI trong giai đoạn này.
Chiến lược đầu tư: Đối với một số khách hàng của chúng tôi chia sẻ riêng bắt đáy vùng 670 660 thì đến nay ,Tiếp tục nắm giữ và gia tăng trong các nhịp chỉnh có thể là trong phiên .Chốt lời dần các danh mục cổ phiếu trading ngắn hạn, cổ phiếu đã có tỷ suất lợi nhuận 20% trở lên duy trì trạng thái thận trọng cũng như nên có sẵn các kịch bản để ứng xử phù hợp bất kể thị trường đi theo chiều hướng nào khi tình hình dịch bệnh trên toàn cầu chưa được kiểm soát triệt để. Đối với NĐT mới, Hạn chế mua đuổi trong những phiên tăng giá và sử dụng tỷ lệ margin cao, tuân thủ chặt chẽ quy tắc cắt lỗ để bảo toàn trạng thái tài khoản. Nhà đầu tư trung hạn và dài hạn khuyến nghị tiếp tục nắm giữ danh mục và có thể tận dụng những nhịp điều chỉnh trong phiên để tích lũy thêm cổ phiếu cơ bản tốt và triển vọng tăng trưởng tích cực trong cả năm sau khi dịch bệnh qua đi.
Cơ hội đầu tư: Nhóm cổ phiếu midcap và các cổ phiếu trong nhóm ETF, các cổ phiếu được hưởng lợi từ việc giá dầu giảm, các cổ phiếu thực phẩm thiết yếu và nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ đầu tư công, chuyển đổi số… Ưu tiên các ngành có mức độ tập trung của dòng tiền cao, thanh khoản tốt như: xây dựng và vật liệu xây dựng, thực phẩm, bán lẻ, công nghệ, SX&PP điện, Dược phẩm, săm lốp…
Danh mục cổ phiếu chúng tôi ưu tiên gồm: Nhóm Công nghệ: FPT, VGI, CTR; Bán lẻ: MWG, DGW; Thực phẩm: VNM, MSN, LTG; SX&PP Điện: BTP, POW, PPC; Dược phẩm: DBD, IMP, DNM; Vật liệu xây dựng: HPG; Hưởng lợi giá dầu giảm: DRC, CSM, BMP, AAA; phân bón: DPM, BFC; Ngân hàng: VCB; BĐS khu CN: PHR, SZC.
Source: CLTT MBS.
CHÚC QUÝ VỊ GIAO DỊCH TUẦN MỚI THÀNH CÔNG!
==================================================
LÊ HÙNG
TƯ VẤN – ỦY THÁC – HỢP TÁC ĐẦU TƯ CHUYÊN NGHIỆP.
Liên hệ: 0961 498 596.
Facebook: https://www.facebook.com/cophieu86/
Tham gia nhóm phân tích cổ phiếu chuyên sâu tại đây.
==================================================